Tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị áp xe răng hiệu quả

Nếu để kéo dài, áp xe răng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm làm chết tủy, mất răng. Vậy, nguyên nhân do đâu và cách điều trị áp xe răng như thế nào? Đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như nắm được phương pháp chữa trị và cách làm giảm giảm cơn đau nhé!

26/02/2022 | Cha mẹ nên biết để tránh các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em 26/02/2022 | Những điều nên biết trước khi niềng răng mắc cài trong suốt 25/02/2022 | Nguyên nhân khiến răng ố vàng và các phương pháp làm trắng răng tại nhà

1. Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở chân răng. Khi các mô nướu bị tổn thương, viêm nhiễm, vi khuẩn sẽ có xu hướng len lỏi vào bên trong. Lúc này, cơ thể nhận biết và chống lại chúng bằng cách sản sinh bạch cầu. Sau đó, dưới chân răng xuất hiện dịch mủ chính là xác của bạch cầu, vi khuẩn hòa chung với dịch cơ thể.

Mủ không thể thoát ra ngoài được sẽ tạo nên các ổ áp xe ở gốc xương hàm. Thời gian hình thành áp xe có thể rất nhanh chỉ trong một hoặc hai ngày khi nướu có dấu hiệu viêm sưng. Mọi đối tượng, từ trẻ em cho đến người lớn đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng, tích tụ mủ xảy ra ở chân răng

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng, tích tụ mủ xảy ra ở chân răng

Dấu hiệu nhận biết:

Ổ áp xe tích tụ mủ càng nhiều thì càng tạo áp lực lớn gây chèn ép dây thần kinh và các mô xung quanh đó. Vì vậy, triệu chứng dễ dàng nhận biết khi gặp phải tình trạng này là các cơn đau dữ dội, hoặc cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng.

Đồng thời lúc này, bạn sẽ thấy các mô nướu ở chân răng bị nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu sưng đỏ. Hạch dưới hàm cũng sưng to, tình trạng này có thể lan rộng đến khắp hàm, cổ, má.

Không chỉ vậy hơi thở của bạn còn có mùi khó chịu, nguyên nhân là do các vi khuẩn cư trú ở ổ áp xe sản sinh khí H2S. Cơ thể xuất hiện thêm những triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng như: sốt cao, mệt mỏi, chóng mặt, ớn lạnh,…

Nếu tại chân răng bị nhiễm trùng có mủ chảy ra cùng máu thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị áp xe răng kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng dễ dàng nhận biết khi gặp phải tình trạng này là các cơn đau dữ dội, hoặc cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng

Triệu chứng dễ dàng nhận biết khi gặp phải tình trạng này là các cơn đau dữ dội, hoặc cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng

Biến chứng thường gặp:

Nếu không chữa trị kịp thời vi khuẩn tích tụ trong xương hàm sẽ ngày càng lan rộng ra khắp vùng hai bên lưỡi, vùng dưới cằm,… từ đó tạo nên các ổ áp xe.

Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn trong ổ mủ sẽ làm chết tủy khiến răng lung lay và gãy rụng. Thậm chí chúng còn đi theo các mạch máu di chuyển đến tim, não và các cơ quan khác gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng.

Do đó, khi phát hiện tình trạng nhiễm trùng ở chân răng bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị áp xe răng sớm để nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu biến chứng.

2. Nguyên nhân dẫn đến áp xe răng

Nguyên nhân hình thành nên các ổ áp xe răng chủ yếu là do tủy răng bị tấn công bởi vi khuẩn trong thời gian dài. Dưới đây là những yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này:

  • Bị sâu răng, viêm nha chu,… hoặc mắc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng gây áp xe răng như: đái tháo đường, tim mạch,…

  • Vệ sinh và chăm sóc răng nướu không đúng cách, không loại bỏ hết các mảng thức ăn bám trên kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công tiết độc tố.

  • Gặp phải chấn thương hoặc tai nạn khiến răng sứt mẻ, men răng bị vỡ làm lộ rõ tủy bên trong.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hình thành các ổ áp xe răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hình thành các ổ áp xe răng

3. Cách điều trị áp xe răng hiệu quả

Để đưa ra biện pháp điều trị áp xe răng hiệu quả, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để nắm được tình trạng nhiễm trùng. Tùy vào từng trường hợp mà bạn sẽ được chỉ định các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc điều trị vẫn là loại bỏ ổ mủ, kiểm soát triệu chứng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng.

Cách làm giảm cơn đau:

Trước khi gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà dưới đây để giảm bớt cơn đau:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để khử trùng và loại bỏ mảng bám giúp răng miệng sạch sẽ.

  • Sử dụng túi trà ẩm đặt lên khu vực chân răng nhiễm trùng để giảm cảm giác đau.

  • Để kiểm soát cơn đau bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như: Acetaminophen, Ibuprofen,…

Lưu ý: Các biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, không khắc phục được hoàn toàn áp xe răng. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, ngăn không cho nhiễm trùng lan rộng hơn.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để khử trùng và loại bỏ mảng bám giúp răng miệng sạch sẽ

Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để khử trùng và loại bỏ mảng bám giúp răng miệng sạch sẽ

Điều trị áp xe răng cấp tính:

Trong các trường hợp cấp tính bước đầu tiên cần làm khi điều trị áp xe răng là loại bỏ ổ mủ gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Bằng cách bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch mở niêm mạc để hút bỏ dịch, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn bên trong. Sau đó, bác sĩ sẽ làm sạch vết thương và kê thêm cho bạn một vài loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm hạn chế nhiễm trùng tái phát.

Điều trị áp xe răng tận gốc:

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên bảo tồn răng bằng cách chữa viêm tủy. Với phương pháp này thì toàn bộ mạch máu, dây thần kinh bị hư hại sẽ được loại bỏ hết. Sau đó bác sĩ sẽ lấp lại lỗ hỏng, gắp mảnh răng vỡ, lấy vôi răng, trám răng hoặc bọc răng để tránh những đổ vỡ về sau.

Nếu vi khuẩn đã tấn công gây viêm nhiễm tủy răng và không thể điều trị bảo tồn được thì biện pháp hiệu quả ngay lúc này là nhổ răng, làm sạch mủ và giảm đau nhanh chóng.

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên bảo tồn răng bằng cách chữa viêm tủy

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên bảo tồn răng bằng cách chữa viêm tủy

Chăm sóc sau điều trị áp xe răng:

Để ngăn ngừa áp xe răng tái phát, bạn nên hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách và giữ cho răng luôn chắc khỏe, cụ thể:

  • Lựa chọn bàn chải có lông mềm mại, đầu nhỏ, đồng thời thay thế sau 2 – 3 tháng sử dụng.

  • Đánh răng ngày hai lần, dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám.

  • Ăn uống đủ chất, đồng thời bổ sung thêm vitamin, muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của răng.

  • Hạn chế ăn bánh ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, cà phê, rượu bia, các thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Kiểm tra răng định kỳ để có thể phát hiện sớm và đưa ra biện pháp khắc phục các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Áp xe răng là tình trạng xảy ra phổ biến, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mất răng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, khi phát hiện đường nướu có chảy mủ bạn nên tìm đến bác sĩ để có biện pháp điều trị áp xe răng.

Nhờ vào hệ thống máy móc tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, giúp bạn chẩn đoán và chữa trị áp xe răng hiệu quả. Để được giải đáp các vấn đề liên quan đến răng miệng, bạn có thể gọi đến hotline: 1900 56 56 56 các bác sĩ chuyên khoa sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.