Trong ý học chắc chắn chúng ta đã rất quen thuộc đối với chỉ tự tiêu có thể được sử dụng để khâu vết thương hoặc vết mổ phẫu thuật. Một số vết thương hoặc vết mổ được khâu lại bằng việc dùng các mũi khâu tự tiêu ở bên dưới bề mặt, một số trường hợp khác có thể không dùng được chỉ tự tiêu. Tỷ lệ khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu để lại sẹo cao hơn khâu bằng chỉ thường nên chúng thường được sử dụng khâu trong. Các mũi khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ tự biến mất vào một khoảng thời gian nhất định. Vậy để biết thêm về Chỉ tự tiêu là gì? Cách vệ sinh khi vết thương khâu chỉ tự tiêu như thế nào cho đúng? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin cần thiết nhất về nội dung này.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Chỉ tự tiêu là gì?
Trong y khoa, chỉ khâu có vai trò đóng kín miệng vết thương rách to hoặc vết mổ phẫu thuật. Chúng được phân loại dựa trên cấu trúc sợi chỉ, thành phần và vật liệu. Trong đó, phổ biến nhất là chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu.
Chỉ tự tiêu là loại chỉ sẽ được các Enzyme trong tổ chức mô của cơ thể phân giải một cách tự nhiên sau một khoảng thời gian nhất định, khi vết thương đã tương đối ổn định. Người bệnh không cần phải hẹn ngày cắt chỉ. Đây là ưu điểm khiến chỉ khâu tự tiêu được chọn lựa sử dụng khá rộng rãi, trái ngược với chỉ không tiêu.
Tên gọi chỉ tự tiêu và chỉ rút (chỉ thường) đã chỉ rõ đặc điểm của mỗi loại. Bạn có thể hiểu đơn giản là chỉ khâu tự tiêu sẽ tiêu biến trong một thời gian ngắn sau khi vết thương đã se lại, còn chỉ thường không thể tự biến mất mà cần phẫu thuật để cắt chỉ.
Chỉ tự tiêu là loại chỉ khâu được sản xuất bằng các vật liệu đặc biệt như Protein có nguồn gốc từ động vật hoặc Polymer tổng hợp mà các men sinh lý trong cơ thể có thể phá vỡ chúng và hấp thụ. Cụ thể như:
+ Simple Catgut: Đây là vật liệu hoàn toàn từ tự nhiên, điều chế từ các chất Collagen trong ruột và huyết thanh của động vật. Chỉ thường được sử dụng để sửa chữa các vết thương, vết rách nằm sâu bên trong mô mềm, nhất là các loại phẫu thuật trong phụ khoa. Lưu ý loại chỉ này không được sử dụng khi phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
+ Polydioxanone (PDS): Đây là chỉ tự tiêu đơn sợi nhưng có vật liệu tổng hợp, dùng trong các dạng vết thương mô mềm như đóng từng tầng của thành bụng. Khác với chỉ Simple Catgut, chỉ khâu này có thể dùng trong phẫu thuật tim ở bệnh nhi.
+ Poliglecaprone (MONOCRYL): Tương tự như chỉ khâu Polydioxanone. Tuy nhiên, vết thương dùng loại chỉ này thường là vết thương bị rách, vết mổ ngoài da, không dùng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
+ Polyglactin (Vicryl): Đây là chỉ khâu tổng hợp, dùng để khép miệng các vết rách ở tay hoặc trên mặt, không dùng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
Chỉ tự tiêu thường có màu tím, xanh dương, đen hoặc sọc kẻ để dễ dàng phân biệt với da thịt, các mô mềm xung quanh, giúp cho việc khâu vết thương dễ dàng, tránh tình trạng cắt nhầm chỉ hoặc không buộc được chỉ khâu. Hầu hết các loại chỉ khâu sẽ được nhuộm thêm một màu tối để đồng đều màu chỉ, ít khi để màu chỉ khâu tự nhiên, thường gặp nhất là chỉ khâu Polyglactin có màu tím. Tuy nhiên, có một số trường hợp bác sĩ sử dụng chỉ khâu tự tiêu màu trong hoặc màu trắng (chỉ Poliglecaprone và Polyglactin) giúp đạt được thẩm mỹ tốt nhất nếu là vết thương ngoài da.
Chỉ tự tiêu Tiếng Anh là ” Only self-consumption”
2. Cách vệ sinh khi vết thương khâu chỉ tự tiêu:
Đúng như tên gọi, chỉ khâu tự tiêu có thể biến mất một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp của bác sĩ sau khi vết thương lành lại. Điều cần làm là theo dõi và chăm sóc vết thương theo các hướng dẫn của bác sĩ, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khi nhiễm trùng vết thương.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cơ thể từ chối hấp thụ, có thể gây ra viêm nhiễm. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì chỉ khâu tự tiêu không gây nguy hiểm với cơ thể và vẫn có thể cắt được giống chỉ khâu bình thường.
Quá trình tự tiêu hủy chỉ tự tiêu kéo dài khoảng 8 – 10 tuần. Nó sẽ giữ các mô cơ thể liên kết với nhau để chữa lành vết thương, sau đó tự tan ra mà không để lại dấu vết lạ trên mô tế bào. Tùy thuộc vào cơ địa, vết thương và chất liệu sẽ quyết định chỉ tự tiêu trong bao lâu, cụ thể chỉ phẫu thuật Polyglactin và Polydioxanone sẽ tiêu trong khoảng thời gian 90 ngày. Chỉ Polyglecaprone tiêu trong 20 ngày và chỉ Simple Catgut trong 70 ngày.
Chỉ tự tiêu sẽ tiêu một nửa từ 7-14 ngày, giữ lại khoảng 20-30%, phân hủy mạnh trong trong hai tuần tiếp theo và được hấp thu hoàn toàn vào cơ thể trong khoảng 100 ngày. Nếu sau 100 ngày mà chỉ vẫn không tiêu hết, bạn nên chủ động đến các trung tâm y tế để được thăm khám và cắt chỉ đúng cách.
Khi mới dùng chỉ khâu tự tiêu, bạn có thể xảy ra một số dấu hiệu phản ứng nhưng đó chỉ là nhất thời. Sau quá trình tái hấp thu thì chỉ còn các mô liên kết hoàn toàn bình thường.
Bạn cần phải làm theo hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ sau khi vết thương đã được khâu bằng chỉ khâu tự tiêu. Tránh tiếp xúc nước quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm là điều không thể. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân có thể bắt đầu tắm rửa và vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng sau 24 giờ đóng vết thương. Bạn cần tuân thủ các cách chăm sóc vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu như sau:
+ Thay băng đúng cách giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc có thể ra cơ sở y tế để rửa vết thương và thay băng hàng ngày, đúng cách.
+ Vệ sinh, tắm rửa đúng theo hướng dẫn của bác sĩ đảm bảo sự an toàn cho vết thương.
+ Vỗ nhẹ vào vùng vết thương cho mau khô sau khi tắm, nhẹ nhàng lau nhẹ qua vết thương bằng giấy hoặc khăn sạch.
+ Cố gắng giữ cho khu vực vết thương luôn được sạch sẽ, khô ráo, giúp vết thương nhanh lành nhanh khỏi.
+ Không tự ý dùng băng, gạc không rõ nguồn gốc để che đắp lên vết thương mà không có chỉ định của bác sĩ.
+ Tránh dùng xà phòng trực tiếp lên vết thương. Trong giai đoạn này không dùng xà phòng càng tốt, không bị ảnh hưởng ít nhiều đến vết thương.
+ Không tắm bồn, ngâm mình trong nước hoặc bơi lội cho đến khi vết thương lành hẳn.
+ Tránh các hoạt động mạnh có thể làm căng giãn, co kéo vết thương gây chảy máu vết thương và lâu lành lại.
+ Mặc quần áo vừa vặn thoải mái, thoáng mát quanh khu vực vết thương.
+ Bàn ta phải được rửa và sát khuẩn kỹ lưỡng trước khi chạm vào vết thương hoặc khi thay băng.
+ Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng như vùng da xung quanh vết thương sưng đỏ, nóng ẩm. Vết thương có mủ, sốt, máu thấm nhiều qua bông băng, cảm giác đau nặng hơn ở khu vực vết thương thì cần nhanh chóng đến trung tâm y tế uy tín để được khử trùng và khâu lại vết thương.
Tóm lại, chỉ tự tiêu là loại chỉ làm từ các loại vật liệu mà cơ thể có thể tự phá vỡ và hấp thụ hoàn toàn, không cần phải cắt. Tuy vậy, dù dùng loại chỉ nào, mọi người vẫn cần phải làm theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi khâu. Qua bài viết trên, bạn đã biết cách vệ sinh vết thương khâu bằng chỉ khâu tự tiên. Hãy lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện mổ và khâu an toàn. Nếu là nhổ răng khôn hay phẫu thuật liên quan đến răng miệng hãy lựa chọn nha khoa uy tín nhé.
3. Khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu được sử dụng khi nào?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!