Bệnh sỏi tụy mặc dù là thuật ngữ y khoa khá quen thuộc đối với chúng ta hiện nay thông qua các kênh báo chí, thời sự,… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng cũng như có nhiều người còn băn khoăn về dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh này. Nào hãy cùng bắt đầu tìm hiểu trong bài viết này nhé.
02/03/2022 | Bệnh viêm tụy cấp có gây nguy hiểm hay không?28/02/2022 | Cảnh giác với tình trạng viêm tụy cấp hoại tử26/02/2022 | Người bệnh viêm tụy nên ăn gì – Thực phẩm giảm thiểu triệu chứng09/02/2022 | Nhận biết triệu chứng viêm tụy cấp thường gặp
1. Sỏi tụy là gì?
Tụy là một thành phần của hệ tiêu hóa nằm ở vị trí sau dạ dày kết nối gan và ruột non. Chức năng của tụy sẽ tạo ra các enzyme để phân hủy cholesterol, protein và chất béo của thức ăn khi đến ruột non. Bên cạnh đó tuyến tụy còn tiết ra chất insulin có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu.
Sỏi tụy là gì?
Đối với các bệnh lý về tuyến tụy thì sỏi tụy là tình trạng khá phổ biến, đây là hiện tượng tích tụ canxi tại tuyến tụy trong thời gian dài sẽ hình thành nên sỏi. Khi mắc sỏi tụy khiến tụy suy giảm chức năng tiết enzyme tiêu hóa cũng như insulin để ổn định đường trong máu.
2. Sỏi tụy có nguy hiểm không?
-
Hấp thụ dinh dưỡng kém: sỏi tụy ngăn tiết enzyme tiêu hóa khiến cho các thức ăn khi đi vào trong cơ thể không được phân giải tại ruột non vì thế không thể hấp thụ đủ dinh dưỡng. Điều này dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, kiệt sức.
-
Tiểu đường là biến chứng phổ biến nhất của sỏi tụy do tuyến tụy không còn sản xuất insulin như trước để duy trì độ ổn định của đường huyết. Đối với những người mắc bệnh sỏi tụy sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường mặc dù chế độ dinh dưỡng không chứa nhiều tinh bột hoặc đường.
Sỏi tụy có nguy hiểm không?
-
Viêm nhiễm các nang tụy: đây là bộ phận chứa các niêm mạc bảo vệ tuyến tụy nếu sỏi phát triển nhanh trong tụy sẽ khiến cho các niêm mạc này bị tổn thương. Từ khó vi khuẩn có hại sẽ tấn công nhanh chóng vào tuyến tụy và gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây hoại tử, chảy máu trong.
-
Thiếu oxy trong máu: do mất cân bằng về chất trong cơ thể do sỏi tụy phát triển dễ khiến cho mạch máu bị thiếu oxy. Chính vì thế nếu trong giai đoạn sỏi tụy phát triển mạnh người bệnh sẽ dễ bị khó thở hoặc thường xuyên thở gấp ngay cả khi vận động nhẹ.
3. Nguyên nhân mắc bệnh
-
Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn: Hàm lượng ethanol trong các loại đồ uống có cồn thường cao khi hấp thụ vào cơ thể với lượng lớn liên tục trong thời gian dài. Điều này khiến cho các mô tụy bị tổn thương và chúng sẽ không thể hấp thụ được canxi dẫn đến tình trạng tích tụ canxi tại tuyến tụy gây ra sỏi tụy. Khi bệnh nhân sử dụng đồ uống có cồn càng nhiều thì nguy cơ sỏi tụy cũng như tình trạng sỏi tụy phát triển nhanh hơn.
Nguyên nhân mắc bệnh sỏi tụy
-
Sỏi mật cũng là nguyên nhân được xác định khi chẩn đoán bệnh nhân sỏi tụy. Mật và tụy là 2 bộ phiện nằm liền kề và liên kết với nhau. Khi người bệnh bị sỏi mật sẽ có thể xảy ra tình trạng viên sỏi di chuyển qua ống tụy khiến sỏi tụy bên trong tuyến tụy.
-
Dư lượng canxi trong máu quá cao: do nhiều nguyên nhân khác nhau như thường xuyên ăn các loại thực phẩm nhiều canxi, tuyến giáp suy giảm chức năng,…
4. Triệu chứng nhận biết
Sỏi tụy thường không có triệu chứng rõ rệt khi chúng mới hình thành tích tụ canxi trong tuyến tụy. Thường những biểu hiện sỏi tụy xuất hiện khi chúng hình thành viên sỏi với triệu chứng dễ thấy:
Các triệu chứng nhận biết sỏi tụy
-
Đau nhói bụng vùng phía trên rốn.
-
Đau bụng lan ra lưng vùng bên cạnh dạ dày.
-
Dấu hiệu đau bụng rõ rệt hơn sau khi ăn.
-
Sốt nhẹ, kéo dài âm ỉ.
-
Mạch đập nhanh, khó thở.
-
Buồn nôn, khó tiêu.
-
Thành bụng hơi chướng nhẹ, căng cứng khi bệnh chuyển nặng.
5. Các phương pháp điều trị sỏi tụy hiện nay
5.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp điều trị bằng thuốc
Đối với các bệnh nhân sỏi tụy trong giai đoạn đầu của bệnh thì việc điều trị khá đơn giản chính là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày và sử dụng các loại thuốc tan sỏi tụy.
Các phương pháp điều trị sỏi tụy
-
Hạn chế sử dụng rượu bia để làm giảm các cơn đau tụy.
-
Nên thực hiện chế độ ăn ít dầu mỡ, nhiều rau xanh để giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
-
Không nên ăn quá nhiều cùng 1 bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn.
-
Có thể nhịn ăn 1 – 2 bữa để giảm cảm giác đau và tuyến tụy được nghỉ ngơi để hồi phục trong quá trình sử dụng thuốc.
-
Uống nhiều nước lọc, hạn chế nước ngọt, tinh bột.
-
Sử dụng các loại thuốc có chứa ibuprofen để giảm đau tức thì trong trường hợp người bệnh đau bụng.
-
Sử dụng các loại thuốc bổ sung men tụy để giúp tuyến tụy giảm tải việc sản xuất enzyme trong quá trình hồi phục.
-
Chẹn thần kinh là giải pháp sử dụng thuốc tiêm để giúp giảm biểu hiện đau cho các bệnh nhân đau sỏi tụy nghiêm trọng.
5.2. Phương pháp nội soi để tán sỏi tụy
Trường hợp đối với những bệnh nhân sỏi tụy không đáp ứng thuốc tán sỏi và xuất hiện tình trạng đau nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nội soi tán sỏi. Với phương pháp này sẽ giúp làm giảm áp lực trong long ống tụy khi sỏi làm tắc nghẽn. Đồng thời tiến hành tán sỏi để giúp nong rộng ống tủy về trạng thái bình thường.
Nội soi để điều trị bệnh sỏi tụy
Thường phần sỏi sẽ nằm ở trên ống tụy để tiến hành tán sỏi tụy thì cần phải cơ vòng bên dưới cũng như mở rộng ống tụy để tiếp cận sỏi. Tán sỏi sẽ giúp cho viên sỏi kích thước lớn vỡ thành các mảnh nhỏ hơn để bác sĩ có thể lấy ra dễ dàng hơn. Kỹ thuật này thường không có tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cao. Theo thống kê cho thấy hơn 70% bệnh nhân sỏi tụy có cải thiện rõ rệt sau khi nội soi tán sỏi thành công.
Ngoài tỷ lệ tiếp cận và làm sạch ống tụy cao thì phương pháp nội soi còn giúp bệnh nhân mau hồi phục do không cần mổ vết thương hở. Chính vì thế bệnh nhân sỏi tụy nội soi thành công có thể sinh hoạt bình thường ngay khi vết mổ lành trong vòng 7 ngày.
5.3. Phẫu thuật giảm áp, cắt bỏ đầu tụy
Nếu bệnh nhân sỏi tụy ở giai đoạn nặng hoặc không đáp ứng đối với các phương pháp điều trị khác thì phẫu thuật giảm áp và phẫu thuật cắt bỏ đầu tụy sẽ là phương án tối ưu hơn. Hoặc đối với những bệnh nhân sau khi phẫu thuật nội soi nhưng thường xuyên tái mắc sỏi tụy thì cần phải xử lý bằng biện pháp này.
-
Phẫu thuật giảm áp: thực hiện sau khi lấy các viên sỏi lớn gây tắc nghẽn sẽ nối thông ống tụy với đoạn đầu ruột non. Nhờ phương pháp này dịch tụy sẽ có thể trực tiếp đến ống tiêu hóa từ đó giúp giảm áp lực cho long ống tụy.
-
Cắt bỏ phần đầu tụy: đối với những bệnh nhân sỏi tụy có dấu hiệu giãn ống tụy thì việc cắt bỏ phần đầu tụy sẽ giúp giải quyết tình trạng đau cũng như giảm nguy cơ hoại tử tụy.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang là đơn vị điều trị uy tín với hơn 26 năm kinh nghiệm trong việc xét nghiệm cũng như khám chữa bệnh đa khoa. Bên cạnh đó, Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng nhận CAP với tiêu chuẩn nghiêm ngặt dành cho phòng lab trên toàn cầu.
Nếu bạn đang băn khoăn về bệnh sỏi tụy hoặc có nhu cầu thực hiện xét nghiệm tầm soát thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!