Mất trí nhớ

  • Phẫu thuật não
  • Chấn thương sọ não
  • Đột quỵ
  • Lạm dụng bia rượu
  • Sự kiện gây tổn thương tinh thần và căng thẳng
  • Động kinh.

Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ bị mất trí nhớ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mất trí nhớ?

Để chẩn đoán chính xác bệnh mất trí nhớ, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân có khả năng gây mất đi ký ức như: bệnh Alzheimer, trầm cảm hay u não. Những xét nghiệm đó bao gồm:

  • Xem xét bệnh sử: bác sĩ sẽ đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ký ức và các tác nhân khác
  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ, chức năng cảm giác, thăng bằng và các phản ứng sinh lý khác để đảm bảo chính xác các chức năng của não và hệ thần kinh;
  • Kiểm tra nhận thức: những bài kiểm tra này sẽ kiểm tra suy nghĩ cũng như ký ức ngắn hạn và dài hạn của bạn. Ngoài ra bài kiểm tra còn giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ký ức.
  • Xét nghiệm chẩn đoán: những bài xét nghiệm này có thể bao gồm chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp CT để phát hiện bất kỳ tổn thương hay bất thường nào trong não.

Tất cả thành viên trong gia đình và bạn bè của bệnh nhân đều nên đến gặp bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ có được chẩn đoán tốt hơn khi bệnh nhân không có khả năng trả lời tất cả các câu hỏi cần thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mất trí nhớ?

mất trí nhớ

Không có phương pháp hay thuốc điều trị cụ thể cho bệnh mất trí nhớ, nhưng bạn vẫn có thể đối phó với chúng bằng cách:

  • Làm việc với chuyên gia trị liệu để học những kỹ năng khác nhau cho việc rèn luyện trí nhớ. Họ có thể sử dụng hình ảnh, mùi hương thân thuộc và âm nhạc để kích hoạt trí nhớ của bạn.
  • Nếu bạn mắc Hội chứng Wernicke-Korsakoff, cách điều trị thường bao gồm thay đổi lượng vitamin và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hội chứng Wernicke-Korsakoff thường gây ra bởi uống nhiều đồ uống có cồn đến thiếu hụt Thiamin (Vitamin B1).
  • Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng trên máy tính, smartphone hay máy tính bảng để nhắc nhở bản thân về những ngày tháng quan trọng hoặc uống thuốc đúng giờ. Cách này rất hiệu quả trong việc liệt kê hoạt động hàng ngày.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mất trí nhớ?

Bạn có thể áp dụng các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây để đối phó với bệnh mất trí nhớ:

  • Viết ra bất kỳ triệu chứng bất thường mà bạn đang gặp phải
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm vitamin và các loại thuốc khác
  • Hãy nhờ một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cùng đến gặp bác sĩ với bạn
  • Mang theo một cuốn sổ tay nhỏ và bút để ghi lại những điểm bạn muốn ghi nhớ sau này.
  • Viết ra những câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ;

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.