Gợi ý cách bốc bát hương về nhà mới hàng đầu 2023

Bốc bát hương về nhà mới hay thay bát hương mới là một trong những thủ tục tâm linh rất quan trọng trong văn hoá thờ cúng của người Việt. Thay bát hương, bát nhang khi chuyển đến nhà mới nhưng phải biết cách làm cho đúng để luôn mang may mắn và vận may vào nhà.

Thủ tục bốc bát hương về nhà mới

Với một đất nước có tín ngưỡng như là Việt Nam thì thờ cúng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh. Thờ cúng tổ tiên ở đây gồm những người đã mất để thể hiện lòng biết ơn đối với đấng sinh thành. Thờ cúng tổ tiên là một phần quan trọng của người Việt. Nếu lựa chọn gửi lên chùa thì các gia đình chỉ cần gửi bát hương đi và chờ ngày lấy về.

Bát hương cần ghi rõ tên tuổi của gia chủ, tên người thờ cúng, địa chỉ nơi ở. Vì thế việc thủ tục bốc bát hương về nhà mới của mỗi gia đình là việc hết sức quan trọng và được lưu tâm.

Thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên

Thời điểm thích hợp để bốc bát hương

Thời điểm tốt để bốc bát hương về nhà mới là khi nào? Cuối năm là thời điểm lý tưởng để bốc bát hương, theo cách làm đúng theo phong thủy. Điều này có ý nghĩa xủa tan những xui xẻo và thay chân nhang mới. Do đó, nhiều người quyết định dọn dẹp bàn thờ, thay bát hương vào ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về trời.

Dù chọn thực hiện vào ngày nào, miễn là thành tâm là được. Để thuận lợi, bạn nên đổi bát hương vào ngày đẹp vì người xưa có câu là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Những lưu ý khi chọn ngày bao gồm tuổi của bạn, các sao thuận lợi, tránh những ngày có đại kỵ như sát tinh, tam nương, nguyệt kỵ…

Cách chọn người bốc bát hương

Cách bốc bát hương về nhà mới

Dù cho thay mới bát hương hay là bốc bát hương mới thì cũng phải làm cẩn thận và đúng cách, tránh được các điều đại kỵ. Làm tốt điều này sẽ giúp gia chủ được bình an, mọi sự suôn sẻ và mang lại sự may mắn trong cuộc sống cũng như công việc cho mọi thành viên trong đại gia đình của gia chủ. Cụ thể, cách bốc bát hương về nhà mới gồm những bước như sau:

Thủ tục bốc bát hương
Thủ tục bốc bát hương

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

  • Nếu bạn muốn bốc bát hương cho bàn thờ tổ tiên thì phải cần chuẩn bị ba bát hương mới. Các bát hương này sẽ là để thờ tổ tiên, thờ các đấng thần linh. Còn các trường hợp khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát hương là đủ.

Bước 2: Dùng tro đẻ làm cốt cho bát hương

  • Dùng tro trấu để làm cốt cho bát hương. Nếu như không có tro trấu thì có thể sử dụng cát trắng. Tuy nhiên bạn nên sử dụng tro trấu bởi vì dễ cho việc cắm nhang trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, tránh trường hợp cắm vào bị gãy chân nhang.
  • Và nếu có điều kiện bạn nên chuẩn bị thêm một gói Thất Bảo cho bát hương như: Thiết Vàng, Thiết Bạc cùng với các loại đá quý như: Thạch anh, Mã Lão,Ngọc hay xà cừ, san hô đỏ. Ý nghĩa của các bộ dụng cụ phụ này là để kích hoạt ngũ hành, thêm tài lộc và may mắn cho gia đình bạn.

Xem thêm: [Chia sẻ] Thủ tục nhập trạch lấy ngày và những lưu ý cần biết

Bước 3: Vệ Sinh bát hương

  • Sau khi chuẩn bị bát hương và cốt bát hương xong, chúng ta bắt đầu rửa sạch bát hương, theo quan niệm tâm linh thì bộ thờ cúng khi tiếp xúc với nước sẽ trở nên mát mẻ hơn, đồng thời ông bà tổ tiên chúng ta cũng sẽ được mát mẻ nơi cõi âm.
  • Các bạn nhớ sau khi rửa sạch bát hương, chúng ta nên rửa bát hương thêm một lần bằng rượu để khử tà để thổi bay các điều không may mắn.
Cách bôc bát hương về nhà mới
Cách bôc bát hương về nhà mới

Bước 4: Chuẩn bị văn khấn

  • Chuẩn bị bài văn khấn cho chu đáo, tránh làm qua loa cho có vì sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều điều không tốt trong cuộc sống sau này.

Bước 5: Chuẩn bị mâm cúng trang trọng

  • Chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch. Đây được coi là một trong các bước quan trọng để thông báo với toàn thể chư thần và các vị khuất mặt biết được sự xuất hiện và định cư của gia đình mình.

Bước 6: Tiến hành Bốc Bát Hương

  • Sau khi cúng xong, chúng ta tiến hành làm Bốc Bát Hương. Sau đó, dùng giấy tiền vàng mã đang hóa, hơ ngọn lửa vào đầu rồng trên đôi của Bát Hương.
  • Dùng ngón tay cái che lại đôi mắt rồng, tránh để lửa trực tiếp hơ vào mắt rồng. Đây xem như là một phương pháp khai quan cho Rồng, xua tan âm khí, các âm hồn quấy phá ám vào Bát Hương.
  • Sau khi hơ xong thì cho Gói Thất Bảo vào, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với nước gừng pha với Rượu để tro rơm được thanh tịnh.
  • Cuối cùng là lấy một vài chân nhang ở Bát Hương cũ cắm sang Bát Hương mới bốc xong, Khấn Vái tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên đã cho phép thay bát hương.

Xem thêm: Chưa Nhập Trạch Có Ngủ Lại Được Không?

Bước 7: Đặt Bát Hương lên bàn thờ mới

  • Sau khi hoàn thành các thủ tục nghi thức, chúng ta sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và bắt đầu cầu khấn để xin phép các chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mời các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng, nhang đèn.
  • Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính sau khi sắp xếp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng.

Những lưu ý quan trọng khi bốc bát hương về nhà mới:

  • Tự mình bốc bát hương về nhà mới có được không? Câu trả lời là có nếu bạn nắm đúng các quy trình của việc bốc bát hương.
  • Những cặp vợ chồng trẻ có bốc bát hương hay không? Câu trả lời là không nên vì việc bốc bát hương phải là người chủ trong gia đình và thường là ông bà hai bên.
  • Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ phải tuân theo quy tắc sau: Bát hương Thần Linh Thổ Công ở chính giữa, to nhất, bên trái từ hướng phía dưới nhìn lên ban thờ là bát hương Bà Cô – Ông Mãnh, và còn lại là Bát Hương Gia Tiên.
  • Nếu như không có việc bất khả kháng thì bạn không nên di chuyển bát hương.
  • Khi rút chân nhang nên để lại 5 chân nhang và còn lại thì đem đi hóa thành tro.
Lưu ý khi bôc bát hương
Lưu ý khi bốc bát hương

Những câu hỏi thường gặp?

⭐⭐⭐Bốc Bát Hương Thờ Cúng Gia Tiên Bằng Cát Có Được Không?

Có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Cát, gạo, tro hay bất cứ thứ gì khác mà bạn cho là sạch đều có thể dùng để bốc bát hương. Ở miền Trung, chỉ toàn là cát trắng ở nơi có Trường Sơn.

⭐⭐⭐Nên bỏ gì vào bát hương?

Các thầy cúng thường đặt một bộ cốt thiết vào bát hương bao gồm vàng, bạc, thạch anh, ngọc bội, mão, xà cừ và san hô đỏ, để tạo ra trường năng lượng và linh khí sẽ phù hộ cho con cháu sức khỏe, thịnh vượng và thành công trong cuộc sống. Ngọc, bạc và vàng là ba thứ cần phải có khi bốc bát hương.

⭐⭐⭐ Bát nhang đầy, có nên rút tỉa chân nhang?

Không gian thờ cúng là nơi phải sạch sẽ và thanh tịnh. Như thế mới thể hiện được lòng thành tâm, chu đáo của gia chủ. Vì thế, khi bát nhang đầy thì bạn nên rút tỉa chân nhang.

Lời kết

Trên đây là cách bốc bát hương về nhà mới cùng những lưu ý mà Dịch Vụ Chuyển Nhà Trọn Gói Viet Moving chia sẻ đến bạn. Mong rằng các bạn có thể trang bị thêm được những kiến thức bổ ích về tục thờ cúng tâm linh này để cuộc sống được nhiều ơn phước.

Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết liên quan khác tại đây:

[Giải đáp] Có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch hay không?