Khi xem phim truyền hình Hàn Quốc bạn có tò mò về cách làm món bánh gạo cay không? Nếu như bạn cũng muốn tìm hiểu công thức làm bánh gạo Hàn Quốc thì đừng bỏ lỡ bài viết này. Dưới đây Vaobep365 sẽ chia sẻ đến bạn cách làm bánh gạo Hàn Quốc dẻo mềm và chuẩn vị nhất!
Nguồn gốc của món bánh gạo Hàn Quốc
Bánh gạo Hàn Quốc còn có tên gọi là Tokbokki – món ăn nổi tiếng và phổ biến của người Hàn. Nếu xem phim bạn sẽ thấy bánh gạo cay được bán ở hầu hết các chợ hoặc ngoài đường phố. Người Hàn rất thích ăn bánh gạo vào mùa đông. Và đây cũng là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc vào những dịp đặc biệt như Tết.
Món bánh gạo này ít ai biết rằng nó có xuất thân từ “hoàng gia”. Tiền thân của bánh gạo cay chính là món Teok jjim – món bánh dày thái mỏng và ăn cùng thịt lợn. Tuy nhiên qua thời gian và sự cải biến thì ngày nay nó đã trở thành món tokbokki và ăn cùng các loại topping như chả cá, xúc xích, phô mai, trứng…
Và bây giờ thì món ăn này cũng ngày càng trở nên phố biến và du nhập sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam. Nếu như bán cũng là fan của phim Hàn thì hãy cùng vào bếp làm ngay món bánh gạo Hàn Quốc nhé!
Nguyên liệu bánh gạo Hàn Quốc
- 125g bột nếp
- 75g bột gạo tẻ
- 50g bột năng
- Dầu ăn
- Một chút muối
- 50g hành tây
- 40g chả cá
- 200ml nước
- Hành lá
- Hành baro
- 15g đường nâu
- 40g tương ớt Hàn Quốc
- 5ml nước tương
- 5g bột ớt Hàn Quốc
- 1 thìa cafe tỏi băm
- Trứng, xúc xích, mè,…
>>Xem thêm: Nguyên liệu làm kẹo Nougat hấp dẫn, đơn giản
Hướng dẫn cách làm bánh gạo Hàn Quốc
Bước 1: Làm bánh gạo
- Bạn cho bột gạo, bột nếp, bột năng vào một tô to và trộn đều.
- Đổ từ từ nước vào và trộn đều đến khi được khối bột mịn và dẻo
- Nhào bột thành những dải bột dài, to đều nhau,
- Lấy dao cắt bột thành những khúc dài khoảng một ngón tay là được. Cho bột nghỉ khoảng 30 phút.
- Đun nước sôi và thả một chút dầu ăn vào rồi thả bánh gạo vào luộc tầm 5 – 7 phút là được.
- Bánh chín thì vớt bánh ra và thả vào một chậu nước lạnh đợi bánh nguội thì vớt ra.
Bước 2: Xào bánh gạo Hàn Quốc
- Sơ chế các nguyên liệu như hành tây thái múi cau, chả cá cắt thành miếng, thái nhỏ hành lá và hành boaro.
- Bắc chảo lên bếp thêm một chút đường, tương ót, nước tương, ớt bột, tỏi băm và một chút nước vào khuấy đều.
- Khi nước sôi thì bỏ hành, chả cá, thêm xúc xích vào đun sôi thêm. Sau đó bỏ bánh gạo vào xào đều cho thấm gia vị
- Đun đến khi phần nước sốt sệt lại, bánh gạo có màu đỏ tươi do thấm gia vị là được.
Bước 3: Hoàn thành và trang trí
- Bánh gạo chín bạn có thể ăn luôn tại chảo hoặc bỏ ra đĩa
- Có thể ăn cùng cả mì gói, cho thêm trứng luộc và vừng rang lên trên để món ăn thêm đẹp mắt và ngon hơn.
Cách làm chi tiết cách làm bánh gạo Hàn Quốc
Bước 1: Làm bánh gạo
Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể mua bánh gạo Hàn Quốc làm sẵn được đóng gói tại siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên bánh gạo tự làm sẽ dẻo, thơm và đảm bảo an toàn hơn khi mua.
Để làm bánh gạo đầu tiên bạn trộn bột gạo, bột nếp và bột năng và một chút muối vào một tô lớn. Sau đó bạn đổ từ từ nước ấm vào tô bột, vừa đổ vừa khuấy để bột không bị vón cục lại. Đến khi bột thành một khối thống nhất, không còn bột khô thì bạn bỏ khối bột ra mặt phẳng bếp và nhào bột.
Bạn nhào bột đến khi cảm thấy khối bột đã mịn và dẻo không còn bột khô thì dừng lại. Bọc bột vào một túi nilon và để bột nghỉ 30 phút. Để bột không bị khô bạn thoa một lớp dầu mỏng lên túi nilon rồi mới bọc lại.
Sau 30 phút bạn đem khối bộ ra và lăn thành các dây dài hay những viên tròn tùy sở thích. Hoặc bạn có thể lăn bột thành 4 sợi dài và cắt thành những miếng bánh gạo dài gần bằng 1 ngón tay. Khi vê bột bạn nên xoa một chút dầu ăn lên tay để bột không dính tay và không bị khô.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm thành món bánh gạo Hàn Quốc nhân phô mai bằng cách nhồi thêm một chút phô mai vào bên trong bột rồi cẩn thận bọc đều bột lại.
Bước 2: Luộc bánh gạo Hàn Quốc
Sau khi đã có được những viên bánh gạo Hàn Quốc, bạn bắc một nồi nước và cho thêm một chút dầu ăn vào và đun sôi. Bỏ dầu ăn vào thì khi luộc bánh gạo sẽ không bị dính vào nhau hay dính vào nồi.
Bạn luộc bánh gạo trong khoảng 5 phút rồi vớt ra một tô nước lạnh để bánh có được độ dai và không bị mềm nhũn. Sau khi bánh nguội hằn thì bạn vớt ra rổ để ráo nước.
Nếu chưa sử dụng ngay thì sau khi bánh ráo nước bạn có thể bỏ bánh gạo vào túi nilon và bảo quản trong tủ lạnh. Để trong tủ lạnh lâu có thể khi lấy ra bánh sẽ bị dính vào nhau nhưng bạn yên tâm chỉ cần đun sôi lên là bánh sẽ tự tách ra.
Ngoài nguyên liệu là bột gạo, bột nếp và bột năng thì bạn cũng có thể sử dụng chỉ 2 loại bột là bột gạo và bột nếp. Tuy nhiên thành quả sẽ không có màu sắc đẹp và độ dai như khi bạn làm bằng bột năng nhưng vẫn có thể ăn được.
Bước 2: Xào bánh gạo Hàn Quốc
Xào bánh gạo cay thì có thể gọi với tên gọi là tokbokki theo cách gọi của người Hàn. Món bánh gạo cay sẽ được làm theo khẩu vị và công thức của người Hàn.
Đầu tiên bạn pha nước sốt bằng cách sơ chế các nguyên liệu như hành tây thái sợi hoặc thái thành miếng cau nhỏ. Chả cá cắt thành những lát vừa ăn. Xúc xích thái miếng nhỏ hoặc thái lát. Hành lá và hành boaro thái nhỏ. Trứng luộc hai quả và cắt đôi ra. Có thể bỏ thêm phô mai vào để tăng vị béo cho món ăn.
Sau đó bạn bắc chảo lên bếp và pha nước sốt. Công thức pha nước sốt sẽ gồm một chút tương ớt, bột ớt Hàn Quốc, nước tương, tỏi băm, 2 thìa đường và một chút nước. Bạn đun sôi nước sốt lên và thả bánh gạo, chả cá, hành, xúc xích vào đun sối thêm 5 phút. Lúc này bạn có thể cho thêm phô mai sợi mozzarella vào. Đến khi phần nước sệt lại thì tắt bếp.
Nếu ăn được rau mùi thì bạn có thể thái rau mùi và dải lên trên.
Bước 3: Hoàn thành và trang trí
Khi bánh gạo chín bạn có thể bắc chảo ra và cho trứng luộc cắt đôi vào và rắc thêm chút vừng lên trên để món ăn được hoàn thiện hơn.
Ăn bánh gạo Hàn Quốc thì nên ăn nóng và ăn vào những ngày thời tiết lạnh thì sẽ ngon hơn.
Thành quả của bạn sẽ là một chảo bánh gạo Hàn Quốc có màu sắc hấp dẫn do phần bánh gạo đã được ngấm sốt cay. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị dẻo dai của bánh gạo hòa quyện cùng phần nước sốt cay cay. Các loại topping ăn kèm sẽ khiến món ăn trở nên đặc biệt hơn.
>>Gợi ý: Set nguyên liệu chè bưởi An Giang chuẩn vị, dễ làm
Một số lưu ý khi làm bánh gạo Hàn Quốc tại nhà
- Nước để nhào bột bánh gạo Hàn Quốc phải là nước sôi. Nếu như dùng nước nguội bột sẽ bị nhão và không tạo thành một phối bột được. Khi đặt bột lên bàn sẽ không đứng được để nhạo.
- Chú ý lượng nước dùng để nhạo bột sẽ tùy vào loại bột. Do đó nên đổ từ từ nước vào để căn chỉnh cho hợp lý. Tránh trường hợp cho nhiều nước bột sẽ bị loãng và không nặn được thành hình.
- Tỉ lệ của bột sẽ là 70% bột gạo tẻ và 20% bột gạo nếp và 10% bột năng. Nếu nhiều bột gạo tẻ thì bánh sẽ dai và giòn hơn. Ngược lại nếu nhiều bột nếp bánh sẽ bị nát và khó nặn thành hình.
- Công đoạn nhào bột lúc đổ nước vào sẽ bị dính vì có bột gạo nếp. Do đó bạn có thể lấy thìa gỗ để trộn thành khối trước rồi mới nhạo bằng tay.
Bánh gạo cay – món ăn truyền thống của Hàn Quốc
Khi đến Hàn Quốc du lịch hay xem qua những bộ phim truyền hình bạn sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những quán ăn lề đường bán bánh gạo cay. Thường thì vào mùa đông những quán tokbokki lại đông nghịt khách đứng chờ mua bánh gạo. Người Hàn thường đứng ăn bánh gạo cay ngay tại quầy vì ăn tại đây thì bánh gạo sẽ giữ được độ nóng.
Vào những dịp đặc biệt vào dịp năm mới thì người Hàn thường làm canh bánh gạo Teok Kuk. Bánh gạo để làm món canh bánh gạo sẽ có hình dáng tròn mỏng hoặc dài. Tùy vào hình dạng của bánh gạo sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.
Tuy nhiên màu sắc của bánh gạo vào năm mới phải là màu trắng hoàn toàn vì nó tượng trưng cho một sự khởi đầu mới. Con người sẽ rũ bỏ được những điều không tốt đẹp của năm cũ và có một sự khởi đầu mới hoàn hảo hơn. Ngoài ra bánh gạo có hình dài còn tượng trưng cho sự trường thọ, Khi ăn người Hàn sẽ không cắt ngắn bánh gạo ra mà họ sẽ kéo dài ra.
Ngoài ý nghĩa về sự trường thọ thì bánh gạo Hàn Quốc còn chỉ sự may mắn, thịnh vượng, phát tài lộc trong năm mới. Bánh gạo hình tròn cũng tượng trưng cho lời mong ước năm mới tài lộc và có nhiều tiền hơn.
Câu hỏi thường gặp
Cách làm bánh gạo Hàn Quốc bằng bánh tráng Việt Nam?
Trả lời
Bạn nên mua loại bánh tráng dùng để làm bánh tráng trộn, dày và tròn. Sau đó bạn nhúng bánh tráng vào nước. Có thể nhúng một lần từ 2 – 3 miếng bánh. Nhúng ngập nước và cho ra đĩa một lúc để nước làm mềm bánh tráng rồi tiến hành cuộn lại.
Bạn chú ý cuộn tròn chặt tay để bánh không bị bung ra và có độ dai hơn. Sau khi cuốn xong bạn sẽ được những dây bánh tráng dài. Bạn dùng dao cắt thành những miếng vừa ăn. Sau đó tiến hành làm nước sôt như trên và đem cho bánh gạo vào luộc như bình thường.
Bạn có thể bỏ qua bước luộc bánh gạo vì bản thân bánh tráng đã có thể ăn được luôn nên chỉ cần xào qua cho ngấm sốt là có thể ăn được.
Ngoài ra bạn có thể tự biến tấu thành nhiều loại bánh gạo Hàn Quốc từ bánh tráng với nhiều loại nhân khác nhau như nhân xúc xích, nhân phô mai, nhân khoai lang,…
Lời kết
Qua bài viết này chắc chắn bạn sẽ biết được cách làm bánh gạo Hàn Quốc như thế nào rồi. Còn chần chừ gì nữa mà không lao vào bếp làm món ăn nổi tiếng này để thưởng thức cùng gia đình thôi nào!
Xem thêm
- Cách làm bánh mì giòn thơm tại nhà – chuẩn vị 2021
- Hướng dẫn cách làm bánh tráng trộn chuẩn vị Sài Gòn
- Hướng dẫn cách làm kem chuối “siêu ngon” và đơn giản
- Cách làm bánh chuối chiên giòn rụm tại nhà
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!