Quy trình làm Phôi Nấm chất lượng – Nấm Xanh

Để Nấm Xanh có được những thành phẩm như nấm tươi, nấm khô, bột nấm hay chà bông nấm chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng và đối tác thì đó là cả một hành trình nuôi trồng.

Mọi công đoạn trong quá trình nuôi trồng và nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng phải đảm bảo các tiêu chuẩn tối ưu.

Trước khi nuôi trồng, vật liệu quan trọng nhất đó là phôi nấm. Nếu nhập phôi nấm thì phải có quy trình chọn phôi nấm chất lượng, còn nếu phôi nấm tự làm thì cũng phải đảm bảo các yếu tố chuẩn, cần và đủ để ra phôi cơ chất tốt nhất.

Làm phôi nấm chất lượng sẽ tạo môi trường tốt nhất cho nấm sinh trưởng

Phôi nấm là gì?

quy trình làm phôi nấm

Bạn hãy hình dung phôi nấm là môi trường sống cung cấp dinh dưỡng cho meo nấm phát triển và chạy tơ khắp phôi nấm trước khi hình thành nấm ra ngoài. Nó như mặt đất, dinh dưỡng trong đất và phân bón của cây vậy đó.

Tơ nấm bạn tạm hiểu nó giống như rễ cây, cây cần phát triển rễ trước thì nấm cũng cần phát triển tơ trước. Quá trình này chúng ăn dinh dưỡng trong phôi để phát triển và sinh trưởng trong 1 khoảng thời gian kéo dài tầm 75 ngày.

Cục phôi từ màu nâu của đất sẽ dần chuyển sang màu trắng dần, đó là dấu hiệu các chỗ tơ nấm màu trắng đã ăn tới. Khi tơ ăn hết phôi, cục phôi sẽ là một màu trắng tinh, khi này chúng ta dần ra nấm, nhưng phụ thuộc vào thời điểm ta mở nắp hoặc chỗ thoáng.

Phôi nấm thường chủ yếu được sử dụng nguyên liệu bên trong là mùn cưa gỗ cao su, sâu trong lòng phôi sẽ được cấy meo nấm (meo giống) bằng chất lỏng hoặc khoai mì như các loại như Nấm Linh Chi, Nấm Bào Ngư, Nấm Hương,…

Tầm quan trọng của phôi nấm?

Đất đủ tốt thì cây sẽ có cơ hội phát triển tốt, phôi nấm chất lượng thì nấm sẽ có cơ hội sinh trưởng mạnh. Đó là sự hiển nhiên…

Quy trình làm phôi nấm

Quy trình làm nên một phôi nấm đạt tiêu chuẩn phải trải qua nhiều bước như:

  • Quá trình xử lý nguyên liệu (cơ chất).
  • Đảo và điều chỉnh độ ẩm.
  • Phối trộn nguyên liệu theo tỉ lệ thích hợp để đóng bịch.
  • Đóng nguyên liệu vô bịch khoảng 1.1 – 1.2kg/bịch phôi.
  • Hấp khử trùng phôi nấm bằng hơi nước trong vòng ~10 tiếng.
  • Cấy meo giống vào phôi nấm.
  • Nhét tơ vào cổ phôi và đóng nắp ủ.

Sau khi cấy meo nấm xong, phôi nấm sẽ ở lò ủ khoảng 30 ngày rồi mới bắt đầu chuyển vào nhà trại nuôi nấm để bắt đầu quá trình chăm sóc tiếp 40-45 ngày cho tơ nấm đủ mạnh mẽ trước khi các quá trình phía sau cho tơ nấm phát triển thành nấm ra ngoài cổ phôi.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn phôi nấm tốt giúp người mới vô nghề đỡ mất trăm triệu

Quá trình chăm sóc phôi nấm

Khi đã vào nhà trại tiếp 40-45 ngày sau đó thì cũng là lúc bắt đầu quá trình chăm sóc như tươi tiêu, đóng nắp, quan sát nhiệt độ, độ ẩm…

Trong quá trình chăm sóc, mỗi ngày nhân viên của Nấm Xanh sẽ luôn giám sát và loại bỏ những phôi nấm kém và có dấu hiệu bệnh như mốc xanh… nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ phôi nấm trong một nhà trại.

Mỗi nhà trại của Nấm Xanh tùy quy mô mà chứa từ 10.000 đến hơn 30.000 phôi, nên luôn phải giám sát chặt chẽ việc phôi nấm có dấu hiệu suy yếu.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng Nấm Bào Ngư