Sự “Lên Ngôi” Của Phương Pháp Bấm Huyệt Trị Ho Ở Chân

1. Bấm huyệt chữa ho ở chân

Theo đông y hầu hết các bộ phận và cơ quan trong cơ thể đều có những vùng đại diện ở bàn chân, các huyệt ở chân đều có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan, phủ tạng.

Do vậy việc bấm huyệt ở chân không chỉ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể mà còn có tác dụng trị một số bệnh nhất định, trong đó có ho.

cách bấm huyệt chữa ho

Cách bấm huyệt chữa ho

Vậy bạn đã biết bị ho bấm huyệt nào chưa?

Câu trả lời đó chính là huyệt Dũng tuyềnhuyệt Xích thược.

1.1. Huyệt Dũng Tuyền

Huyệt Dũng Tuyền – một đại huyệt chữa ho nằm ở dưới gan bàn chân.

Vị trí của huyệt Dũng tuyền đó là chỗ lõm ở 1/3 trước gan bàn chân khi co bàn chân và các ngón chân lên.

Để chữa ho khan, ho dai dằng lâu ngày, bạn chỉ cần day bấm huyệt này 15 phút mỗi chân và làm liên tục 3 lần như vậy, sau khoảng hai đến ba ngày sẽ thấy cải thiện cơn ho rõ rệt. Mỗi ngày nên làm 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để có kết quả tốt nhất.

Một cách khác đó là dùng dầu nóng thoa vào vị trí huyệt Dũng tuyền rồi đi tất ấm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ thấy cơn ho của bạn đã thuyên giảm hẳn.

huyệt dũng tuyền trị ho

Huyệt Dũng tuyền có rất nhiều công dụng trong trị bệnh

Khi bấm huyệt Dũng tuyền trị ho, có thể day bấm đơn độc huyệt này hoặc phối hợp thêm với các huyệt khác để trị ho lâu ngày dẫn đến họng sưng đau, hen suyễn,…

1.2. Huyệt Xích Thược

Bấm huyệt Xích thược có công dụng trị ho suyễn, viêm họng, viêm amidan.

Huyệt này nằm ở nếp gấp khủy tay, khi lấy huyệt người bệnh gấp khủy tay lại sẽ xác định được vị trí huyệt ở nếp gấp khủy, bờ ngoài cách tay.

Tiến hành xoa bóp bằng cách đặt ngón cái vào huyệt và bấm liên tục trong 1 phút, sau đó bấm huyệt Khổng tố anh (nằm ở bờ ngoài cẳng tay, cách cổ tay 7 thốn) và day bấm từ 1 đến 3 phút mỗi lần.

1.3. Huyệt Phong Long

Huyệt Phong long – vị trí ở đỉnh mắt cá chân ngoài lên 8 thốn hoặc lấy huyệt ở điểm giữa nếp kheo chân và mắt cá chân ngoài.

Huyệt Phong long có tác dụng hóa đờm thấp, chủ trị ho có đờm, chóng mặt, hen suyễn khó thở; hoặc có thể phối với huyệt Nhiên cốc ở chỗ lõm sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường nối da gan chân và mu chân – để chữa cổ họng sưng đau do ho nhiều.

>>> Bấm huyệt trị ho ở chân có thể kết hợp với bấm huyệt trị ho ở một số vùng khác trên cơ thể như huyệt Thiên đột (ở vị trí giữa chỗ lõm trên bờ xương ức), huyệt này có tác dụng làm thông phế khí, tuyên phếm hóa đờm, lợi hầu họng; hoặc kết hợp day bấm với huyệt Hợp cốc, huyệt Thái uyên,…

2. Lưu ý áp dụng cách bấm huyệt chữa ho

Bấm huyệt chữa ho đem lại hiệu quả không thể phủ nhận, tuy nhiên bởi đây là cách tác động cơ học vào da thịt, mạch máu, thần kinh thông qua các huyệt vị nên cần một số lưu ý khi áp dụng.

Đối với day bấm huyệt trị ho dưới lòng bàn chân như huyệt Dũng tuyền thì không nên bấm quá lâu, ngược lại sẽ làm phản tác dụng. Lực xoa bóp cũng nên vừa đủ, nếu quá yếu thì không tác động được vào huyệt chữa bệnh, còn nếu lực quá mạnh thì có thể gây tổn thương cho cơ thể.

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Đề Cử 3 Món Ăn Trị Ho Hiệu Quả Cho Mọi Nhà. Xem Ngay tại Món Ăn Trị Ho.

lưu ý cách bấm huyệt chữa ho

Cần bấm huyệt chữa ho với một lực vừa đủ

Không sử dụng dầu nóng trong xoa bóp bấm huyệt trị ho cho trẻ nhỏ mà chỉ nên sử dụng rượu gừng và dùng lực xoa bóp nhẹ nhàng.

Một số trường hợp không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt để chữa ho là những người đang có chấn thương hoặc vết thương hở ở chân, bàn chân vì những tác động cơ học khi bấm huyệt có thể làm cho tình trạng vết thương của bạn nặng thêm.

Phương pháp bấm huyệt trị ho ở chân khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao, hơn nữa lại không nhiều tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc nên bạn hãy thử áp dụng khi bị ho để hỗ trợ điều trị những cơn ho dai dẳng của minh nhé.