1Nước muối
Muối là một nguyên liệu có sẵn trong mọi gia đình, có công dụng làm sạch và sát trùng các vết thương, ổ viêm nhiễm. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp làm dịu viêm lợi, dọn sạch ổ viêm.
Pha loãng muối với nước thành một dung dịch, súc miệng 3 lần/ngày. Đây là cách làm đơn giản nhất có thể áp dụng tại nhà, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.
Muối giúp săn se bề mặt, giảm tình trạng viêm
2Tinh dầu sả
Hiện nay có nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng mà trong thành phần có chứa tinh dầu. Cũng bởi vì công dụng kháng khuẩn và tính an toàn mà tinh dầu được xem như một thành phần lý tưởng trong điều trị các bệnh răng miệng.
Tinh dầu sả có chứa citral có công dụng chống oxy hóa, sát khuẩn, chống viêm…
Cách dùng tinh dầu sả trong điều trị viêm lợi như sau: pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả với nước sau đó dùng để súc miệng 3 – 4 lần một ngày.
Tinh dầu sả vừa an toàn vừa có tác dụng kháng khuẩn
3Nha đam
Sử dụng nha đam trong điều trị viêm lợi có ưu điểm là lành tính, chi phí thấp và hiệu quả đem lại khá tốt. Nha đam (tên gọi khác lô hội) có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, giải độc.
Lá nha đam sau khi rửa sạch, đem cắt gọt vỏ bên ngoài ép lấy phần gel bên trong. Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với nước. Súc miệng với nước nha đam 3 lần một ngày.
4Tinh dầu tràm trà
Tương tự như tinh dầu sả, tinh dầu tràm trà cũng xuất hiện trong danh sách các cách chữa viêm lợi tại nhà. Nó cũng có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm, điều trị viêm, nhiễm khuẩn vô cùng hiệu quả.
Trong một nghiên cứu so sánh tác dụng chống viêm của nước súc miệng tinh dầu tràm trà và nước súc miệng có chứa Cetylpyridinium chloride đã thu được kết quả tốt. Nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà có thể thay thế cho nước súc miệng có chứa Cetylpyridinium chloride và hơn nữa nó còn không chứa cồn và ít tác dụng phụ hơn. [1]
Tuy nhiên các đối tượng cần lưu ý trước khi dùng nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà đó là người mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Với các trường hợp trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Cách pha nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà vô cùng đơn giản. Dùng một ly nước ấm sau đó nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm trà, khuấy đều và súc miệng ngay, một ngày thực hiện vài ba lần.
5Lá ổi
Cây ổi – một loài cây ăn trái quen thuộc với tất cả mọi người. Trong dân gian các bộ phận của cây ổi được sử dụng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, làm lành vết loét,…
Ngày nay, ổi đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, bảo vệ gan, chống oxy hóa, tăng cường đường huyết. Vì vậy nước súc miệng bằng lá ổi giúp loại bỏ mảng bám, kháng viêm, làm săn se niêm mạc. [2]
Để làm nước súc miệng từ lá ổi, nguyên liệu cần chuẩn bị là lá ổi đã rửa sạch, sau đó vò nát đem đun sôi với nước ở lửa nhỏ khoảng 15 phút và để nguội. Bạn nên súc miệng một ngày vài ba lần với dung dịch này.
6Mật ong
Trong một nghiên cứu về bệnh viêm lợi đã cho thấy mật ong có tác dụng tương tự các loại nước súc miệng thông thường trong việc điều trị bệnh.[3]
Thoa một lượng vừa đủ mật ong lên vị trí viêm, sưng tấy sẽ giúp làm dịu tình trạng viêm, kháng khuẩn và giảm sưng viêm.
Đối với phương pháp này, thực hiện như sau:
Bước 1: Vệ sinh răng miệng và dùng khăn hoặc giấy thấm khô khoang miệng, đặc biệt là vị trí ổ viêm
Bước 2: Dùng tăm bông lấy một lượng mật ong nguyên chất thoa đều lên vị trí viêm, phần chân răng bị hở.
Bước 3: Giữ nguyên trong vòng 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.
Thực hiện đều đặn hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Xem thêm:
- Chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà
- 12 cách chữa đau răng tại nhà đơn giản, an toàn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!