6 cách khử mùi hôi của gạo

Gạo bị mốc, gạo có mùi hôi hiện nay xảy ra khá thường xuyên do mọi người không biết cách bảo quản. Vậy nguyên nhân gây ra mùi hôi của gạo là gì? Cách khử mùi hôi của gạo như thế nào? Hãy cùng Vando tìm hiểu nhé.

Gạo có mùi hôi thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng sẽ có 2 nguyên nhân chính thường xuyên gặp nhất là:

– Gạo có mùi hôi do để quá lâu ngày

– Gạo có mùi hôi do vi khuẩn nấm mốc gây ra

dấm khử mùi hôi của gạo

1. Cách khử mùi hôi của gạo với giấm

Giấm là 1 loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình việt. Ngoài tác dụng làm gia vị, giấm còn có tác dụng khử mùi cho gạo trước khi nấu rất hiệu quả.

Chắc hẳn bạn rất thắc mắc vì sao giấm lại có thể khử mùi đúng không? Vando xin giải thích với bạn rằng trong dấm có chứa dung dịch axit axetic loãng 5%.

Do dấm có tính axit nên những vi khuẩn gây ra mùi hôi ở gạo sẽ bị dấm kháng lại.

Trước khi nấu cơm, bạn đổ một muỗng giấm vào, đừng lo lắng giấm sẽ làm cơm bị chua nhé vì thực tế 1 thìa giấm sẽ không làm ảnh hưởng tới hương vị của cơm mà còn giúp khử mùi hôi trong cơm của bạn đấy.

2. Cách khử mùi hôi của gạo bằng dầu ăn

dầu ăn khử mùi hôi của gạo

Dầu ăn ngoài tác dụng để chiên xào còn có tác dụng khử mùi hôi ở gạo. Bạn chỉ cần cho một muỗng nhỏ các loại dầu có mùi thơm như dầu oliu, dầu mè. Với cách này sẽ giúp cho nồi cơm bạn nấu sẽ rất thơm ngon béo ngậy.

3. Cách khử mùi hôi của gạo bằng đá lạnh

đá lạnh khử mùi hôi của gạo

Đá lạnh có tác dụng hút mùi hôi của gạo rất tốt. Sau khi ngâm gạo xong, bạn cho vào 1 đến 2 cục đá lạnh và để trong 15 phút. Đá lạnh sẽ làm chậm quá trình hút nước của gạo, từ đó khiến gạo chở nên dẻo và ngon hơn.

4. Cách khử mùi hôi của gạo bằng cách chọn gạo chất lượng

cách chọn gạo chất lượng

Để nấu được cơm ngon chúng ta cần chọn loại gạo chất lượng. Khi chọn gạo nên chọn gạo mới, không nên chọn gạo theo mùa vì chúng đã để lâu, mất đi các chất dinh dưỡng.

Khi chọn gạo thì chọn loại gạo có hạt đều và bóng, tránh chọn gạo bị gãy nát. Không chọn gạo có màu quá trắng hoặc bạc vì có thể gạo đã bị tẩy trắng. Khi chọn gạo phải chọn loại gạo có mùi thơm thoang thoảng. Không chọn gạo có mùi ẩm mốc.

Bạn có thể cho hạt gạo vào miệng và nhai thử. Nếu gạo có vị ngọt nhẹ và thanh, có vị bột và thơm thì đó là loại gạo ngon.

5. Khử mùi hôi của gạo bằng cách vo gạo

vo gạo khử mùi hôi

Nếu gạo của bạn có mùi hôi thì việc vo gạo kĩ sẽ giúp gạo loại bỏ được cơ bản những tạp chất gây mùi hôi ở gạo. Tuy nhiên bạn chánh vò kỹ quá, điều này sẽ làm cho các chất dinh dưỡng vốn có của gạo bị mất đi.

Bạn nên vo nhẹ gạo từ 1 đến 2 lần cho các cặn bẩn trôi đi là có thể giúp khử mùi hôi của gạo rồi nhé.

6. Cách khử mùi hôi của gạo bằng việc ngâm gạo

Phần lớn chúng ta sẽ cho gạo vào nồi sau khi vò và nấu ngay. Điều này hoàn toàn không đúng, sau khi vò xong, bạn nên ngâm gạo trong nước từ 10 đến 20 phút. Điều này sẽ giúp cho gạo được căng bóng, hấp thụ nước vào bên trong. Khi nấu, hạt cơm sẽ thơm hơn và loại bỏ được các mùi hôi.

Vando hi vọng với 6 các khử mùi hôi của gạo ở bên trên sẽ giúp cho bạn có những bữa con ngon và chất lượng bên gia đình của mình.