Vớ y khoa, chia sẻ cách chọn vớ và sử dụng vớ y khoa chữa giãn tĩnh

Căn bệnh giãn tĩnh mạch hiện nay đang rất phổ biến trong giới công sở cũng như các ngành nghề khác. Để điều trị căn bệnh này có rất nhiều cách, ngoài việc sử dụng các phương pháp như Laser nội soi, sử dụng kem giãn tĩnh mạch hay mới đây nhất là phương pháp sử dụng keo sinh học để điều trị giãn tĩnh mạch thì bên cạnh đó việc sử dụng Vớ y khoa cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị că bệnh này. Sau khi tham khảo và tìm hiểu về các cách sử dụng vớ y khoa một cách hiệu quả thì mình xin mạn phép tổng hợp lại và chia sẻ các cách chọn vớ, sử dụng vớ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Trước khi tìm mua các sản phẩm vớ y khoa thì các bạn cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của vớ y khoa là như thế nào?

» Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa

Vớ y khoa giúp điều trị bằng áp lực một cách chính xác, độ dốc áp lực được các nhà sản xuất nghiên cứu và tính toán giảm dần đều từ dưới cổ chân lên đến đùi. Khi sử dụng vớ sẽ mang lại cho bạn cảm giác giống như đang được bơm hỗ trợ liên tục cho máu có thể lưu thông một cách dễ dàng hơn ở vùng chân ngay cả khi bạn đang ngồi hay đứng 1 chỗ.

Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa

Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa

Đối với những người như dân văn phòng phải ngồi lâu 1 chỗ hay nhân viên bán hàng, bảo vệ đứng thường xuyên trong một khoảng thời gian dài thì vớ y khoa chính là một trong những lựa chọn chính xác giúp bạn trong quá trình điều trị bệnh giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.

» Sử dụng vớ y khoa như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Chọn loại vớ với áp lực điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu chuyên sản xuất các loại vớ y khoa, chính vì vậy mỗi hãng sẽ có các chỉ số đo khác nhau do thể hình của từng khu vực trên thế giới khác nhau. Chính vì thế trước khi đi mua vớ các bạn nên đo trước các vòng cổ chân, vòng tay trước khi đi mua, vì hiện nay các cửa hàng phân phối các dòng sản phẩm vớ y khoa không hỗ trợ cho các bạn thử vớ.

Cách đo rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một thước đo (thước đo bằng vải dùng trong việc may quần áo) và ghi lại số đo của mình vào một tờ giấy.

Đo 3 vòng chân, sau đó đối chiếu lên bảng đo size để chọn đúng size vớ.– Vớ gối: Đo vòng cổ chân (vòng nhỏ nhất trên mắt cá) và vòng bắp chân (vòng bắp lớn nhất dưới gối)– Vớ đùi và vớ quần: Đo vòng cổ chân, bắp chân và vòng đùi (vòng lớn nhất sát bẹn)

Đo 3 vòng chân, sau đó đối chiếu lên bảng đo size để chọn đúng size vớ

Đo 3 vòng chân, sau đó đối chiếu lên bảng đo size để chọn đúng size vớ

Đo vòng cổ tay và các vòng khác như hình vẽ dưới đây

Cách đo vớ tay

Cách mang vớ y khoa đúng cách

Hiện nay, bạn có thể sử dụng 2 cách để có thể mang vớ y khoa đúng cách.

Mang vớ bằng tay

– Trước tiên, bạn phải tháo toàn bộ các vật trang sức trên tay như nhẫn, đồng hồ vì các vật này có thể làm xước vớ trong quá trình đeo vớ.

– Sau khi đã tháo các đồ vật trang sức trên tay xong, các bạn tiến hành mang vớ. Lộn mặt trái vớ ra ngoài, phần thân vớ tới gót chân (vải nhô ra). Mang phần bàn chân vô trước, sao cho phần gót chân đúng vị trí. Sau đó lật ngược và kéo đều tay từng đoạn thân vớ lên.

– Mang vớ xong dùng găng cao su vuốt để dàn đều vớ ra.

– Nếu mang vớ hở ngón bạn có thể dùng thêm miếng vải trắng (kèm theo hộp vớ) để hỗ trợ việc mang vớ dễ hơn nữa.

Các bạn có thể tham khảo video dưới đây để có thể thao tác một cách chính xác hơn.

Mang vớ bằng dụng cụ

– Sử dụng khung giúp mang vớ một cách dễ dàng hơn.

Mang vớ y khoa khi nào để đạt hiệu quả cao

– Khoảng thời gian đầu tiên trong ngày, khi bước chân ra khỏi giường thì việc đầu tiên bạn nên làm đó chính là mang vớ vào và sinh hoạt một cách bình thường. Sau mỗi 3 tiếng bạn nên tháo ra để chân được thoải mái hơn, các dòng máu từ động mạch có thể di chuyển dễ dàng xuống chân đưa máu giàu oxi và các chất dinh dưỡng phân bố đều lên các cơ quan. Tháo ra khoảng 1 tiếng rồi sau đó lại mang vào lại cứ như thế cho đến khi bạn đi ngủ.

– Bạn chỉ nên mang vớ khi phải làm việc, khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, khi đi tập thể dục, hay đi chợ… khi không phải làm việc (nghỉ ngơi), bạn nên tháo vớ ra, và cứ như vậy cho đến hết ngày.

– Ban đầu khi mới bắt đầu mang vớ bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không được thoải mái vì vớ có lực bóp mạnh, khiến chân bạn khó chịu, tuy nhiên, khi đã quen dần với áp lực của vớ thì bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.

Mang vớ y khoa khi nào để đạt hiệu quả cao?

Mang vớ y khoa khi nào để đạt hiệu quả cao?

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên mang vớ đi ngủ, thay vì trọng lực dồn xuống chân của bạn, thì khi đi ngủ nó trải đều trên cơ thể bạn, nếu bạn mang vớ, chúng sẽ siết chặt vùng chân mang vớ, cản trở máu đi nuôi vùng đó, gây tê nhức, tím tái chân.

Cách bảo quản vớ y khoa

Sau 1 thời gian sử dụng vớ, vớ sẽ bị bẩn, có mùi hôi, lúc đó chúng ta sẽ phải mang vớ đi giặt. Đối với lần đầu tiên, chúng ta nên giặt riêng vớ nhằm tránh tình trạng lem màu qua các loại quần áo khác. Sau đó, vớ nên giặt mỗi ngày bằng tay hoặc bằng máy giặt cài đặt chế độ giặt đồ mỏng ở nhiệt độ tối đa 40°C. Giặt vớ riêng hoặc chung với các loại quần áo có màu tương tự với bột giặt hoặc xà phòng nước dùng để giặt quần áo thông thường. Không sử dụng chất tẩy trắng (nước javel) hoặc chất làm mềm vải (nước xả vải). Sau khi giặt, xả lại bằng nước sạch một vài lần. Ngay sau khi giặt, phơi vớ lên liền cho khô hoặc quay khô bằng máy giặt – cài đặt ở chế độ giặt đồ mỏng. Không để đống chung với đồ ướt hoặc cuộn trong các đồ ướt sau khi giặt. Không làm khô bằng lò sưởi, bàn ủi và không phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Không làm sạch vớ bằng hóa chất, chất tẩy vết bẩn hoặc benzen.

Lưu ý: Độ bền trên 6 tháng trong điều kiện mang vớ mỗi ngày và giặt hàng ngày. Vớ sạch mỗi ngày để bền hơn và đảm bảo đủ áp lực để điều trị cho ngày hôm sau.

» Những điều cần lưu ý khi chọn mua vớ y khoa chữa giãn tĩnh mạch?

Đầu tiên bạn cần lưu ý khi mua vớ y khoa hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng và giãn tĩnh mạch nói chung:

– Lưu ý nhà cung cấp có thương hiệu, uy tín đối với người tiêu dùng. Không nên mua những cơ sở không có nguồn gốc rõ ràng, không có tên tuổi.

– Công ty nhập khẩu có dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để đảm bảo được trong quá trình sử dụng, mọi thắc mắc của bạn đều được giải quyết.

– Đo size: mua vớ y khoa đòi hỏi phải đo size là số đo 3 vòng chân (cổ chân, bắp chân, vòng đùi). Bạn nên tự đo size theo hướng dẫn. Không nên mua vớ theo cân nặng – chiều cao.

– Ngoài ra, các tiêu chuẩn chất lượng có giá trị tham khảo đối với sản phẩm. Thông thường các tiêu chuẩn này khó kiểm chứng đối với các mặt hàng Trung Quốc, Ấn Độ…

– Tìm địa chỉ xuất xứ: Bạn hãy tìm xem nhãn mác may dính lên trên topband của đôi vớ (thường nằm mặt trong, phải lộn ra xem) hoặc nếu sử dụng smartphone bạn có thể scan mã vạch trên hộp vớ.

– Nếu là người thường xuyên ngồi máy vi tính, làm việc văn phòng, nên chọn mang vớ phòng ngừa thay vớ thường từ giai đoạn sớm (loại vớ phòng ngừa cao đến gối). Không nên để các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng sẽ rất khó chịu về sau, ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc hàng ngày.

Ngoài phương thức sử dụng vớ y khoa hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch thì bạn có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm như kem giãn tĩnh mạch giúp hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch rất hiệu quả và đang được rất nhiều người bệnh tin dùng trên thế giới cũng như người Việt Nam.

Kem giãn tĩnh mạch Varikosette, hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Kem giãn tĩnh mạch Varikosette