Mẹo hay cách chữa bí tiểu dân gian hàng đầu 2023

Bí tiểu gây ra không ít khó chịu và phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bí tiểu hay khó tiểu là khi bàng quang đầy nước tiểu nhưng người bệnh không thể đi tiểu được hoặc tiểu không hết nước trong bàng quang khiến bàng quang luôn căng tức. Dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bí tiểu từ cây thuốc, lá thuốc lành tính. Bài viết dưới đây tổng hợp 9+ bài thuốc từ các cây thuốc nam chữa bí tiểu hiệu quả người bệnh có thể thực hiện tại nhà.

1. Nguyên nhân dẫn tới chứng bí tiểu

Trước khi tìm hiểu những cây thuốc nam chữa bí tiểu ta cần phải biết những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Bí tiểu là tình trạng bàng quang không được làm sạch nước tiểu sau mỗi lần đi tiểu hoặc thậm chí không thể đi tiểu dù bàng quang đã đầy nước. Tình trạng này có thể gặp ở nam và nữ nhưng phổ biến ở nam giới độ tuổi ngoài 40. Nam giới có khả năng mắc chứng bí tiểu cao hơn gấp 10 lần so với nữ giới.

Nguyên nhân khiến nam giới có nguy cơ mắc bí tiểu cao hơn là do bệnh lý ở tuyến tiền liệt, điển hình là phì đại và u xơ tuyến tiền liệt. Ngoài ra, bí tiểu ở cả hai giới còn có một số nguyên nhân khác:

  • Bệnh lý tại bàng quang: Viêm bàng quang, sỏi hoặc dị vật bàng quang, ung thư bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang,..
  • Bệnh lý đường tiết niệu: Sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo,…
  • Bệnh lý gây rối loạn hệ thần kinh trung ương: Alzheimer, Parkinson, u não,…
  • Bàng quang co bóp không đủ mạnh do chấn thương cột sống, thành bàng quang bị chai do viêm bàng quang mạn tính,….
  • Cơ vòng niệu đạo giãn nở không đủ rộng hoặc không giãn nở;
  • Niệu đạo không thông suốt gây bít tắc đường tiểu dẫn tới khó tiểu;
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim,…gây bí tiểu tạm thời;
  • Nhịn tiểu thường xuyên.

Bí tiểu uống thuốc gì? Tùy theo các nguyên nhân mà có các cách điều trị và những loại thuốc trị bí tiểu khác nhau. Ví dụ như các loại thuốc kháng alpha 1 như Alfuzosin, Terazosin, Doxazosin,.. có tác dụng làm teo nhỏ khối u tiền liệt ở cấp độ nhẹ. Thuốc lợi tiểu màu xanh (thuốc thông tiểu), thuốc Fluconazol điều trị viêm nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn đường tiết niệu,…Tuy nhiên, phương pháp dùng thuốc tây trị bí tiểu này chỉ dùng cho bệnh nhẹ mà không điều trị được khỏi bệnh, gây nên tái lại nhiều lần.

2. Mẹo chữa bí tiểu bằng các cây thuốc nam

Cách chữa bí tiểu dân gian dùng các cây thuốc nam chữa bí tiểu là cách chữa sử dụng các cây thuốc, lá thuốc do ông bà ta truyền lại để chữa bệnh. Dùng cây thuốc chữa bí tiểu mang lại hiệu quả cao, tương đối an toàn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Vậy uống gì trị bí tiểu là tốt? Bí tiểu uống gì? Sau đây là một số bài thuốc chữa bí tiểu, cách chữa bí tiểu tại nhà được ông bà ta sử dụng và truyền lại đến ngày nay.

2.1. Cách trị bí tiểu tại nhà bằng râu ngô

Bí đái uống gì? Mẹo trị bí tiểu uống nước râu ngô rất hiệu quả. Râu ngô có vị ngọt, tính bình, công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị các bệnh tiểu tiện không thông, tiểu rắt, tiểu ra máu, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu. Râu ngô đặc biệt tốt cho người bệnh về thận. Ngoài ra, râu ngô chứa nhiều vitamin và các chất vi lượng khác tốt cho sức khỏe tổng thể. Những cách chữa bệnh bí tiểu điển hình từ râu ngô:

2.1.1. Bài thuốc 1: Râu ngô và bầu đất chữa bí tiểu

Chuẩn bị: 20g râu ngô, 20g mã đề, 30g bầu đất.

Cách làm:

  • Rửa sạch 3 nguyên liệu trên và cho vào nồi đun với 1 lít nước.
  • Khi sôi hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 20 phút thì tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc uống thay nước lọc và liên tục trong 10 ngày.

2.1.2. Bài thuốc 2: Bài thuốc từ râu ngô và hoa súng

Chuẩn bị: 15g râu ngô, 15g hoa súng, 10g rễ cỏ tranh, 10g rau má, 10g rau diếp cá.

Cách làm:

  • Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào ấm chứa 550ml nước sạch.
  • Sắc nhỏ lửa còn 250ml thì tắt bếp.
  • Lấy nước thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì uống trong 10 ngày để thấy được thông tiểu.

2.1.3. Bài thuốc 3: Bí tiểu và cách điều trị từ râu ngô, hạt mã đề và cam thảo

Chuẩn bị: 50g râu ngô, 20g hạt mã đề, 10g cam thảo tươi.

Cách làm:

  • Hạt mã đề bỏ vào trong túi vải, rửa sạch râu ngô và cam thảo.
  • Cho các nguyên liệu và 500ml nước sạch.
  • Sắc nhỏ lửa còn 400ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước, bỏ bã uống 3 lần mỗi ngày khi còn ấm.

>>> XEM THÊM:

Bí tiểu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bí tiểu đi tiểu đau bụng dưới – 7 bệnh lý bạn cần chú ý

Bí tiểu sau khi sinh và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bí tiểu phải làm sao? Cách giúp trẻ dễ đi tiểu

Nguyên nhân gây hiện tượng bí tiểu ở nữ giới

2.2. Bài thuốc nam chữa bệnh bí tiểu từ trạch tả

Trạch tả vị ngọt nhạt, tính hàn, quy vào các kinh thận và bàng quang. Bài thuốc điều trị bí tiểu này có công dụng lợi tiểu, thẩm thấp, thanh nhiệt, chữa các chứng bí tiểu, tiểu ít.

2.2.1. Bài thuốc 1

Chuẩn bị: 12g trạch tả, 40g mỗi vị (bạch long cốt, tang phiêu tiêu, xa tiền tử), 80g cẩu tích.

Cách làm: Các nguyên liệu đem tán thành bột mịn. Mỗi lần uống pha 8g thuốc với một ít rượu trắng ấm để tăng tác dụng của bài thuốc.

2.2.2. Bài thuốc 2

Chuẩn bị: 12g mỗi vị (trạch tả, cây mã đề, trư linh, thạch vĩ), 8g xuyên mộc hương, 20g rễ cỏ tranh.

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

2.3. Nước mía kết hợp ngó sen – cách chữa đi tiểu khó đơn giản

Nước mía vị ngọt, tính mát, vào phế, vị, có tác dụng giải nhiệt, giáng khí, lợi niệu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện. Trong khi đó, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, tác dụng thải độc, giải nhiệt, lọc máu, làm sạch đường ruột, bổ máu, tốt cho phụ nữ và trẻ em. Vì thế kết hợp hai nguyên liệu này trị bí tiểu rất hiệu quả

Chuẩn bị: 500g mía tươi, 100g nõn ngó sen tươi.

Cách làm:

  • Mía tươi bóc vỏ, cắt khúc nhỏ 3cm, ép lấy nước.
  • Nõn ngó sen bỏ đốt, cắt khúc, ép lấy nước.
  • Trộn hai loại nước vào và khuấy đều. Mỗi ngày uống 3 lần.

Bài thuốc này công hiệu thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trị bí tiểu kèm tiểu nóng, nước tiểu vàng rất hiệu quả nên là cách chữa khó đi tiểu được nhiều người áp dụng.

2.4. Cách trị bí tiểu bằng rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải nhiệt, giải khát. Rễ cỏ tranh còn giúp tiêu ứ, lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt, trị bí tiểu, tiểu ra máu. Kết hợp rễ cỏ tranh với rau má có tác dụng tiêu nhiệt, giải độc, dưỡng âm, thanh lọc cơ thể.

Chuẩn bị: 10g rễ cỏ tranh, 10g rau má, 10g rau diếp cá, 15g hoa súng, 15g râu ngô.

Cách làm:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với 550ml nước sạch.
  • Khi thuốc sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Sử dụng nước thuốc 2 lần trong ngày. Uống 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể.

2.5. Mẹo chữa bí tiểu bằng kim anh tử

Kim anh tử có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, điều trị chứng tiểu rắt, bí tiểu. Bài thuốc trị bí tiểu từ kim anh tử:

Chuẩn bị: 1,5kg kim anh tử, đường trắng vừa đủ

Cách làm:

  • Kim anh tử đem rửa sạch, thái miếng rồi đun với 3 lít nước sạch.
  • Khi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ còn khoảng 1 lít nước thì vớt bã ra.
  • Lọc lấy phần nước thuốc đem đun tiếp đến khi thành dạng cao đặc lại.
  • Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với chút đường và nước ấm. uống 2 lần/ngày sẽ thấy giảm chứng bí tiểu, tiểu rắt khá hiệu quả.

2.6. Cách chữa bí tiểu dân gian từ bí xanh

Bí tiểu nên ăn gì? Bí xanh vị ngọt, tính mát, công dụng giải nhiệt, làm mát ruột, giải khát, lợi tiểu, giải độc và giảm béo. Bí xanh thường được dùng để trị tiểu đường, bệnh lý hệ hô hấp và bệnh lý hệ tiết niệu do nóng trong.

Chuẩn bị: 300g bí xanh

Cách làm:

  • Gọt vỏ, rửa sạch bí xanh, bỏ lõi rồi xắt miếng.
  • Ép bí xanh lấy nước cốt uống trực tiếp. Có thể trộn thêm ít muối tinh và nước lọc cho dễ uống.

Nếu không thể dùng nước ép bí sống thì bạn có thể đem bí luộc chín sau đó ăn cả cái lẫn uống nước. Một ngày ăn từ 300-500g bí xanh, áp dụng mẹo trị bí tiểu này từ 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

2.7. Cách điều trị bí tiểu bằng cây cúc tần

Cúc tần hay còn có tên gọi khác là từ bi, cây lức dây thuộc họ cúc. Là loại cây bụi cao từ 1-2m, lá mọc kiểu so le, hình bầu dục có dăng cưa ở mép. Theo Đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hóa.

Các bài thuốc từ cây cúc tần dùng để áp dụng chữa trị hiệu quả cho các trường hợp bị đau đầu, điều trị cảm mạo, đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, điều trị gai cột sống, chấn thương, ho do viêm phế quản, tăng cường tiêu hóa, chữa sỏi thận. Ngoài ra, cúc tần còn có thể chữa trị bí tiểu rất hiệu quả.

Dùng 100g lá cúc tươi hoặc khoảng 40g lá cúc đã phơi khô, đem đun với nước, sử dụng hàng ngày sẽ giúp trị bí tiểu đáng kể.

2.8. Dùng bột sắn dây trị bí tiểu

Sắn dây được biết đến là loại củ giải nhiệt, giải khát cho mùa hè nắng nóng. Sắn dây có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh phế, tỳ và bàng quang, có công dụng thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát, dùng để chữa các bệnh nóng trong người, bí tiểu, khó tiểu, sốt, khát nước, bệnh tiểu đường (đái tháo đường),… Bài thuốc từ sắn dây trị khó tiểu:

Chuẩn bị: 10g bột sắn dây

Cách làm: Pha bột sắn dây với nước lọc uống trực tiếp, có thể cho thêm chút đường cho dễ uống. Thực hiện liên tục 10 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Giải pháp khắc phục hiệu quả chứng bí tiểu nhờ thảo dược Đông Y

Theo Đông y, các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có bí tiểu là do thấp nhiệt, khí nóng dồn xuống bàng quang, bàng quang khí hóa bất thường, thận khí suy yếu. Do đó, để giải quyết tận gốc chứng bí tiểu thì phải cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, bổ thận.

Dựa trên nguyên lý này, Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường đã điều chế ra sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, không chỉ điều trị đái dầm, đái không tự chủ mà còn khắc phục hiệu quả chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là sự kết hợp hoàn hảo của 6 cây thuốc nam chữa bí tiểu trong Y học cổ truyền: tang phiêu tiêu, đẳng sâm, đương quy, quy bản, phục linh, cam thảo với dây chuyền sản xuất hiện đại được Bộ y tế chứng nhận là THUỐC có công dụng chính:

  • Bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
  • Định tâm, bổ huyết, ổn định hệ thần kinh thực vật;
  • Chữa trị tận gốc đái dầm, đái không tự chủ, giảm bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.

Bên cạnh những công dụng trên, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh còn giúp người bệnh hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát. Thuốc hoàn toàn an toàn cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi và phụ nữ sau sinh.

Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước thảo dược rất dễ sử dụng, mùi vị dễ chịu, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh mời các bạn truy cập VÀO ĐÂY.

Bí tiểu hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng cần được chữa đúng cách và càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng 9+ cách chữa bí tiểu dân gian bằng cây thuốc nam chữa bí tiểu trên đây giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc gọi điện tới số 087.658.8866. Chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ tư vấn cụ thể hơn.