Nguyên liệu và vật dụng cần chuẩn bị để rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ:
- 100g lá rau ngót tươi, xanh, không bị héo hay giập úa.
- Nước sôi để nguội, dùng để làm dung dịch rơ lưỡi cho trẻ.
- Gạc rơ lưỡi y tế: Bạn có thể mua gạc rơ lưỡi y tế xỏ ngón ở nhà thuốc. Nếu không tìm mua được gạc rơ lưỡi chuyên dụng, bạn có thể sử dụng một miếng vải mùng mỏng hoặc khăn mỏng có chất liệu mềm mại.
- Cối và chày.
- Rây hoặc vải mùng để lọc nước cốt rau ngót.
Cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé như sau:
- Bước 1: Rửa sạch rau ngót dưới vòi nước chảy, sau đó ngâm rau ngót trong nước muối loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ hết thuốc trừ sâu, ký sinh trùng hay bất kỳ loại vi khuẩn gây hại nào.
- Bước 2: Vớt rau ngót ra và để ráo.
- Bước 3: Cho rau ngót vào cối, thêm một vài hạt muối rồi giã nát rau ngót. Bạn cũng có thể dùng máy xay cầm tay để xay rau ngót nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị, tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên giã bằng tay để mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Bước 4: Thêm một ít nước sôi để nguội vào cối khi đã giã xong rau ngót, sau đó trộn đều. Tránh cho quá nhiều nước sẽ làm loãng dung dịch rơ lưỡi, giảm hiệu quả rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé.
- Bước 5: Dùng rây hoặc vải mùng để lọc lấy nước cốt rau ngót vào chén nhỏ, bỏ phần bã.
- Bước 6: Rửa tay thật sạch với xà phòng, điều này giúp hạn chế nguy cơ lây lan các mầm bệnh nhiễm trùng hoặc bội nhiễm cho bé.
- Bước 7: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ hoặc quấn khăn/vải quanh ngón trỏ, sau đó chấm gạc vào dung dịch rau ngót rồi kỳ cọ, chà xát lưỡi, lau sạch miệng cho bé thật nhẹ nhàng. Chú ý rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót kỹ hơn ở những vùng lưỡi có đốm trắng.
Bạn nên thực hiện phương pháp rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót trước khi trẻ đi ngủ và sau khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa để điều trị và phòng tránh các bệnh về răng miệng ở trẻ nhỏ như tưa miệng, nhiệt miệng, viêm lưỡi bản đồ…
Lưu ý khi rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé
Phương pháp rơ lưỡi bằng rau ngót có thể mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh về răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi thực hiện cách rơ lưỡi bằng lá rau ngót cho trẻ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ nên áp dụng cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho những bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân là vì nếu chẳng may nước rau ngót theo nước bọt xuống đường ruột đang còn non yếu của trẻ nhỏ thì có nguy cơ cao gây rối loạn hệ tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, kích thích đường ruột hay thậm chí là ngộ độc ở trẻ nhỏ.
- Cố gắng không để dung dịch nước rơ lưỡi chảy xuống họng trẻ, cũng như không được để bé nuốt nước rơ lưỡi, tránh gây tiêu chảy hay nôn mửa cho bé.
- Khi rơ lưỡi bằng rau ngót, bạn không nên đưa tay quá sâu vào miệng trẻ để hạn chế gây nôn trớ sữa và thức ăn trong bụng bé.
- Không áp dụng phương pháp rơ lưỡi bằng rau ngót và mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, vì việc dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi có thể gây ngộ độc cho trẻ.
- Đối với những bé bị tưa lưỡi, bạn không nên chà xát mạnh hay cậy các lớp tưa lưỡi ra để tránh gây đau đớn, chảy máu cho trẻ, nếu không, tình trạng tưa lưỡi có thể nghiêm trọng hơn.
- Chỉ nên áp dụng phương pháp này 3-4 lần/ngày. Không nên quá lạm dụng cách rơ lưỡi bằng rau ngót, tránh gây phản tác dụng.
- Cách dùng rau ngót rơ lưỡi chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. Nếu trẻ mắc các bệnh về răng miệng, bạn nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!