Trong võ thuật việc luyện khí công là một công đoạn vô cùng quan trọng, cần thiết mà người tập võ cần luyện tập thường xuyên để hoàn thành miếng đánh cũng như sức khỏe cho bản thân. Vậy cách luyện khí công võ thuật như thế nào? Các bạn hãy tham khảo nội dung bài viết, để có được hướng dẫn đầy đủ nhất.
Cách luyện khí công võ thuật
Để luyện khí công, yêu cầu tập cần phải thực hiện đúng từ tư thế tập, cách lấy hơi thở bằng bụng rồi bằng ngực người tập phải làm đúng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể, các có thể tham khảo và áp dụng theo để hoàn thiện kỹ năng võ thuật của mình.
Tư thế tập khí công
Trong tư thế tập khí công, các bạn có thể tập trong tư thế nằm – ngồi – đứng đều được. Nhưng tập theo tư thế nào, thì bạn cũng cần phải để đầu, cổ rồi xương sống của mình thật thẳng, việc này giúp cho khí lưu thông tốt hơn.
Tư thế nằm: bạn cần nằm trên một mặt phẳng, cứng (nhớ không nằm trên đệm và đầu thì được gối lên gối), hai tay thì để úp và xuôi xuống theo thân mình. Hai chân bạn hãy duỗi thẳng, hai gót chân hãy chạm vào nhau còn mũi bàn chân thì ngả về hai bên. Với những người có một sức khỏe quá yếu, hay bị thiếu máu hay là không ngồi lâu trong một tư thế được nên áp dụng phương pháp này.
Tứ thế ngồi: Các bạn cần ngồi trên một cái ghế, không được dựa lưng còn hai chân thì để xuôi xuống mặt sàn một cách tự nhiên nhất, nhớ ngồi ngay ngắn và tay thì buông xuôi hoặc có thể đặt lên bắp ghế. Tư thế này yêu cầu người tập phải giữ cho đầu, cổ xương cột sống đến xương hậu môn theo một đường thẳng. Ngồi là tư thế đúng, hiệu quả nhất khi luyện khí công nhé các bạn.
Tư thế đứng: Nếu các bạn đứng tập khí công, thì cần đứng cho hai chân song song và dang rộng ra khoảng cách 25cm. Các bạn nhớ vững, hai tay thì buông xuôi theo với thân người, còn hai đầu gối thì cần chùng xuống đôi chút, sức nặng sẽ dồn về hai gót chân, nhớ buông lỏng vai. Luyện khí công với tư thế đứng, được áp dụng khi bạn luyện tập nhiều động tác quan trọng.
Các bạn lưu ý, khi tập luyện dù là ở động tác nào thì cũng cần phải giữ cho thân, vai và bụng được thoải mái và thả lòng nhất. Nhớ là không được tạo áp lực lên cơ thể trong quá trình luyện tập khí công nhé.
Tập khí công thở bằng bụng
Thở bằng bụng đều có thể thực hiện được với 3 tư thế ở trên, nhưng cần phải giữ cho đầu, cổ và lưng thật thẳng. Hai tay nhớ buông xuôi, để hít thở khí tốt hơn. Các động tác tập gồm:
Nạp khí: nạp khí bằng cách từ từ hít hơi vào trong bụng với phương pháp đều – nhẹ – sâu, khi hơi đầy thì bụng sẽ phình ra.
Xả khí: ngay khi bụng phình ra thì các bạn cần từ từ thở hơi ra, theo quy trình đều – nhẹ – êm rồi thở hết ra.
Với những động tác này, các bạn cần luyện tập 3 giây 1 lần với người mới tập. Khi tập lâu và đều đặn, thường xuyên thì sẽ thực hiện 6 đến 7 giây một cách đều đặn. Các bạn nhớ thở chậm để nhịp tim sẽ đập chậm lại cũng đều hơn.
Nếu các bạn tập đúng theo hướng dẫn này thì sẽ cảm nhận được thân thể mình trở nên tráng kiệt, còn da mặt thì hồng hào và sáng lạng, có một ánh mắt sáng, tinh thần cực kỳ sảng khoái. Nếu các bạn tập sai thì nồng độ CO2 máu sẽ bị lên cao, từ đó gây ra các hiện tượng trong cơ thể như bị đau nhức ở vùng gáy với đỉnh đầu, còn tim thì đập nhanh có cảm giác hồi hộp, ăn không thể tiêu được,… nhưng tình trạng cũng chỉ kéo dài trong thời gian 1 tuần là khỏi. Vì thế, người trong cách luyện khí công võ thuật, người tập cần phải cực kỳ lưu ý.
Luyện khí công thở bằng ngực
Luyện khí công thở bằng ngực, đây là phương pháp phổ thông cũng như phổ biến nhất được áp dụng được người tập võ áp dụng khi luyện cơ bắp như là tập chân, tập tay, tập ngực và tập cổ,… Với phương pháp này, thì lúc tập chúng ta sẽ dồn không khí về ngực còn bụng thì thóp lại.
Sau khi đã hít đủ khí, thì sẽ xả khí và ngực lúc đó cần xẹp xuống, bụng sẽ phình hơi ra. Phép thở tốt nhất của luyện khí công thở ngực, là thở bằng phế nang thượng rồi ngực nở nang hơn. Để luyện tập cùng phương pháp này, người ta thường hay tập cùng với các dụng cụ khác như dây kéo, tạ, hoặc là hít đất, nhảy xổm,…
Những sai lầm dễ gặp phải khi luyện khí công
Thực tế luyện khí công là một yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong quá trình luyện tập võ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều sai lầm mà người tập có thể mắc phải, điều đó được thể hiện qua những điều sau.
Tự luyện khí công là tự hại mình
Với các tư thế khác của võ thuật, các bạn có thể tự học được thông qua sách báo, video nhưng với khí công thì không được. Nếu ai tự tập, thì đang tự hại mình mà hậu quả nhận lại vô cùng nguy hiểm.
Đối với luyện khí công, thì cần phải có người hướng dẫn một cách bài bản. Trong đấy các bài tập sẽ theo hướng dẫn, có sự theo dõi để kịp thời sửa chữa và giúp đả thông kinh mạch với những phương pháp đặc thù. Vì thế, mà nếu đã chọn luyện khí công khi luyện tập thì yêu cầu người tập cần phải có thầy, có một cơ thể chắc chắn và có một cảm nhận về sự thay đổi của cơ thể đúng đắn nhất.
Hiểm họa khôn lường khi luyện khí công không đúng cách
Nếu luyện khí công đúng cách, theo hướng dẫn của thầy thì người tập sẽ có được một sức khỏe tốt. Bù lại, nếu tập sai thì hiểm họa mà nó để lại cực kỳ khôn lường. Trong đó, những chấn thương gặp phải là yếu tố cần phải nhắc đến đầu tiên.
Nhẹ thì người tập sẽ có cảm giác bị đau các khớp và nhức mỏi, còn nặng thì bị mất cân bằng khí lực cũng như tổn hại về sức khỏe, nặng nhất là có thể bị liệt hoàn toàn. Điều này đã được công nhận, kiểm chứng từ những người luyện tập khí công sai và tự lãnh hậu quả vào bản thân.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách luyện khí công võ thuật, mà chúng tôi muốn bạn đọc nắm được. Thực tế, luyện đúng cách sẽ giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh và có lực trong cú đánh của mình với người luyện võ. Nhưng chỉ cần các bạn tập sai, thì hậu quả nhận được vô cùng khó lường. Vì thế, đã luyện tập khí công nhớ có người hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình luyện tập nhé các bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!