Đất chính là một yếu tố tự nhiên mà hết sức quen thuộc với chính chúng ta. Đây là một thành phần được bao bọc lớp vỏ ngoài và nó được mệnh danh là làn da của trái đất. Mặc dù đất có khắp ở mọi nơi nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết cách để cải tạo chúng. Đặc biệt, Nhật Bản được biết đến là một trong những đất nước có biện pháp cải tạo đất hiệu quả nhất trên thế giới. Vì vậy, Defarm sẽ cung cấp cho bạn đọc hiểu thêm cách cải tạo đất của người Nhật qua bài viết dưới đây.
1. Cải Tạo Đất Là Gì?
Đất chính là môi trường sống và phát triển của những loại cây trồng và thực phẩm. Đó là nguồn nuôi dưỡng và duy trì sự sống trên chính hành tinh này. Tuy nhiên, do các yêu cầu của sự phát triển, chúng ta đã và đang sử dụng đất thông qua cách thâm canh, sử dụng quá mức nguồn dinh dưỡng được bổ sung từ bên ngoài vào trong đất. Điều đó đã làm cho đất ngày càng trở nên chai cứng và mất dần sức sản xuất. Như vậy, cần phải cải tạo đất để duy trì, phát triển bền vững. Một trong các biện pháp phổ biến hiện nay chính là sử dụng chất cải tạo đất.
Cải tạo đất là cải tạo môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi, cải tạo sự sống và hệ sinh thái cho đất. Đồng thời, đất sạch sẽ cung cấp khả năng sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả. Vì vậy, cần phải có các biện pháp cải tạo đất khô cằn cũng như các cách cải tạo đất trồng rau để đem lại năng suất nông nghiệp cao.
2. Lợi Ích Của Cải Tạo Đất Đối Với Nông Dân
- Cải tạo đất giúp tăng năng suất cây trồng nhờ được bồi đắp lại một lượng lớn chất hữu cơ. Bổ sung các chất hữu cơ cũng cần phải làm liên tục, đặc biệt là những vùng đất bị thoái hóa. Ngoài ra, sâu bệnh hại cũng được giảm thiểu rất nhiều, nhờ sự cân bằng của hệ sinh thái đất.
- Cải tạo đất giúp hạn chế xói mòn. Bên cạnh đó là tăng các hàm lượng dinh dưỡng, chất hữu cơ. Ngoài ra còn loại bỏ các loại khí nhà kính có trong khí quyển.
- Nhiều mảnh đất hiện nay đang gặp các vấn đề về độ nén đất quá cao. Hơn nữa còn gây khó khăn cho sự phát triển bộ rễ của cây trồng. Do đó, các loại củ nhằm phục vụ mục đích làm đất có thể giúp làm tơi đất.
3. Cách Cải Tạo Đất Của Các Nhà Nông Học Thế Giới
Akinori Kimura đã phải mất 6 năm để cải tạo đất trồng táo thần. Masanobu Fukuoka dành cả cuộc đời mình, thực hành canh tác thuận theo tự nhiên. Mới đây nhất chính là hai chàng trai Jua và Rômulo, người Brazil. Họ đã làm nên được những điều kỳ tích. Đó là tìm ra được cách cải tạo đất trong mảnh đất hoang đầy hóa chất, bằng cách cắt nhỏ các cành cây và rải đều trên mặt đất sau 2 năm. Tất cả đều cho được những kết quả vô cùng mới mẻ của nền nông nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó còn có một số biện pháp cải tạo đất hiệu quả mà Defarm muốn gửi đến bạn đọc tham khảo sau đây.
3.1. Cách Cải Tạo Đất Khô Cằn
Đối với đất khô cằn, có thể sử dụng vôi để cải tạo độ pH cho đất. Hoặc đối với đất bị bạc màu, nghèo nên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ. Điều đó giúp tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và bổ sung các chất mùn vào đất. Trên thế giới hiện nay, việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong cải tạo đất khá phổ biến và hiệu quả.
3.2. Cách Để Cải Tạo Đất Bị Nhiễm Mặn
Muốn sử dụng đất mặn hiệu quả trong nông nghiệp, việc cải tạo đất bị nhiễm mặn rất cần thiết. Có thể sử dụng biện pháp canh tác như thủy lợi, dẫn các nguồn nước ngọt vào vùng đất bị nhiễm mặn, tăng cường lai tạo các giống cây chống chịu mặn tốt, đưa các chất như CaCO3 hoặc CaSO4 vào đất. Ngoài ra, sau các vụ mùa, có thể trồng các loại cỏ có khả năng chịu mặn tốt. Một biện pháp rất phổ biến và hiệu quả được nhiều nhà nông học sử dụng, đó là sử dụng lượng vôi phù hợp giúp trung hòa độ mặn của đất.
3.3. Khai Hoang Vùng Đất Đầm Lầy
Đối với những vùng đất xa bờ hoặc các vùng đầm lầy gần biển do nước nông, thì cần phải bổ sung thêm đất tại đó. Có thể cải tạo đất bằng cách xây dựng các con đê gần bờ biển. Chú ý cần phải làm thoát nước giữa đê và bờ biển. Khi đó, các phù sa từ dòng chảy có thể được sử dụng để xây dựng vùng đất bị bồi lấp lên cao hơn và thoát nước dễ dàng hơn. Hoặc sử dụng đê để đóng các cửa sông thủy triều, giúp cải tạo đất đầm lầy.
Ngoài ra, có thể sử dụng máy bơm để chủ động trong việc thoát nước, giúp nâng nước lên các con đê. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng khi bề mặt đất cao hơn mực nước thủy triều. Việc cải tạo đất tốt ở khu vực đầm lầy có thể khai hoang để sản xuất lúa gạo. Ví dụ như ở Carolinas và Georgia ở Hoa Kỳ đã thành công ở lĩnh vực này.
3.4. Khai Hoang Các Vùng Ven Biển
Một phát triển lớn trong việc cải tạo các vùng đất ven biển đó là tại vùng tiếp giáp với Zuiderzee Hà Lan. Hệ thống đất lấn biển, hay còn gọi là đường đất thoát nước nhân tạo đã được sử dụng thành công. Để sản xuất các cây trồng trên đất cát mà không làm cạn kiệt đất, các nhà nông học đã sử dụng đất sét cát để sản xuất lúa. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ ngăn cản việc sử dụng các máy móc hiện đại. Đồng thời, cách này chỉ giới hạn ở khu vực Đông Nam Á hoặc những vùng có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào và nguồn đất sẵn có.
3.5. Cải Tạo Đất Bị Bạc Màu Và Xói Mòn
Ở những vùng ẩm ướt hoặc thường xuyên bị xói mòn, để cải tạo đất tốt thì trồng rừng là cách tốt nhất. Đồng thời, cần hạn chế để gia súc hoạt động ở trong khu vực này. Sự xâm lấn của các loài thực vật bản địa có thể tái tạo lại các khu vực bị xói mòn. Đối với những nơi dưới đất còn tơi xốp và màu mỡ, có thể sản xuất đồng cỏ hoặc các loại cây trồng gần giống khác để san lấp mặt bằng. Ở miền Đông nam Hoa kỳ, có loại cây họ đậu thường được sử dụng để chống xói mòn, sạt lở.
4. Kinh Nghiệm Cải Tạo Đất Hoang Của Người Nhật
4.1. Cách Tạo Đất Hiệu Quả Của Người Nhật
Trong vòng 5 năm đầu tiên thì người Nhật sẽ để cho mảnh đất này được nghỉ ngơi. Bởi chất lượng của nó xuống cấp vì bị ngấm thuốc trừ sâu, phân bón và các chất độc hóa học trong một thời gian dài. Sau 5 năm họ mới bắt tay vào việc thực hiện các công việc cải tạo.
Đầu tiên, họ sẽ thực hiện chăn nuôi bò. Phân của bò được sử dụng để cải thiện chất lượng đất. Đất này dùng vào việc trồng những cây xanh mà không bị ô nhiễm. Vì vậy, người Nhật đã chú trọng vào khâu cải thiện chất lượng đất ngay từ những bước đầu tiên. Những cây trồng này sẽ là nguồn thức ăn chính của bò. Khi cây trồng đạt được chất lượng cao thì sữa bò mới có chất lượng tốt và sản lượng đáng kể. Sản phẩm sữa bò mà không đạt chuẩn thì đều bị đổ đi. Sau khi chăn nuôi bò, người Nhật Bản sẽ trồng cây ăn quả, các loại củ và lương thực phổ biến. Trong suốt quá trình trồng cây, chăn nuôi, họ thực sự không dùng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nào.
4.2. Thành Quả Cải Tạo Đất
Người Nhật Bản thực sự đã nói không với thuốc trừ sâu và các hóa chất để làm tăng sản lượng. Biện pháp đó đã đem lại những thành quả vô cùng lớn cho nền nông nghiệp Nhật. Các sản phẩm chủ yếu như hoa quả, rau củ hay sữa bò đều được lấy từ mảnh đất Lai Dương và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Họ đã sản xuất ra sữa bò có giá 22 tệ/1 lít (tức khoảng 70.000 VND) và đắt hơn cả giá sữa trong nước gấp khoảng 1,5 lần. Dâu tây do họ sản xuất có giá là 120 tệ/Kg (khoảng 400.000 VND).
Việc không dùng hóa chất khi canh tác hay cải tạo của người Nhật Bản không chỉ bảo vệ môi trường, đem lại lợi nhuận tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp nâng cao đời sống của người dân. Cách làm việc của người Nhật đã khiến cả thế giới phải bất ngờ và ngả mũ nể phục.
4.3. Kinh Nghiệm Cải Tạo Đất Trên Những Cánh Đồng Của Nhật Bản
Tại những cánh đồng này, nông dân cải tạo đất bằng phương pháp trộn lá cây với đất, phân bò, đào hố sâu, ủ trong vòng ba năm.
Bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu cho cây. Sử dụng phân bón đúng theo quy trình, và xét nghiệm đất thiếu chất gì thì bổ sung vi lượng đó. Sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học nên không làm hại thiên địch. Kiên trì việc bảo vệ môi trường, luôn quan tâm giữ cây xanh và đảm bảo không chặt cây.
Đường giao thông đi đến từng cánh đồng là đường bê tông xi măng hoặc đường nhựa. Ngay trong mảnh ruộng nhà mình có một bụi tre nhỏ, bụi trúc, hồ nước nhỏ nhưng vẫn giữ, các nhà xây cất ở nông thôn rất đẹp. Đi đến đâu cũng thấy rừng cây, màu xanh ngút ngàn vô cùng đẹp.
4.4. Trang Trại Trồng Rau Công Nghệ Tại Nhật Bản
Người Nhật đã sử dụng cách cải tạo đất trồng rau hiệu quả. Các công đoạn để sản xuất rau đều có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị. Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật thực sự rất hạn chế để phòng chống nhiễm độc cho đất. Thời gian đất nghỉ thì cũng được bón phân hữu cơ hoặc các loại cỏ khô để tạo mùn, chống rửa trôi. Đất trước khi xuống giống rau đều được cải tạo, khử các vi sinh vật có hại đến sự phát triển của rau. Nhiệt độ, độ ẩm trên cánh đồng luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Trên đây là những cách cải tạo đất của người Nhật mà Defarm muốn gửi đến bạn đọc tham khảo. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc cải tạo đất. Từ đó, bạn có bạn có thể áp dụng cải tạo đất vào nông nghiệp để đem lại các sản phẩm có năng suất và hiệu quả cao nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!