Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới mang lại giá trị kinh tế cao. Gần đây, diện tích trồng mới sầu riêng ngày càng được mở rộng để thay thế các loại cây ăn trái, cây công nghiệp. Giai đoạn mới trồng, sầu riêng thường gặp các vấn đề như cây còi cọc chậm lớn; dễ bị các loại nấm bệnh, côn trùng gây hại. Vậy chăm sóc sầu riêng mới trồng như thế nào để cây phát triển khỏe mạnh; sức đề kháng cao chống chịu với nấm bệnh tốt là vấn đề được các nhà vườn trồng mới chưa có kinh nghiệm rất quan tâm.
Để giải quyết những vấn đề trên, nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Che phủ, giữ ẩm cho sầu riêng sau khi trồng
Sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao, không ưa khí hậu khô hanh. Nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển nằm trong khoảng từ 22 – 30oC. Nên sầu riêng được trồng nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Sau khi xuống giống, nhà vườn nên tiến hành che phủ, giữ ẩm cho đất trồng bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cành cây khô, thân ngô, thân chuối …để hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất mặt và không bị rửa trôi khi tưới nước.
Lưu ý: vật liệu che phủ cách gốc 15-20cm để hạn chế thối gốc
2. Trồng xen canh cây che nắng, chắn gió
Sầu riêng là cây ưa sáng nên không trồng mật độ quá dày để cây đón được lượng ánh sáng đủ để sinh trưởng và phát triển.
Khoảng cách phù hợp:
– Trồng chuyên canh: 6mx6m hoặc 7mx7m.
– Trồng xen canh: 8mx8m, 9mx9m hoặc 10mx12m.
Tuy nhiên ở giai đoạn cây con còn bé, nhà vườn nên tiến hành trồng xen canh thêm các loại cây trồng khác để che nắng, chắn gió cho sầu riêng con hạn chế rung lay gốc. Có thể trồng cỏ vetiver, muồng vàng, chuối để vừa tạo nguồn sinh khối cắt tỉa che phủ tại chỗ; vừa che nắng chắn gió, cải tạo đất trồng. Vì đa số đất trồng sầu riêng được chuyển đổi từ các vườn trồng cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp nên đã bạc màu, thoái hóa, nghèo dinh dưỡng.
3. Tưới nước, bón phân
Sầu riêng sau khi trồng nên tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất; đặc biệt trong vòng 45 ngày đầu mới trồng. Không bón hay tưới phân bón tổng hợp (NPK) dễ gây xót rễ trong khi cây ra rễ non. Khi cây trồng đã được 45 ngày; tiến hành bón thêm phân hữu cơ, phun amino acid để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây.
4. Kích thích sầu riêng con ra rễ mới
Sầu riêng con khi vừa được chuyển từ bầu đất xuống vườn trồng cần thời gian để thích ứng với môi trường mới. Khả năng hấp thụ và tìm kiếm dinh dưỡng của rễ vẫn còn hạn chế. Vì vậy để sầu riêng con nhanh bén rễ nhà vườn nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kích thích cây ra rễ non; như humic, các chủng nấm men kích rễ như Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp… Việc kích rễ được tiến hành kịp thời sẽ giúp cho sầu riêng con nhanh chóng thích nghi; hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu nuôi cây, đi đọt.
5. Phòng trừ côn trùng, nấm bệnh
- Phòng trừ rầy xanh
Trong giai đoạn cây đi đọt, loại côn trùng gây hại phổ biến trên sầu riêng đó là rầy xanh. Chúng chích hút khiến teo đọt, rụng lá hàng loạt. Vì vậy nhà vườn cần phun phòng rầy xanh ngay khi cây bắt đầu ra múi giáo.
- Phòng trừ nấm bệnh.
Trên lá: Phun nấm đối kháng Chaetomium để phòng trừ bệnh do nấm gây hại trên lá như đốm lá (đốm mắt cua), cháy lá chết ngọn, thán thư…
Dưới rễ: phòng trừ nấm bệnh trong đất gây lại cho rễ non như nấm Phytophthora, Fusarium, tuyến trùng. Nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để xử lý đất trồng sầu riêng trước khi xuống giống.
Đọc tiếp:
- Cách xử lý bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng con
- Bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng và biện pháp phòng trị
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!