Phòng sạch là khu vực được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất… cũng như hàm lượng bụi trong không khí. Để đảm bảo phòng sạch luôn đạt tiêu chuẩn, cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng không khí bằng các cách đo nồng độ bụi. Phương pháp này đã được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-1:2011 (ISO 14644-1:1999) về Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan. Vậy đơn vị đo nồng độ bụi thường sử dụng là gì? Và phương pháp đo nồng độ bụi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu và liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu nhé!
1. Đơn vị đo nồng độ bụi
Với mỗi cách đo nồng độ bụi và loại bụi khác nhau lại có đơn vị đo nồng độ bụi cụ thể được quy định.
Thông thường, đơn vị đo nồng độ bụi hay được sử dụng là mg/m3 hoặc hạt/m3.
Xem thêm: Phòng sạch dược phẩm . Nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm . Số lần trao đổi gió trong phòng sạch . Quy trình bảo dưỡng phòng sạch . Hệ thống điều hòa không khí cho phòng sạch
2. Phương pháp đo nồng độ bụi
Có nhiều phương pháp đo nồng độ bụi khác nhau, nhưng đối với phòng sạch để đo nồng độ bụi thường áp dụng cách đo nồng độ bụi quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-1:2011. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-1:2011 (ISO 14644-1:1999) về Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan đã đưa ra phương pháp chuẩn để thử nghiệm và quy trình xác định nồng độ của các hạt trong không khí. Theo tiêu chuẩn này, thiết bị tán xạ ánh sáng đếm hạt rời rạc sẽ được sử dụng để xác định nồng độ hạt trong không khí tại các vị trí lấy mẫu đã quy định.
2.1 Nguyên lý
Phương pháp đo nồng độ bụi này sử dụng thiết bị thiết bị tán xạ ánh sáng đếm hạt rời rạc để đo nồng độ bụi có kích thước bằng hoặc lớn hơn quy định tại các vị trí lấy mẫu.
2.2 Yêu cầu thiết bị
Thiết bị đếm hạt rời rác (DPC) là một thiết bị tán xạ ánh sáng có thể ghi nhớ số lượng và kích thước của các hạt rời rạc trong không khí và hiển thị chúng trên màn hình của máy. Trước khi đo, thiết bị cần được hiệu chuẩn hoặc có chứng chỉ hiệu chuẩn còn hiệu lực để đảm bảo tính chính xác của các phép đo.
2.3 Điều kiện trước khi thử
Trước khi tiến hành cách đo nồng độ bụi, cần kiểm tra phòng sạch và các khu vực sạch có liên quan để đảm bảo các bộ phận, hệ thống đều hoạt động bình thường thông qua các phép thử. Như phép thử độ chênh áp của không khí, phép thử tốc độ của luồng không khí…
2.4 Lấy mẫu
2.4.1 Xác lập vị trí lấy mẫu
Theo phương pháp đo nồng độ bụi này, số lượng vị trí lấy mẫu được xác định theo phương trình:
Trong đó: NL là số lượng tối thiểu các vị trí lấy mẫu (làm tròn thành số nguyên)
A là diện tích phòng sạch hoặc khu vực sạch (m2)
2.4.2 Xác định thể tích mẫu đơn tại một vị trí
Thể tích mẫu đơn tại một vị trí được tính theo công thức:
Trong đó: Vs là thể tích mẫu đơn tối thiểu tại một vị trí (lít); lấy ít nhất là 2 lít.
Cn,m là giới hạn loại đối với kích thước hạt lớn nhất được xem xét.
20 là số hạt xác định có thể đếm được nếu nồng độ hạt nằm trong giới hạn cấp.
2.4.3 Quy trình lấy mẫu
Cách đo nồng độ bụi sử dụng thiết bị tán xạ ánh sáng đếm hạt rời rạc gồm 4 bước:
Bước 1: Đặt thiết bị đếm hạt rời rạc (DPC) theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và chứng chỉ hiệu chuẩn.
Bước 2: Dụng cụ lấy mẫu sẽ được đặt theo hướng dòng không khí. Nếu dòng khí không theo hướng xác định thì đầu dò lấy mẫu sẽ để theo hướng thẳng đứng hướng lên trên.
Bước 3: Lấy thể tích mẫu ở mỗi vị trí theo tính toán, thời gian lấy mẫu tối thiểu là 1 phút.
Bước 4: Khi chỉ yêu cầu lấy mẫu ở một vị trí thì sẽ lấy 3 mẫu thể tích.
2.5 Ghi kết quả
Ghi kết quả nồng độ hạt trung bình tại mỗi điểm lấy mẫu theo yêu cầu của cách đo nồng độ bụi. Nếu số lượng vị trí lấy mẫu nằm trong khoảng từ hai đến chín thì cần tính giá trị trung bình của các kết quả, độ lệch chuẩn và giới hạn độ tin cậy (UCL) trên 95%.
2.6 Biểu thị kết quả
Theo phương pháp đo nồng độ bụi, phòng sạch hoặc vùng sạch đảm bảo nồng độ trung bình hạt đo được tại mỗi vị trí và giới hạn độ tin cậy trên 95%, không vượt quá nồng độ các giới hạn đã xác định thì được xem là đạt chất lượng.
Tuy nhiên, với cách đo nồng độ bụi này, nếu các kết quả thử nghiệm không đáp ứng đối với phòng sạch, có thể thực hiện các thử nghiệm bổ sung với các vị trí lấy mẫu phân bố đồng đều. Kết quả của phép tính lại sẽ được xem là kết quả cuối cùng.
Phương pháp đo nồng độ bui bằng thiết bị tán xạ ánh sáng đếm hạt rời rạc là phương pháp được áp dụng để phân loại phòng sạch theo các cấp độ. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau thì phòng sạch lại yêu cầu giới hạn hàm lượng bụi khác nhau. Nhưng hãy thường xuyên áp dụng cách đo nồng bụi để đảm bảo môi trường làm việc và chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp đo nồng độ bụi? Hay đơn giản chỉ là muốn biết về đơn vị đo nồng độ bụi? Đừng ngại ngần, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!