2 cách ĐẤU DÂY camera quan sát & CÁCH ĐI DÂY

Bạn chưa biết ✅ cách ĐẤU DÂY camera quan sát & CÁCH ĐI DÂY CAMERA QUAN SÁT?

HighMark Security chia sẽ 2 cách đấu dây camera quan sát bằng cáp đồng trục, cáp mạng cat5e/cat6e và hướng dẫn cách đi dây camera quan sát cho 4 loại thông dụng ĐƠN GIẢN.

Ngoài ra còn có các cách đấu dây jack balun khác cũng tương đối đơn giản, bạn xem chi tiết bên dưới nhé.

Tham khảo: Cách đi dây camera âm tường

2 cách ĐẤU DÂY camera quan sát

Các loại dây tín hiệu camera

  • Cáp đồng trục
  • Dây cáp mạng
  • Dây phụ khác: Cáp HDMI, VGA, dây nguồn (điện), dây điều khiển camera quay quét (camera PTZ), dây ghi âm cho Micro…

Đấu dây camera quan sát bằng cáp đồng trục

Đấu dây camera quan sát bằng cáp đồng trục chỉ sử dụng cho các loại camera Analog

Bạn cần chuẩn bị:

  • Jack BNC và đuôi F5
  • Dây cáp đồng trục
  • Dao rọc giấy, kiềm cắt , băng keo điện

Các bước đấu nối jack BNC cho camera

Bước 1: Cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài cáp đồng trục

  • Dùng dao rọc giấy cắt bỏ lớp vỏ bọc bên ngoài dây cáp đồng trục, lưu ý không cắt đứt dây chống nhiễu bên trong sẽ làm giảm tín hiệu của camera
Cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài cáp đồng trục
Cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài cáp đồng trục

Bước 2: Vuốt ngược lớp dây chống nhiễu.

  • Vuốt dây chống nhiễu ra phía sau và dùng dao gọt bỏ lớp nhựa bên ngoài lớp dõi đồng. Lưu ý phải gọt bỏ sạch lớp màu bạc bên ngoài để tránh làm tín hiệu camera bị nhiễu
Vuốt ngược lớp dây chống nhiễu
Vuốt ngược lớp dây chống nhiễu

Bước 3: Gắn đuôi F5 và cố định vào cáp đồng trục

  • Gắn đuôi F5 vào cáo đồng trục và siết chặt sau đó cắt bỏ bớt lõi đồng bị thừa. Độ dài của lỗi đồng tối ưu là từ 7mm tới 1cm tính từ đuôi F5
Gắn đuôi F5 và cố định vào cáp đồng trục
Gắn đuôi F5 và cố định vào cáp đồng trục

Bước 4: Gắn đầu BNC và quấn băng keo

  • Gắn đầu BNC vào đuôi F5 và siết chặt, sau đó cố định jack bằng băng keo.
Gắn đầu BNC vào đuôi F5 và quấn băng keo chặt lại
Gắn đầu BNC vào đuôi F5 và quấn băng keo chặt lại

Bước 5: Đấu nối Jack BNC và nguồn vào camera

Jack BNC và dây nguồn đấu nối với camera
Jack BNC và dây nguồn đấu nối với camera
Đấu nối dây nguồn và dây tín hiệu tới camera
Đấu nối dây nguồn và dây tín hiệu tới camera

Bước 6: Đấu nối vào đầu ghi hình

  • Đấu tất cả các Jack BNC của camera vào đầu ghi hình như hình dưới
Đấu nối tất cả jack camera vào đầu ghi hình
Đấu nối tất cả jack camera vào đầu ghi hình

Như vậy đã hoàn tất đấu dây tín hiệu camera kết nối camera và đầu ghi hình

Video hướng cách đấu nối cáp đồng trục vào jack BNC

Cách đấu camera bằng dây mạng

Đấu dây camera quan sát bằng cáp mạng chỉ sử dụng cho các loại camera IP

Chuẩn bị

Để lắp đặt camera bằng dây mạng tại nhà, bạn cần chuẩn bị:

  • một bộ camera quan sát, đầu thu hình;
  • Màn hình TV hoặc màn hình máy vi tính;
  • một tổ hợp dây nối bao gồm, dây nguồn điện, dây mạng cat 5e hoặc cat 6e, dây tín hiệu điều khiển camera quay quét,…
  • Kìm bấm, đầu RJ45, thiết bị đo thông mạch

Bạn nên lưu ý sử dụng loại dây có chất lượng cao để tránh những sự cố không đáng có xảy ra trong quá trình sử dụng camera. Ngoài ra, những dụng cụ như tuốc nơ vít, máy khoan, băng keo điện, nẹp nhựa, tắc kê cũng là những vật dụng không thể thiếu trong quá trình lắp đặt camera.

Các bước tiến hành đấu dây mạng cho camera IP

Tương tự như đấu dây cáp đồng trục cho camera Analog, đấu dây cáp mạng Cat5e, Cat6e chỉ khác phần bấm đầu mạng bằng RJ45 để kết nối tín hiệu camera và đầu ghi IP.

CÁC CHUẨN BẤM DÂY MẠNG A VÀ B:

Hiện nay trên mạng có rất nhiều tài liệu, trang web nói về 2 chuẩn này, với cái tên là T568A (chuẩn A) và T568B (chuẩn B).

Theo lý thuyết thì muốn nối 2 thiết bị với nhau (ví dụ máy tính – máy tính, switch – switch…) thì bấm chuẩn chéo, còn nối các thiết bị khác loại nhau thì bấm chuẩn thẳng.

Chuẩn A:

  • Trắng xanh lá – Xanh lá – Trắng cam – Xanh dương – Trắng xanh dương – Cam – Trắng nâu – Nâu (hơi loằng ngoằng, khó nhớ).
  • Còn được gọi là chuẩn thẳng, để nối hai thiết bị khác loại với nhau như máy tính – switch, switch – router.

Chuẩn B:

  • Trắng cam – Cam – Trắng xanh lá – Xanh dương – Trắng xanh dương – Xanh lá – Trắng nâu – Nâu (dễ nhớ hơn cái trên).
  • Còn được gọi là chuẩn chéo, dùng để kết nối hai thiết bị cùng loại với nhau.
  • Khi cần kết nối hai máy tính bằng dây cáp mạng chúng ta cũng dùng chuẩn này.

Minh họa các chuẩn bấm dây mạng bằng hình ảnh:

Chuẩn dây mạng chuẩn A va chuẩn B
Chuẩn dây mạng chuẩn A va chuẩn B

Bước 1:

  • Nào, bắt tay vào việc thôi. Trước tiên các bạn cắt lấy 1 đoạn dây mạng, dài ngắn tùy mục đích sử dụng, sau đó dùng kìm bấm mạng cắt 1 đoạn vỏ bên ngoài, ngắn khoảng 2 – 3 cm, để lòi toàn bộ lõi dây mạng ra (có 8 màu):
bấm dây mạng camera an ninh
Chuẩn bị bấm dây mạng camera an ninh: Ở đây, mình đang bấm chuẩn B nên sắp xếp màu sẽ như hình chụp

Bước 2:

  • Sau đó, các bạn cố gắng miết cho các dây đều với nhau, thẳng (vì càng thẳng bấm càng dễ).
  • Dùng kìm bấm mạng cắt hết đoạn đầu lõi dây lồi lõm đi, lấy đầu mạng và tra vào phần lõi sau khi cắt thẳng như hình dưới:

bấm dây mạng camera quan sát 1

Bước 3:

  • Thao tác cuối cùng là dùng kím bấm mạng kẹp lấy phần đầu nhựa của hạt mạng, bấm chặt tay (tùy từng loại đầu mạng mà bạn nghe có tiếng rắc nho nhỏ hay không) là được:

bấm dây mạng camera quan sát 2

  • Sau đó kiểm tra tín hiệu mạng đã “thông” hay chưa bằng cách nối máy tính với switch hoặc modem, thiết bị test mạng.
Kết nối dây mạng vào bộ chia mạng (Switch)
Kết nối dây mạng vào bộ chia mạng (Switch)
  • Sau đó cắm đầu mạng RJ45 vào cổng mạng đầu ghi IP
Cắm đầu RJ45 vào cổng mạng đầu ghi IP
Cắm đầu RJ45 vào cổng mạng đầu ghi IP
  • Tiếp theo kết nối đầu ghi hình với màn hình kiểm tra hình ảnh của camera quan sát.
  • Bước cuối cùng, bạn hãy cố định lại đường cáp và kiểm tra xem camera của mình đã hoạt động bình thường hay chưa.

Video cách bấm dây mạng cho camera ip

Cách đi dây camera quan sát

HighMark Security hướng dẫn bạn cách đi dây camera quan sát cho 4 loại phổ biến thường dùng, bạn tham khảo chi tiết:

  • ❶ Đi dây camera bằng Cáp đồng trục
  • ❷ Đi dây camera bằng dây mạng
  • ❸ Đi dây camera bằng dây điện thoại
  • ❹ Đi dây camera bằng cáp quang

So sánh camera dùng cáp đồng trục và cáp mạng

Camera dùng cáp đồng trục

  • Cáp camera RG6, Cáp đồng trục RG59: được tối ưu để truyền tín hiệu và phù hợp tất cả các chuẩn camera hiện nay: HDCVI, HD-AHD…
  • Chống nhiễu tuyệt đối với lớp chống nhiễu kép (lớp lưới 128 sợi CCS độ phũ 96% (premium) và 90% (RG/U) và lá nhôm).
  • Cho hình ảnh cực nét, full HD trong khoãng cách <500m với cáp đồng trục với lõi đồng nguyên chất (cáp RG59+2C Premium 100% đồng).
  • Có cáp camera đúc sẵn dây nguồn và jack BNC với chiều dài 10m, 20m, 30m, 50m tiện dụng.
  • Thích hợp việc đi dây trong nhà, văn phòng và ngoài trời (cáp đồng trục ngoài trời, thách thức mọi loại thời tiết và môi trường).
  • Màu sắc phong phú, thích hợp phong thủy (cam, đen, trắng, xanh dương).
  • Chiều dài linh động (305m, 100m, 50m, 30m, 20m, 10m) phù hợp mọi nhu cầu.

Camera IP dùng cáp mạng LAN:

  • Chống nhiễu cực tốt với cáp mạng SFTP Cat5e hoặc cáp mạng SFTP Cat6 (72 sợi nhôm, 1 lớp lá bạc chống nhiễu và 1 lớp nilon chống ẩm).
  • Lớp vỏ chống cháy an toàn.
  • Tiết kiệm chi phí lắp đặt.
  • Chất lượng hình ảnh khá tốt.

❸Nhược điểm cáp mạng LAN:

  • Khoảng cách ngắn <200m (tùy thuộc và chất lượng camera và balun).

*Kết luận phân tích

Dùng cáp đồng trục và camera Analog khi:

  • Tối ưu hình ảnh thu được và thích hợp với tất cả các chuẩn camera độ nét cao như HDCVI.
  • Dùng camera ghi hình ngoài trời hoặc đơn giản là khoảng cách xa.
  • Nâng cấp chất lượng camera mà không cần đi lại dây cáp phức tạp giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
  • Chống cháy và đảm bảo an toàn điện với nguồn được tích hợp sẵn theo dây (cáp đồng trục RG59) hoặc đúc sẳn nguồn và jack BNC tiện lợi.

Nên dùng cáp mạng và camera IP khi cần:

  • Tiết kiệm chi phí và lắp đặt đơn giản.
  • Khoảng cách ngắn.

Xem thêm: Cách nối dây camera bị đứt