4 cách làm tỏi ngâm chua ngọt trắng ngon, không bị xanh

Vậy thì bạn càng không nên bỏ qua bài chia sẻ sau đây, sẽ giúp bạn “bỏ túi” thêm nhiều bí quyết hay ho trong những cách làm tỏi ngâm chua ngọt đấy nhé!

Cách làm tỏi ngâm chua ngọt
Cách làm tỏi ngâm chua ngọt tại nhà dùng kèm với các món ăn mặn là hết ý. Ảnh: internet.

1. Cách làm tỏi ngâm giấm đường chua ngọt không bị hăng mùi hay nổi váng

1.1. Nguyên liệu

  • 300 gram tỏi tươi
  • Ớt tươi (số lượng tuỳ sở thích ăn cay của bạn)
  • 300 ml giấm gạo
  • Muối, đường
  • Hũ thủy tinh có nắp (đã tráng nước sôi khử trùng)
nguyên liệu làm tỏi ngâm
Chuẩn bị nguyên liệu chính làm tỏi ngâm chua ngọt. Ảnh: internet.

1.2. Hướng dẫn cách làm tỏi ngâm giấm đường tại nhà không bị xanh

  • Ớt sừng làm sạch, rửa nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.
  • Tỏi bóc sạch vỏ, để nguyên trái hoặc thái mỏng tùy thích.
  • Hũ thủy tinh rửa sạch, tráng qua nước sôi, để khô trước khi ngâm.
  • Cho ớt, tỏi xếp gọn nhẹ nhàng vào trong hũ.
nấu giấm đường ngâm tỏi
Các bước nấu giấm đường và ngâm tỏi ớt. Ảnh: internet.
  • Đun sôi giấm, đường, muối theo tỉ lệ 1:1 và để thật nguội.
  • Đổ nước giấm đường đã nguội vào đầy hũ cho ngập ớt tỏi.
  • Bảo quản hũ giấm tỏi ớt nơi thoáng mát chừng 2 – 3 ngày cho lên men chua là có thể dùng được.
  • Nếu ăn không hết, bạn cho vào trong tủ lạnh và sử dụng dần. Bạn có thể ăn tỏi ngâm với phở, hủ tiếu, mì quảng ,…tùy theo khẩu vị.
Tỏi ngâm giấm đường
Tỏi ngâm giấm đường chua ngọt đẹp mắt và hấp dẫn. Ảnh: internet.

2. Cách làm hành tỏi ngâm chua ngọt ăn phở cực ngon trong những ngày Tết

2.1. Nguyên liệu

  • Tỏi tươi: 200 gram
  • Hành tím: 300 gram
  • Ớt trái: 50 gram
  • Nước lọc: 1.5 lít
  • Đường trắng: 250 gram
  • Giấm trắng: 300 ml
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê
  • Nước vo gạo
  • Hũ thuỷ tinh có nắp
hành tỏi ớt
Các thành phần nguyên liệu chính cho món hành tỏi ngâm. Ảnh: internet.

2.2. Hướng dẫn cách làm hành tỏi ngâm chua ngọt nhanh cấp tốc, không bị xanh

2.2.1. Sơ chế hành tím, tỏi và ớt

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 1 đêm, vớt ra xả lại với nước sạch rồi để ráo.
  • Ớt bỏ cuống, ngâm nước muối loãng 30 phút, vớt ra rửa sạch, để ráo.
  • Hành tím ngâm vào nước vo gạo vài giờ cho sạch và bớt vị hăng.
  • Tiếp theo, cắt rễ và bóc sạch vỏ hành tím, cho ngay vào thau nước lạnh để ngâm.
  • Sau đó, rửa lại hành tím thật sạch và vớt ra rổ, để ráo nước.
sơ chế hành tỏi
Các bước sơ chế hành – tỏi – ớt trước khi ngâm. Ảnh: internet.

2.2.2. Cách ngâm hành tỏi với giấm đường chua ngọt giòn ngon

  • Đun 300 ml giấm ăn, 250 gram đường và 1/2 muỗng cà phê muối cho sôi rồi tắt bếp, để nguội hoàn toàn.
  • Hũ thuỷ tinh rửa sạch, tráng qua nước sôi, lau khô ráo rồi cho hành tím, tỏi, ớt vào.
  • Đổ nước giấm đường nguội vào cho ngập hết nguyên liệu bên trong.

Mẹo: Nên dùng vỉ tre hay vật nặng chèn lại phía trên cho nguyên liệu chìm trong nước giấm, tránh trình trạng bị hư và nổi váng. Ngoài ra, để ngâm tỏi không bị xanh , nên tráng hũ ngâm với nước sôi, phơi nắng cho ráo hoàn toàn.

  • Đậy kín nắp lọ, ngâm hành tỏi muối chua ngọt cỡ 4 ngày là có thể dùng được.
Hành tỏi ngâm chua ngọt
Hành tỏi ngâm chua ngọt đã hoàn thành rồi nhé. Ảnh: internet.

3. Cách làm măng ngâm tỏi ớt chua ngọt giòn ngon và để được lâu

3.1. Nguyên liệu

  • Măng tươi: 1 kilôgram
  • Tỏi tươi: 100 gram
  • Ớt tươi: 100 gram
  • Giấm ăn: 1 chén
  • Nước vo gạo
  • Muối/ đường
măng tỏi ớt
Nguyên liệu dùng làm măng ngâm tỏi ớt. Ảnh: internet.

3.2. Cách ngâm măng tỏi ớt chua ngọt trắng giòn

3.2.1. Sơ chế măng tươi, tỏi, ớt

  • Măng tươi bóc bỏ lớp bẹ già, rửa sạch với nước.
  • Sau đó, dùng dao cắt măng thành từng miếng mỏng theo chiều dọc củ măng, rửa sạch lại 1 lần nữa.
  • Ngâm măng với hỗn hợp nước muối, nước vo gạo qua đêm, vớt ra để ráo.
  • Tiếp theo, cho măng đã ráo vào thau, ngâm với 1 chén giấm ăn và 1 lít nước khoảng 30 phút.
  • Sau khi ngâm xong, măng trắng giòn hơn thì vớt ra để ráo.
  • Tỏi bóc vỏ, cắt lát mỏng. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, cắt nhỏ.
sơ chế măng tỏi ớt
Các bước sơ chế và làm sạch măng cùng tỏi ớt. Ảnh: internet.

3.2.2. Cách nấu hỗn hợp nước ngâm làm măng tỏi ớt chua ngọt

  • Bắc nồi lên bếp, đun 1 lít nước lọc, 2 muỗng canh muối, 2.5 muỗng canh đường đến khi nước sôi thì tắt bếp, để thật nguội.
  • Đổ nước ngâm đã nguội vào hũ đựng rồi cho toàn bộ măng, tỏi, ớt đã sơ chế vào.
  • Nhấn nhẹ cho các nguyên liệu được ngập xuống, đậy kín nắp hũ lại.
  • Bảo quản hũ măng ngâm tỏi ở nơi thoáng mát tầm 5 – 7 ngày cho măng, tỏi lên men đạt đủ độ chưa là được.
Măng ngâm tỏi chua ngọt
Măng chua ngâm tỏi ớt trắng, giòn, chua chua cay cay với vị tỏi thơm đặc trưng. Ảnh: internet.

4. Cách làm dưa tỏi ngâm giấm chua ngon giòn ngọt ai cũng thích

4.1. Nguyên liệu

  • Dưa leo baby: 500 gram
  • Đường: 300 gram
  • Dấm: 300 ml
  • Muối: 1 muỗng cà phê
  • Tỏi tươi: 3 tép
  • Vài trái ớt, mấy lát gừng tươi
  • Dụng cụ: tô, bếp, hũ thủy tinh sạch,…
nguyên liệu làm dưa tỏi ngâm giấm
Các nguyên liệu làm dưa tỏi ngâm giấm. Ảnh: internet.

4.2. Cách làm dưa tỏi ngâm giấm chua ngọt giòn ngon

  • Dưa leo rửa sạch, ngâm nước muối loãng 30 phút, vớt ra để thật khô ráo.
  • Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ, thái lát mỏng.
  • Tỏi bóc vỏ, cắt đôi. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, để nguyên trái.
  • Nấu nước dấm đường: đun sôi 300ml giấm, 300 gram đường, 1 muỗng cà phê muối cho tan hoàn toàn.
  • Tắt bếp, để nước dấm đường nguội hẳn hoàn toàn.
làm dưa leo ngâm tỏi
Các bước làm dưa leo ngâm tỏi đơn giản. Ảnh: internet.
  • Xếp dưa leo đã khô ráo vào hũ thủy tinh sạch, thêm gừng, tỏi, ớt vào cùng.
  • Tiếp theo, đổ nước dấm đường đã nguội vào sao cho ngập hết nguyên liệu rồi đóng chặt nắp.
  • Bảo quản hũ dưa leo ngâm tỏi ở nơi thoáng mát tầm 3 ngày là có thể dùng được.
dưa tỏi ngâm chua ngọt
Món dưa tỏi ngâm chua ngọt đã hoàn thành xuất sắc rồi nhé cả nhà. Ảnh: internet.

5. Món tỏi ngâm chua ngọt có lợi ích gì cho sức khoẻ?

Theo các nghiên cứu khoa học, nếu mỗi ngày bạn dùng tỏi ngâm giấm chua ngọt trước bữa ăn (nhất là trong bữa sáng) thì có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, chướng bụng. Bởi do trong tỏi chứa nhiều hàm lượng axit nên không tốt nếu như ăn lúc bụng đói. Vậy công dụng tốt nhất của tỏi đối với sức khoẻ là gì?

5.1. Ăn tỏi ngâm giấm có tốt không và những công dụng của tỏi đối với sức khỏe

Tỏi là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Theo Đông y, tỏi là loại thảo dược có vị cay, tính ấm với các công dụng điển hình như:

  • Tăng sức đề kháng
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Tốt cho người mắc bệnh khớp
  • Chống lão hóa
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp
  • Phòng các bệnh về hô hấp
  • Cân bằng pH và làm đẹp da

5.2. Tỏi ngâm giấm không hợp cho những ai?

Để món tỏi ngâm giấm chua ngọt phát huy tối đa tác dụng tốt nhất, bạn nên sử dụng khi ăn kèm với bữa ăn hoặc dùng tỏi sau bữa ăn, khi cơ thể đã nạp đủ năng lượng. Những người mắc bệnh về mắt, đại tràng, dạ dày không nên sử dụng tỏi ngâm giấm chua ngọt vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

tac-dung-toi-ngam-giam.jpg

Tỏi ngâm chua ngọt có lợi cho sức khoẻ nếu biết dùng đúng cách. Ảnh: internet.

Với những cách làm tỏi ngâm chua ngọt tại nhà như trên, bạn nên để ở nhiệt độ phòng và sử dụng trong vòng một tuần là ổn nhất. Nếu cho tỏi ngâm vào bảo quản trong tủ lạnh thì sẽ dùng được lâu hơn. Lưu ý khi ăn tỏi ngâm chua ngọt trong hũ, bạn nên dùng muỗng sạch lấy một lượng đủ dùng ra chén rồi đậy kín nắp lại. Trường hợp nếu bạn ăn không hết số tỏi ngâm đã lấy ra, bạn cũng không nên cho tỏi dư vào lại lọ ngâm tránh làm hỏng cả lọ.

Bích Tuyền