Cách hút mủ vết thương, giảm đau mau lành

  Cách hút mủ vết thương, giảm đau mau lành là những phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng được rất nhiều người quan tâm. Bởi khi phát sinh hiện tượng sưng đau, mưng mủ khiến cho không ít người trong số họ cảm thấy hoang mang, lo lắng và nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách thì sẽ có thể xảy ra một số hệ luỵ không mong muốn, chính vì thế mà mọi người nên hết sức cẩn trọng. Một số thông tin dưới đây có thể mang đến sự gợi ý về cách xử lý đến cho mọi người.

Vì sao vết thương lại phát sinh hiện tượng sưng đau và có mủ?

  Thông thường, cơ thể chúng ta sẽ có cơ chế tự lành khi không may gặp phải vết thương hở, nhưng vì một số lý do đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng, chính vì thế mà dẫn đến hiện tượng sưng, ứ dịch mủ và đau kéo dài tại vị trí bị thương.

  Điều này có thể đến từ những nguyên nhân thường gặp đến ít gặp như sau:

  • Trước tiên, là do khi người bệnh bị thương, tại vùng miệng vết thương đã không được làm sạch đúng cách.
  • Quá trình điều trị vết thương đã không được diễn ra theo đúng như hướng dẫn.
  • Trong quá trình xử lý vết thương, các thao tác tiến hành hoặc dụng cụ sử dụng đã không đảm bảo đủ điều kiện vô trùng.
  • Một số trường hợp bị thương khi được xử lý đã không đáp ứng đủ tay nghề, dẫn đến tình trạng sót dị vật và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát tán.
  • Trong quá trình phục hồi, những trường hợp không may bị động vật, côn trùng cắn phải hoặc vị trí vết thương nằm ở nơi dễ bị ẩm, nhiễm bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng.

  Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng trong thời gian phục hồi cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc này. Đối với các trường hợp bị thương nghiêm trọng, nham nhở và có miệng vết thương rộng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Hơn nữa, các đối tượng nghiện rượu, đang mắc phải bệnh nền như tiểu đường, có sức đề kháng kém hoặc máu huyết kém lưu thông sẽ dễ phát sinh tình trạng hơn.

Vì sao không nên để vết thương nhiễm trùng có mủ lâu ngày?

  Khi nhận thấy vết thương của mình có biểu hiện sưng đau và làm mủ, đó chính là dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng và cần phải được hỗ trợ khắc phục ngay từ sớm, bởi nếu không sẽ có thể để lại nhiều di chứng không tốt, điển hình nhất là sẹo, hoặc tệ hơn là các biến chứng không mong muốn khác và trong đó nghiêm trọng nhất là tử vong.

  Những biến chứng khác nhau đến từ việc nhiễm trùng có thể phát sinh tại vị trí cục bộ lan rộng đến toàn thân. Về ảnh hưởng tại cực bộ, thường gặp nhất chính là hiện tượng lâu lành và khiến các triệu chứng đau nhức, sưng và ứ chảy dịch mủ tại vết thương kéo dài, điều này luôn mang đến những tác động xấu đến tâm sinh lý của người bệnh, ảnh hưởng đến các hoạt động ngày thường, khiến họ đau đớn và dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực.

  Đến khi biến chứng lan rộng đến toàn thân, tình trạng nhiễm trùng có thể tiến triển từ bên ngoài lan đến các bộ phận bên dưới da, ăn sâu vào xương khớp gây hoại tử hoặc nghiêm trọng hơn là gây nên nhiễm trùng máu, đến khi đó thì sẽ rất khó khăn trong việc điều trị.

Cách hút mủ vết thương, giảm đau mau lành

  Với hy vọng tiết kiệm chi phí, thuận tiện và không phải mất nhiều thời gian khi tìm đến sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế. Nhiều người dân đã học theo các hướng dẫn truyền miệng để tiến hành hút mủ vết thương bằng nguyên liệu lấy từ thiên nhiên, phổ biến nhất như:

  Đầu tiên là sử dụng lá khoai lang. Áp dụng với khoảng 50g lá khoai lang tươi và non, đem đi rửa sạch và giã nhỏ với 12g đậu xanh còn vỏ, cho thêm nửa muỗng cà phê muối và cuối cùng là cho tất cả vào miếng vải sạch để đắp và quấn vào vị trí vết thương nhằm mang đến tác dụng hút mủ, cứ thực hiện mỗi ngày và thay 2 lần đến khi hút sạch mủ.

  Cách tiếp theo là lấy lá và phần búp của cây bàng mang đi rửa sạch, tiếp đến là giã nát rồi cho vào nồi nước đun đến khi sôi thì lấy phần bã ra đắp lên vết thương, hoạt chất tanin trong loại cây này sẽ mang đến tác dụng hút mủ và cải thiện cơn đau cho người bị thương.

  Đây được xem là những cách giúp hút mủ vết thương hiệu quả được dân gian truyền miệng. Tuy nhiên, việc tự ý hút mủ tại nhà là điều không được khuyến khích, bởi không ai có thể chắc chắn rằng các phương pháp này sẽ hữu hiệu bởi chúng còn chịu tác động từ việc lựa chọn nguồn gốc nguyên liệu, quá trình làm sạch, thời gian áp dụng… chưa kể nếu như trong các nguyên liệu này có chứa vi khuẩn độc hại hoặc thuốc trừ sâu chưa được loại bỏ thì trái lại sẽ làm tình trạng nghiêm trọng thêm.

  Chính vì vậy, khi phát sinh hiện tượng làm mủ ở vết thương, điều cần làm chính là chủ động đi thăm khám và kiểm tra. Nếu như tình hình không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn để mủ tự tiêu đi, ngược lại sẽ tiến hành dẫn lưu bằng thủ thuật và giúp vết thương quay về trạng thái ban đầu, cuối cùng là băng lại và theo dõi, nếu như không có việc gì thì sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và cho về nhà.

  Hy vọng các chia sẻ trên đã giúp mọi người có được những gợi ý về Cách hút mủ vết thương, giảm đau mau lành. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ vào số HOTLINE hoặc gửi tin nhắn vào hộp thoại KHUNG CHAT để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/