Dọc mùng thường được ăn kèm với các món như canh chua, canh cá, sườn,… Chúng là nguyên liệu phổ biến trong các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, loại thực phẩm này rất dễ bị ngứa trong quá trình sơ chế. Đặc biệt, nếu sơ chế không tốt, khi ăn dọc mùng sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu, làm giảm hương vị món ăn. Hiểu được lo lắng của chị em, Lorca Việt Nam giới thiệu mẹo chế biến dọc mùng không còn bị ngứa. Hãy ghi chép và áp dụng ngay bạn nhé!
Xem thêm:
- Mẹo chọn mua và bảo quản chanh leo
Để dọc mùng không gây ngứa khi chế biến, bạn có thể sử dụng muối. Đầu tiên, dọc mùng sau khi mua về thì rửa với nước cho sạch bùn đất bám bên ngoài. Dùng tay hoặc dao tước bỏ phần xơ bên ngoài. Lưu ý, cần loại bỏ cả phần bụng- phần cong bên trong của dọc mùng.
Tiếp theo đó, cắt dọc mùng thành nhữn miếng vừa ăn. Cho dọc mùng đã cắt vào 1 cái chậu nhỏ, rắc vào một ít muối. Trộn đều dọc mùng với muối rồi để nguyên trong khoảng 15 phút. Tiếp theo, bạn cho một ít nước lạnh vào chậu, rửa sạch lại dọc mùng với nước. Dùng tay vò nhẹ và vắt cho dọc mùng ráo nước.
Mẹo chế biến dọc mùng không bị ngứa trên vừa đơn giản lại hiệu quả. Sau khi bóp muối, bạn chần sơ dọc mùng với nước nóng. Sau đó, cho dọc mùng vào các món ăn yêu thích. Lưu ý, trong quá trình bóp muối, bạn có thể đeo găng tay để tránh bị ngứa.
Mẹo chế biến dọc mùng không bị ngứa này tương tự với cách bóp muối. Cách này phổ biến hơn và được nhiều người sử dụng. Sau khi sơ chế dọc mùng bằng cách tước bỏ phần xơ bên ngoài, bạn chuẩn bị một chậu nước. Thêm vào chậu khoảng 2-3 muỗng canh muối, khuấy cho muối tan hoàn toàn.
Tiếp theo, cắt dọc mùng thành các lát chéo. Cho dọc mùng vào trong nước, ngâm trong khoảng 20-30 phút. Sau đó vớt ra và rửa sạch. Trong lúc rửa thì dùng tay bóp nhẹ cho dọc mùng hết ngứa. Chần qua dọc mùng với nước sôi rồi rửa lại với nước sạch. Làm cách này, dọc mùng không chỉ hết ngứa mà còn có độ giòn, cực kì thơm ngon.
Khi chế biến dọc mùng, ở công đoạn tước bỏ phần xơ, nhiều người sẽ gặp phải tình trạng ngứa tay. Mẹo chế biến dọc mùng không bị ngứa mà bạn có thể tham khảo để giảm thiểu tình trạng ngứa tay như sau:
- Sử dụng các loại bao tay nilong: Khi đeo bao tay nilong, bạn sẽ ngăn chặn được sự tiếp xúc trực tiếp giữa da tay và nhựa ở dọc mùng. Nhờ đó, tay sẽ không bị ngứa.
- Sử dụng sữa: Sữa là biện pháp hữu hiệu để phòng ngứa tay khi làm dọc mùng. Khi chế biến dọc mùng, bạn dùng sữa tươi thoa đều lên tay. Sau đó có thể sơ chế dọc mùng như bình thường. Thành phần của sữa sẽ phản ứng với chất gây ngứa, bạn có thể yên tâm chế biến các món từ dọc mùng mà không sợ bị ngứa tay.
- Dùng đường: Ngoài sữa, đường cũng được dùng để hạn chế ngứa tay khi sơ chế dọc mùng. Bạn chỉ cần dùng đường rửa tay với nước sạch. Đường sẽ làm hạn chế cảm giác ngứa tay.
- Ngoài ra, khi tay đã bị ngứa, bạn có thể hơ tay qua lửa. Nhiệt độ cao của lửa sẽ làm bạn mau hết cảm giác ngứa ở tay.
Với những mẹo chế biến dọc mùng không còn bị ngứa mà Lorca giới thiệu trên, chúc bạn áp dụng thành công. Dọc mùng là món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Áp dụng các cách chế biến dọc mùng không còn bị ngứa để việc sơ chế dọc mùng hay nấu những món có dọc mùng không còn là vấn đề khiến bạn e ngại.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!