Cách rung giọng khi hát chuẩn không cần chỉnh

Cách rung giọng khi hát sẽ làm cho bài hát có độ âm vang hơn. Có thể nói đây là một trong những kỹ thuật khó và chỉ có những ca sĩ chuyên nghiệp mới làm được. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rung giọng khi hát qua những bí quyết mà UNICA chia sẻ dưới đây.

Thế nào là rung giọng khi hát?

Rung giọng khi hát là làm cho chữ nhả ra bị nhòe, không tròn vành, rõ chữ, ở mỗi dòng nghệ thuật ca hát truyền thống nó xuất hiện và mang màu sắc khác nhau như: Lối rung giọng chậm trong Tuồng, lối rung giọng nhẹ trong Chèo. Còn đối với Quan họ, hầu như không rung giọng để giữ được chất tự nhiên của giọng hát.

>>> Xem ngay: 9 Cách cải thiện giọng hát tuyệt đỉnh bạn đã biết chưa?

cach-rung-giong-khi-hat

Rung giọng khi hát sẽ truyền tải được tình cảm đến với người nghe

Tại sao phải rung giọng khi hát?

Để tăng phần nổi bật, đi sâu vào lòng người, bên cạnh đó rung giọng khi hát sẽ giúp bạn truyền được tình cảm đến người nghe. Thông thường, ca sĩ khi hát những câu cuối hoặc điệp khúc đều có âm điệu rung dài hoặc ngân vang. Ngoài ra, học rung giọng sẽ giúp bạn phát hiện được âm sắc. Khi rung giọng, bạn sẽ không thể tự nghe mình hát như người khác nghe, mà sẽ cảm nhận giọng của mình rung bên trong đầu. Nhưng người khác vẫn nghe giọng của bạn lan truyền trong không khí. Bạn có thể ghi âm để cảm nhận rõ hơn độ rung trong giọng của mình.

Luyện tập cách rung giọng khi hát

1. Kiểm soát được hơi

Ngân rung là một kỹ thuật thanh nhạc đòi hỏi bạn phải có một cột hơi thật tốt. Đồng thời, vị trí đặt âm thanh phải chính xác để âm phát ra không bị lệch cao độ.

Để có thể ngân rung đúng cao độ, bạn cần kiểm soát hơi của mình thật tốt. Vì đây chính là nhân tố tác động đến thanh đới. Bạn có thể luyện tập cách rung giọng khi hát bằng cách đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế. Lựa chọn một âm nào đó vừa kéo dài, vừa đẩy hơi, sao cho âm thanh lên phía trước mặt của bạn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể nắm trọn các công thức luyện thanh và cải thiện giọng hát một cách hiệu quả với khóa học hát online tại nhà cùng nghệ sĩ hàng đầu Lương Bằng Quang. Ngoài ra anh còn sở hữu khoá học viết nhạc hiện đang được rất nhiều học viên quan tâm đăng ký trên Unica.

2. Hát từ những tờ giấy

Đầu tiên, bạn hãy vẽ một đường thẳng trên tờ giấy, sau đó vẽ một đường uốn lượn lên xuống và cắt qua đường thẳng đã vẽ. Khi hát, bạn sẽ cảm thấy nốt bạn hát sẽ lên cao hơn hoặc trầm hơn nhưng nó sẽ thay đổi thay chóng.

Tiếp theo, bạn hãy thử hát một vài nốt nhạc và điều chỉnh cao độ theo đường lượn sóng đã vẽ. Đừng quá vội vàng, hãy thực hiện chậm rãi để mang lại kết cao quả cao hơn. Và hãy hát một nốt ngắn và làm cho cao độ thay đổi 3 lần (ah -ah – ah, sao cho cao độ xuống thấp hơn mỗi khi kết thúc âm ah). Khi bạn hát âm Uh, hãy hình dung nó giống như Ah -uh, Ah-uh, Ah-uh. Trong bài tập này, bạn không nên phát âm H và giữ liền hơi khi hát. Và hãy luyện tập đến khi nào bạn cảm thấy nhuần nhuyễn.

>>> Xem ngay: Tone nhạc là gì? Làm sao để xác định tone giọng hát?

cach-rung-giong-khi-hat.1

Bạn cần luyện tập chăm chỉ để đạt được kết quả như mong đợi

3. Luyện tập hát rung giọng liên tục

Khi luyện tập, cơ thể của bạn sẽ nhận ra những gì bạn định làm và sẽ tự động đẩy nốt lên cao hơn. Hãy luyện tập tự nhiên, đừng cố ép buộc giọng hát của mình, nó sẽ xuất hiện trong khoảng vào tuần đến vài tháng.

Bạn hãy phân chia thành 3 nhóm để giúp kiểm soát âm thanh được tốt hơn. Khi luyện tập, sẽ có hơi bật ra nhưng khó để bạn có thể cảm nhận được. Một lưu ý nhỏ là hàm dưới không ảnh hưởng gì nên bạn không được di chuyển nó trong khi hát. Đối với bài tập này, đòi hỏi bạn cần phải luyện tập chăm chỉ hơn để thành thục. Đây chỉ là một cách rung giọng khi hát để luyện cho tiềm thức của bạn cảm giác rung giọng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những khóa học hát trên UNICA để trang bị thêm kiến thức cũng như các kỹ năng về thanh nhạc cho mình.

Một số lưu ý khi học cách rung giọng khi hát

– Không bao giờ bỏ cuộc: Rung giọng là một kỹ thuật khó, vì vậy bạn phải mất một thời gian dài luyện tập chăm chỉ thì mới có thể sử dụng được kỹ thuật này. Đừng ép bản thân mình tập rung giọng quá nhiều lần trong một ngày mà hay luyện tập 30p mỗi ngày để thanh quản của bạn có thể thích nghi dễ dàng và không bị gây tổn thương trong quá trình học rung giọng.

– Uống 2 lít nước mỗi ngày: Trong quá trình học rung giọng, bạn sẽ thấy họng rất khô và cần nhiều nước để nôi trơn nó. Vì vậy bạn cần uống ít nhất 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tốt cho phần họng của mình.

– Hãy biết ít nhất 2 cách lấy hơi khi hát: Khi hát ở những nốt cao, bạn sẽ tốn rất nhiều hơi. Đặc biệt là đoạn ngân rung sẽ cần một lượng hơi khá lớn để có thể hát hay và truyền cảm hơn. Vì vậy hãy kiểm soát hơi để luôn đủ năng lượng cho đến khi bài hát kết thúc.

Trên đây là những cách rung giọng khi hát mà UNICA đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ học được cách rung giọng hay như ca sĩ chuyên nghiệp.

Chúc bạn thành công!

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Học hát từ xa – nhanh và giản đơn”

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Tags: Hát