Trước đây khi chiếu sáng tủ kệ chúng ta hay sử dụng nhiều nhất là dây LED và đèn led thanh 12v được cắt sẵn thành từng thanh. Các mẫu đèn này lắp đặt rất dễ ai cũng có thể tự làm được. Tuy nhiên, giờ đây với đèn LED thanh nhôm, chúng ta cần lựa chọn và lắp ráp theo kiểu may đo nên nhiều người cảm thấy phức tạp. Hôm nay An Phước Smart Light sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt đèn LED thanh nhôm đơn giản nhất có thể.
Đôi điều trước khi lắp đặt thanh nhôm định hình LED
Trước tiên, bạn hãy lưu ý là đèn LED thanh nhôm là loại đèn may đo, do đó bạn phải chọn đúng loại thanh nhôm, dây LED phù hợp, bộ đổi nguồn đủ dùng và cảm biến phù hợp ( nếu có). Như vậy thì trong quá trình lắp đặt và sử dụng chúng mới hoạt động trơn tru mà không gặp phải các sự cố nào. Để làm được điều đó bạn nên nhờ những người có hiểu biết về lĩnh vực này hoặc là nhờ nhân viên bán hàng cho chính xác nhất.
Lắp đặt thanh nhôm định hình LED không theo một quy trình chuẩn chính xác nào cả. Tại sao tôi lại nói vậy mà vẫn có bài viết về cách lắp đặt thanh nhôm ?
Lý do là vì mỗi loại thanh nhôm, mỗi ứng dụng, thậm chí mỗi người khác nhau sẽ có cách lắp khác nhau cho phù hợp. Chẳng hạn như có trường hợp chúng ta sẽ lắp hoàn chỉnh dây LED, đấu nối chúng vào thanh nhôm rồi mới lắp đặt lên; có trường hợp lại lắp đặt thanh nhôm vào đúng vị trí rồi mới tiến hành dán dây LED và tấm tán sáng.
Lắp đặt hoàn thiện đèn LED thanh nhôm trước khi cố định:
Ưu điểm:
Phù hợp với những vị trí khó lắp dây LED sau khi gắn cố định
Thường được sử dụng ở ứng dụng lắp nổi có nẹp thanh nhôm
Gắn dây LED sau khi cố định thanh nhôm
Ưu điểm:
Phù hợp với vị trí dễ dàng dán dây LED sau khi cố định
Phù hợp với các vị trí cần nối thanh nhôm với nhau như: nối dài thanh nhôm, các vị trí bo góc,…
Thích hợp cho các thanh nhôm bắn vít cố định trực tiếp qua đáy thanh nhôm.
Do vậy chúng ta nên cân nhắc trường hợp nào thì lắp đặt thanh nhôm LED hoàn chỉnh trước rồi gắn cố định, trường hợp nào thì gắn cố định trước rồi đấu nối sau nhé!
Các bước đơn giản lắp đặt đèn LED thanh nhôm
Có quá nhiều bạn hỏi về cách lắp đặt đèn LED thanh nhôm cho tủ bếp, tủ quần áo nên hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn lắp đặt đèn led định hình một cách đơn giản nhất: đó là lắp dây LED vào thanh nhôm trước khi cố định vị trí chiếu sáng.
Dụng cụ các bạn cần có: Que hàn điện, kéo tuốt dây điện, dây điện cỡ nhỏ, cưa sắt để cưa thanh nhôm và nhựa bọc.
Lưu ý: Các bước hướng dẫn có thể hơi dài nhưng đây là các bước hướng dẫn chi tiết, trông dài vậy thôi chứ thực chất rất dễ hiểu:
Bước 1: Đo đạc vị trí lắp đặt
Tiến hành đo các vị trí cần lắp đặt thanh nhôm. Bạn lưu ý đo chính xác để cắt thanh nhôm cho chuẩn, 1 lần là xong không phải cắt lại.
Bước 2: Tiến hành cắt thanh nhôm
Dùng bút dạ đánh dấu vị trí cần cắt thanh nhôm. Sử dụng máy cắt ( hoặc cưa) cắt theo vị trí đã đánh dấu. Sau khi cắt xong thì cạnh vết cắt sẽ rất sắc, bạn sử dụng dũa hoặc vật cứng mài nhẹ cho bong lớp mạt nhôm tránh tổn thương trong quá trình lắp đặt. Như vậy chúng ta đã có những thành quả đầu tiên.
Bước 3: Tiến hành bọc chì dây điện
Dùng kìm tuốt vỏ dây điện, tách vỏ bọc dây điện khoảng 3 mm và chấm chì đầu dây (dùng que hàn điện đánh sạch đầu dây trong nhựa thông trước khi chấm chì)
Trước khi chấm chì nhớ luồn dây qua nút bịt nhựa, loại có lỗ luồn dây
Luôn dùng cỡ dây 18 hoặc 22 AWG.
Bước 4: Gắn cảm biến ( nếu có):
Cảm biến được lắp đặt ngay sau dây nguồn và trước dây LED. Do vậy bạn lưu ý vị trí của nó và đầu âm (-) dương (+) để đảm bảo đúng mạch điện.
Bước 5: Gắn dây LED
Nếu bạn sử dụng cảm biến thì dây LED được gắn ngay sau cảm biến, nếu không có cảm biến thì dây LED được gắn ngay sau dây nguồn.
Bạn lưu ý kiểm tra dây LED để đảm bảo dây nguồn vào không chạm nhau và không bị lem giữa 2 điểm tiếp xúc của dây LED.
Tiếp sau đó sử dụng băng dính bọc cách điện vị trí đấu nối.
Bước 6: Lắp đầu bịt thanh nhôm
Chúng ta sử dụng đầu bịt thanh nhôm đi kèm để hạn chế bụi, côn trùng chui vào bên trong đèn.
Bước 7: Đo và cắt dây LED
Với chiều dài thanh nhôm đã cắt, bạn ướm dây LED sao cho vừa vặn với kích thước thanh nhôm. Chú ý cắt dây LED không để hụt quá sẽ tạo ra một khoảng tối ở cuối thanh nhôm gây mất thẩm mỹ.
Bước 8: Dán dây LED vào thanh nhôm
Bóc lớp keo dán 3M bên mặt dưới của dây LED, thổi sạch lớp bụi bẩn ở thanh nhôm và tiến hành dán dây LED vào thanh nhôm. Bạn lưu ý trong quá trình dán dây LED luôn căn chỉnh vị trí sao cho dây LED nằm chính giữa.
Bước 9: Cắt và gắn thanh tán sáng
Ước chừng vị trí cần cắt thanh tán sáng sau khi đã lắp đầu bịt thanh nhôm sao cho vừa vặn nhất. Sử dụng cưa để cắt nhựa tán sáng. Sau đó dùng tay ấn mạnh tấm tán sáng vào thanh nhôm. Lưu ý rằng ở tấm tán sáng có một lớp nilon mỏng bọc bên ngoài để hạn chế tình trạng xước sát của sản phẩm. Bạn không nên lột ngay mà để sau khi đã lắp đặt xong xuôi rồi mới lột.
Bước 10: Cố định nguồn điện và thanh nhôm vào vị trí cần lắp đặt
Đèn LED cần chấn lưu để hoạt động đúng điện áp cần thiết. Do vậy, bạn nên lựa chọn vị trí cố định chấn lưu phù hợp: không ẩm ướt, hạn chế tối đa bụi, thoáng và không đặt gần nơi dễ cháy nổ.
Cố định thanh nhôm vào vị trí cần lắp đặt: Lắp nổi ( lắp âm) bằng nẹp thanh nhôm đi kèm. Sau khi hoàn tất và thử đèn sáng, chúng ta dùng khăn lau bụi trong quá trình lắp đặt và bóc lớp nilon ở tấm tán sáng.
Như vậy là chúng ta đã có thể tự mình lắp đặt đèn LED cho tủ bếp thật dễ dàng phải không nào? Với những ứng dụng phức tạp cần tay nghề cao, bạn có thể thuê dịch vụ thi công lắp đặt thanh nhôm đèn LED để không tốn nhiều thời gian. Chúc các bạn thành công!
Bạn có thể quan tâm:
- Các loại thanh nhôm định hình LED hiện nay
- Địa chỉ bán thanh nhôm định hình tại Hà Nội
- Đèn LED thanh nhôm cho tủ quần áo
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!