Nếu bạn đang sở hữu một bé hamster dễ thương, thì bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn cách tự làm chuồng nuôi hamster bằng mica đơn giản. Tiết kiệm được nhiều chi phí khi phải tự mua chuồng ở các cửa hàng thú cưng, trong khi vật liệu mica dễ tìm, giá thành rẻ lại khá thân thiện với hamster. Cụ thể cách làm như thế nào mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tìm hiểu sơ nét về chất liệu mica
Tấm mica đài loan được biết đến như một loại chất liệu acrylic, tấm mica trong suốt thường được so sánh với thủy tinh (kính ). Nó có tỉ trọng chỉ bằng ½ so với thủy tinh, và cho khoảng 98% ánh sáng xuyên qua nó (đối với mica có độ dày 3mm). Nó bị đốt cháy ở 460 ° C (860 ° F).
Tấm mica mềm hơn và dễ bị trầy xước hơn so với kính, nên các nhà sản xuất phải phủ thêm một lớp chống xước vào tấm PMMA . Tuy nó dễ bị trầy xước nhưng nó thường không vỡ ra như thuỷ tinh. Thay vào đó, nó bị nứt thành nhiều miếng lớn khi bị va đập lực mạnh. Mặc dù được coi là bền hơn so với thủy tinh, nó không thể chịu được áp lực mạnh lên bề mặt của nó – vì vậy nó sẽ bị một chút va chạm (trầy xướt).
Tại sao nên làm chuồng nuôi hamster bằng mica?
Việc khuyến khích mọi người làm chuồng bằng mica vì các nguyên nhân sau:
- Chất liệu mica đảm bảo được độ cứng cáp, chắc chắn. Dù trải qua vài cú đập nó vẫn bình thường.
- Không những có độ cứng mà còn thêm độ dẻo nhất định. Khi bạn bắt tay vào làm có thể dùng kéo, dao để cắt tỉa mica một cách dễ dàng.
- Về độ trong suất của mica tuy không cao so với thủy tính, nhưng bạn có thể quan sát được mọi hoạt động của hamster, ngoài ra còn cung cấp đầy đủ ánh sáng.
- Khi làm chuồng thì mica có thể dán lại với nhau bằng keo dán sắt 502 dễ dàng mà vẫn đảm bảo độ vững vàng, chắc chắn thời gian dài.
- Ưu thế đó là giá thành của mica rất rẻ.
Cách làm chuồng nuôi hamster bằng mica
Sau khi tìm hiểu sơ về mica cũng như giải đáp được thắc mắc tiếp theo Petcare24h sẽ chia sẻ đến bạn cách thức để làm chuồng nuôi hamster bằng mica.
Bạn cần chuẩn bị những vật dụng như sau:
- Một tấm mica cỡ lớn để làm đáy chuồng với kích thước là 60x30cm.
- 7 tấm mica dùng làm vách chuồng có kích thước là 30×20.
- Một chai keo dán sắt 502.
- Một cây kéo, cưa.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thì ta tiến hành các bước như sau:
- Lấy tấm mica nhỏ gắn cố định vào bên mép của tấm mica lớn bằng chai keo dán sắt.
- Tiếp theo, cũng dùng mica nhỏ dán ở mép đáy ngang bên cạnh tạo thành một góc vuông.
- Làm tiếp như vậy với tấm mica ở mép bên cạnh.
- Lúc này đã hình thành chữ U. Cứ làm như thế với 3 tấm mica nhỏ tiếp theo.
- Có thể thấy được chuồng hình chữ nhật đã được hình thành. Cần thêm một tấm mica ở giữa để phân chia thành 2 không gian riêng, dễ cho việc trang trí phòng cho hamster.
- Bạn sử dụng kéo, hay cưa để tạo một lỗ nhỏ đủ cho hamster chui qua vào tấm mica dán cuối cùng, dán tấm đó vào giữa không gian chuồng làm vách ngăn.
Như vậy, chuồng nuôi hamster bằng mica cơ bản đã hoàn thành.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Làm Chuồng Cho Chuột Hamster Đơn Giản Tại Nhà
Hướng dẫn bố trí trong chuồng nuôi hamster
Về cách bố trí trong chuồng hamster những thứ cần thiết và nâng cao tính thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo qua những chia sẻ sau:
- Đồ lót chuồng: Bạn có thể sử dụng mùn cưa, tre xay nhuyễn để lót một lớp trên đáy chuồng. Vật liệu giúp giữ được độ ẩm, có thể loại bỏ một số chất như nước tiểu, phân,…
- Chén ăn: Bạn nên chuẩn bị riêng cho bé hamster chén thức ăn, tránh việc bé lỡ ăn trúng đồ lót chuồng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
- Bình nước thông minh: Hiện nay, ở các tiệm thú cưng đã bán bình nước thông minh, giúp bạn tiết kiệm được công sức thay nước mỗi ngày. Bạn chỉ cần đổ đầy bình và treo dọc xuống, khi hamster uống thì nước mới chảy ra, rất dễ dàng và thuận tiện.
- Đồ chơi giải trí: Đa số các loài hamster rất ham vui, tăng động, để tránh bé bị nhàm chán bạn nên trang bị những đồ chơi cần thiết nhé. Chẳng hạn như thang treo, bánh xe, đồ mài răng,…Còn tạo thêm cơ hội cho bé hamster tập thể dục mỗi ngày. Ngoài ra với quả bóng chạy làm bằng nhựa plastic hoặc nhựa dẻo đàn hồi, bé hamster có thể chạy quanh nhà cả ngày mà không sợ bé chạy đi mất.
- Đồ mài răng: Khi lớn thì răng các bé hamster dài ra, điều này có thể khiến bé gặm và cắn mọi thứ trong lồng. Bạn cần chuẩn bị một viên mài răng để bé gặm giúp không ngứa răng và không cắn đồ vật khác.
- Bồn tắm rửa: Bạn không nên tắm cho hamster bằng nước, nhất là vào mùa đông lạnh giá, sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh hoặc sốc nhiệt và dẫn đến tử vong. Vì thế cát tắm là một sự lựa chọn cần thiết giúp các chú hamster sạch sẽ cùng với bộ lông mượt mà.
Kết luận
Như vậy, Petcare24h đã chia sẻ đến bạn cách làm chuồng nuôi hamster bằng mica dễ dàng tại nhà vừa tiết kiệm chi phí, vừa thân thiện với hamster. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi hamster của mình.
Để biết thêm các thông tin về cách nuôi hamster hay giống loài hamster khác, bạn có thể đón đọc các bài viết tiếp theo trên trang Petcare24h.com nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!