Phòng và trị bệnh cúm heo

Phòng và trị bệnh cúm heo

Đặc điểm

  • Bệnh cúm heo thư ờng xảy ra vào tháng 9-10, rồi giảm dần vào tháng 11 và tháng 12, kéo dài cho hết mùa đông. Dịch cúm heo có liên quan đến những cơn mưa nhỏ đầu vụ đông, cuối hè, khi có sự thay đổi nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Khi bệnh xảy ra trong một cơ sở thì bệnh không kéo dài. Những heo khỏe mạnh có thể vẫn mang vi rút cúm và luôn thải vi rút cúm ra môi trường thiên nhiên. Tỷ lệ heo mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ tử vong thấp.

Nguyên nhân gây bệnh :Cúm heo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của heo, gây ra bởi vi rút cúm typ A của heo.

Xác định triệu chứng lâm sàng

  • Do tính chất lây lan nhanh nên từ lâu bệnh cúm heo đã được ghi chép lại như là một bệnh gây bệnh của toàn đàn.
  • Bệnh thường xảy ra một cách đột ngột nhiều vào đầu mùa đông và mùa xuân rồi lây lan nhanh cho toàn đàn. Thời gian biểu hiện triệu chứng bệnh trên một cá thể kéo dài từ 4-6 ngày, sau đó heo nhanh chóng hồi phục. Mặc dù phần lớn heo bị bệnh thư ờng khỏi bệnh nhanh và hồi phục sức khỏe hoàn toàn, nhưng qua theo dõi thấy một số heo bệnh tình trạng sức khỏe xấu đi nhanh chóng và bệnh kéo dài một th i gian làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong quá trình nuôi sau này.
  • Heo bị bệnh thể hiện các triệu chứng chủ yếu ở đư ng hô hấp như: sốt, ho, khó thở, thở nặng nhọc, trọng lượng cơ thể giảm sút nhanh, heo thích nằm trong tư thế nghiêng một bên đè lên chân sau, chân trước duỗi thẵng, có khi heo thở ở tư thế chó ngồi. Các cơn thở thường đứt quãng bởi những cơn ho ập đến. Những cơn ho thường kéo dài từng đợt khá lâu và kết thúc bằng những phản xạ khạc mạnh để đẩy đờm ra ngoài.
  • Khi heo bị cúm, những triệu chứng đầu tiên ở đường hô hấp thường xuất hiện vào ngày thứ 2 sau khi nhiễm bệnh, thân nhiệt tăng 40-410C. Nhưng triệu chứng rõ ràng và nặng thường thể hiện trong 1 tuần với các triệu chứng như: nước mũi chảy nhiều, ho, ủ rũ, suy nhược, giảm ăn. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, ban đầu nhẹ về sau nhanh chóng nặng lên. Bệnh thường xảy ra mạnh, nặng ở những đàn bị bệnh lần đầu và các đàn mẫn cảm cao, nhưng sau đó bệnh chuyển sang thể mãn tính làm tăng tỷ lệ heo bị còi cọc.
  • Qua theo dõi ở nhiều ổ dịch thấy nguyên nhân xảy ra dịch trước hết bắt đầu từ các ổ heo của heo mẹ đẻ lứa đầu. Nếu heo mẹ nhiễm vi rút từ khi có chửa thì đẻ ra thai chết, thai ướp hoặc đẻ ra heo con yếu, phần lớn heo bị chết sau khi đẻ ra.

Xác định bệnh tích

  • Chủ yếu tập trung ở đư ờng hô hấp: Viêm phổi với những vùng đỏ thẫm trên các thuỳ, dịch nhầy trong phế quản đôi khi đông đặc lại; niêm mạc phế quản và phế nang bị tổn thương, xung huyết.
  • Niêm mạc hầu, khí quản được phủ một dịch nhày, đặc, vùng phổi biến đổi và có màu sắc từ đỏ sẫm đến màu tối phụ thuộc vào mức độ của bệnh, viêm phổi từng phần hoặc viêm trong các phế nang, các hạch phổi đỏ, thủy thủng. Phổi bị thoái hóa, hoại tử.
  • Màng phổi, màng bao tim có nhiều sợi fibrin.
  • Heo con sinh ra từ heo mẹ chưa mắc bệnh cúm hoặc chưa được tiêm phòng thì dễ mắc bệnh cúm trong tự nhiên. Khi những heo này nhiễm bệnh, vi rút nhân lên rất nhanh trong tổ

Chẩn đoán bệnh : Heo con sinh ra từ heo mẹ chưa mắc bệnh cúm hoặc chưa được tiêm phòng thì dễ mắc bệnh cúm trong tự nhiên. Khi những heo này nhiễm bệnh, vi rút nhân lên rất nhanh trong tổ chức phổi, hàm lượng vi rút duy trì trong tổ chức phổi 24-96 gi ờ. Sau 04 ngày nhiễm, hàm lượng vi rút trong tổ chức phổi giảm xuống. Từ ngày thứ 8-10 thấy vi rút xuất hiện trở lại trong phổi. Sau 18 ngày thấy xuất hiện kháng thể trong cơ thể.

Chẩn đoán phát hiện kháng thể bằng phản ứng kháng thể huỳnh quang, phản ứng HI, phản ứng trung hòa vi rút.

  • Đề ra biện pháp đối phó khi có tình huống bệnh
  • Xử lý heo đã chết: Nên tiêu hủy heo chết.
  • Xử lý heo đang bệnh

Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh cúm heo mà chỉ dùng các kháng sinh để chống nhiễm khuẩn thứ phát, chống bội nhiễm như penicillin, streptomicin, kanamycin….

  • Xử lý heo chưa bệnh: Tiêm vitamin C.
  • Xử lý môi trường chăn nuôi heo

Phòng và trị bệnh cúm heo

Tiêm Vitamin C cho heo tăng sức đề kháng, hạ sốt, hồi sức khi bị cúm

Khi heo bị bệnh cúm cần áp dụng thêm các biện pháp sau đây:

+ Ổn định chế độ ăn uống, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, nuôi dưỡng thật tốt. Đây là biện pháp vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh cúm ở heo.

+ Nếu phải độn chuồng, chất độn chuồng phải khô, sạch.

+ Nhiệt độ chuồng nuôi phải thích hợp với độ tuổi, ẩm độ luôn thấp.

+ Không khí trong chuồng nuôi không ô nhiễm các loại khí độc gây kích thích niêm mạc hoặc chứa virus cúm.

+ Trại có heo bệnh cúm, không cho phép vận chuyển heo ra khỏi trại, không cho phép phát triển trại mới, không cho tăng mật độ nuôi trong đàn.

Phòng bệnh

Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh cúm cho heo, vì vậy biện pháp vệ sinh phòng bệnh đối với bệnh cúm nói chung và bệnh cúm heo nói riêng cũng vô cùng quan trọng, trong đó cần chú ý:

+ Tránh làm thay đổi nhiệt độ, độ^ ẩm chuồng nuôi đột ngột, không để nhiệt độ quá thấp, độ ẩm quá cao gây stress cho cơ thể heo.

+ Chuồng trại thoáng mát trong mùa hè, ấm áp về mùa đông, luôn được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên tiêu độc định kỳ.

+ Do virus cúm heo thường truyền lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, nên khi phát hiện trong đàn có heo nghi bệnh cúm cần khẩn trương nuôi cách ly riêng, điều trị chăm sóc cẩn thận để tránh truyền bệnh cho cả đàn.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )