Cách nấu nước đường để pha chế là một trong những kỹ năng quan trọng. Vị ngọt của thức uống ngoài được tạo nên từ các nguyên liệu có sẵn như trái cây, rượu mùi thì cũng được hỗ trợ một phần từ nước đường (syrup đường). Nước đường còn là bí quyết xử lí nguyên liệu giúp thức uống ngon, đẹp mắt và thơm hơn.
Nước đường là nguyên liệu không thể thiếu trong pha chế thức uống
Cách nấu nước đường để pha chế của mỗi thương hiệu, mỗi cửa hàng là khác nhau nhưng đều phải đảm bảo được chất lượng của nước đường, vị ngọt thanh hay ngọt sâu, màu sắc đẹp, không bị cháy, mùi nước đường thơm, không gắt…Nước đường sau khi nấu phải bảo quản được trong thời gian dài, thuận tiện cho việc pha chế thức uống số lượng lớn, tiết kiệm thời gian.
Công dụng của nước đường trong pha chế
Hỗ trợ tạo vị ngọt cho thức uống
Một ly sinh tố, nước ép, mojito hay cocktail đều cần nước đường để pha chế tạo vị ngọt. Ví dụ, để pha chế một ly nước ép, bạn cần sử dụng khoảng 20ml – 30 ml đường kết hợp cùng với 70ml – 100ml nước ép trái cây, lượng nước đường có thể gia giảm tùy vào độ ngọt hay chua của trái cây. So với đường cát, nước đường dễ hòa tan, hương vị nhẹ nhàng, tinh tế hơn. Syrup đường cát cho vị ngọt sâu, syrup đường phèn cho vị ngọt thanh.
Nước đường tạo vị ngọt cho thức uống
Nước đường được sử dụng để chế biến các loại syrup trái cây, đặc biệt với những loại trái cây có vị chua như chanh dây, chanh, tắc… Để thực hiện những loại syrup trái cây này, bạn chỉ cần chuẩn bị hỗn hợp nước cốt trái cây và pha với nước đường theo tỉ lệ 1:1. Các loại syrup trái cây dùng làm nguyên liệu pha chế cocktail, mocktail, soda và cũng là nguyên liệu giúp kích màu, kích vị cho một số thức uống khác. Nếu bạn muốn món nước ép dứa có màu đẹp hơn hoặc hỗ trợ thêm độ chua cho nước cam thì chỉ cần thêm vào ly đồ uống một ít syrup chanh dây.
Nước đường được dùng để làm các loại syrup trái cây
Xử lí nguyên liệu trước khi pha chế
Một trong những bí quyết giúp xử lí, bảo quản trái cây, rau củ rất hiệu quả trước khi pha chế đó là sử dụng đường cát hoặc nước đường. Khi rửa và ướp trái cây với đường sẽ giữ được độ tươi ngon, màu sắc đẹp mắt, không vị đổi màu khi để lâu trong không khí.
Những loại trái cây như dâu, nho, nhãn, vải, bơ, mãng cầu… bạn có thể ướp trực tiếp bằng đường cát. Những quả lâu ngấm đường như táo, cóc, ổi… bạn nên ướp bằng nước đường sẽ hiệu quả hơn. Cách xử lý trái cây bằng đường rất đơn giản, bạn cho nước đường vào ngập mặt trái cây. Nếu dùng đường cát, hãy đảm bảo trái cây được bao phủ bằng một lớp đường mỏng.
Trái cây, rau củ áo nước đường sẽ thơm ngon, giữ được màu sắc và bảo quản lâu
Cách nấu nước đường chuẩn để pha chế thành công
Nước đường cát và nước đường phèn là 2 loại được sử dụng phổ biến trong pha chế đồ uống. Ở bài viết này, Dạy Pha Chế Á Âu sẽ chia sẻ 2 cách pha nước đường để pha chế được chia sẻ bởi chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.
Bạn cần lưu ý tỷ lệ pha nước đường. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu khác như muối, nước cốt chanh và rượu. Đây chính là bí quyết giúp cân bằng được vị ngọt của nước đường, không bị gắt, nước đường cũng thơm hơn. Cách nấu nước đường cụ thể như sau:
Cách làm nước đường cát
Nguyên liệu làm nước đường pha chế
Hướng dẫn nấu nước đường cát ngọt sâu, bảo quản lâu dài
Bước 1: Cho vào nồi 1.5 lít nước lọc, đặt lên bếp đun sôi thì cho đường vào và tắt bếp. Bạn dùng muỗng khuấy cho đường tan hoàn toàn rồi tiếp tục bật bếp lửa nhỏ đun sôi, đồng thời, thêm 30ml nước cốt chanh vào khuấy đều.
Cho đường cát vào nồi và khuấy tan đều
Bước 2: Trong quá trình nấu, dùng rây vớt bỏ bọt để nước đường trong và có màu sắc đẹp mắt.
Bước 3: Bạn tiếp tục đun nước đường thêm khoảng 20 – 30 phút. Để kiểm tra nước đường đạt, bạn hãy chuẩn bị một chén nước, nhỏ vào chén vài giọt nước đường. Nếu giọt nước đường tan nhẹ trong 2 giây đầu và vẫn giữ nguyên được hình tròn thì nước đường đạt.
Bước 4: Sau đó, bạn tắt bếp, thêm rượu vào nước đường, khuấy đều và để nguội.
Cách nấu nước đường phèn để pha chế
Nguyên liệu làm nước đường phèn
Các bước làm nước đường phèn ngọt thanh, màu sắc đẹp mắt
Bước 1: Cho nước lọc vào nồi, thêm đường phèn vào nấu sôi. Trong quá trình nấu, bạn liên tục khuấy đều cho đường tan. Sau đó, tắt bếp và lọc nước đường qua rây để làm sạch những sợi chỉ còn sót trong đường phèn. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng đường phèn kim cương để tiết kiệm thời gian.
Bước 2: Nước đường sôi thì bạn cho thêm nước cốt chanh vào khuấy đều rồi tiếp tục nấu cho đến khi nước đường đạt độ sánh.
Nước đường phải nấu trên lửa nhỏ
Bước 3: Cuối cùng, bạn tắt bếp, thêm rượu vào nước đường và khuấy đều rồi là hoàn thành.
Mẹo xử lý khi nấu nước đường quá lửa
Nếu nấu nước đường quá lửa, khi cho vào nước, nước đường sẽ chìm xuống dưới đáy và nhanh chóng đông cứng lại. Để xử lý, bạn chỉ cần thêm vào nồi một ít nước nóng và tiếp tục đun cho đến khi đường đạt độ sánh chuẩn.
Bí quyết bảo quản nước đường lâu
Nước đường sau khi nấu, bạn nên để nguội, cho vào lọ nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng dần. Nếu nước đường bị cô đặc khi để thời gian dài, bạn cho ra nồi, thêm vào ít nước nóng và nấu lại lần nữa. Khi lấy nước đường từ lọ để sử dụng, bạn lưu ý dùng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ và ráo nước nhé!
Nước đường đạt chuẩn có màu vàng nhạt, độ dẻo và thơm
Bạn có thể học cách làm nước đường pha chế chuẩn tại khóa học pha chế của Dạy Pha Chế Á Âu. Bạn cũng sẽ được học cách kết hợp nước đường với trái cây; tỷ lệ pha nước đường chính xác sẽ tạo nên những ly thức uống thơm ngon, hấp dẫn. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết tạo màu tự nhiên cho thức uống. Cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu những kiến thức pha chế để áp dụng ngay nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!