Ăn chay là chỉ ăn thực vật. Điều này đúng nhưng chưa đủ.
Trên thế giới hiện nay có nhiều trường phái ăn chay khác nhau, chế độ chỉ ăn thực vật hay ăn thuần chay (vegan) chỉ là một trong số đó. Vậy cụ thể có các trường phái ăn chay nào?
Trước khi khám phá về các trường phái ăn chay đang thịnh hành trên thế giới, hãy cùng tìm hiểu một chút về bản thân việc ăn chay.
Thế nào là ăn chay?
Là một nước có truyền thống trọng nông nghiệp, việc ăn chay vốn dĩ chẳng xa lạ gì với người Việt Nam.
Hiểu đơn giản, ăn chay tức là ăn thực vật, kiêng ăn thịt động vật. Mục đích cốt yếu là tránh việc sát sinh hại mạng các con vật để phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.
Nghĩ đến ăn chay, nhiều người bị “ám ảnh” bởi những bữa ăn thanh đạm quá đỗi với độc cơm trắng muối vừng. Sang hơn thì có thêm đậu hũ chấm nước tương và một số loại rau củ.
Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới bữa ăn của những nhà tu hành đức độ, sống một cuộc sống thanh bần, giảm thiểu tối đa nhu cầu ăn uống để có thể thăng tiến trên đường đạo.
Trong thế giới hiện đại, ăn chay đã không còn là một chế độ ăn dành riêng cho những người tu hành. Càng ngày càng có nhiều người tìm đến ăn chay như một phương pháp bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường và bảo vệ các sinh vật sống trên hành tinh này.
Vì ăn chay với những mục đích khác nhau mà hiện nay cũng có nhiều trường phái ăn chay khác nhau. Bản chất vẫn là tránh giết hại các con vật, nhưng mở rộng các loại thực phẩm có thể ăn để đảm bảo sức khoẻ.
Các trường phái ăn chay phổ biến trên thế giới
Ăn thuần chay (Vegan)
Trước đây, khi nhắc đến ăn chay, chúng ta sẽ ngầm hiểu là ăn thuần chay. Đây là chế độ ăn chay chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Điều này có nghĩa, người ăn thuần chay sẽ không sử dụng mật ong, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Thay vào đó, họ ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, các loại hạt, rau củ và trái cây.
Trong trường phái ăn thuần chay có 2 trường phái khá đặc biệt đó là: ăn chay thực dưỡng và ăn chay chỉ ăn trái cây (fruitarian).
Ăn chay thực dưỡng (Macrobiotic Diet)
Là một chế độ ăn uống rất tinh vi tuân theo nguyên lý Âm – Dương trong triết lý phương Đông.
Trường phái thực dưỡng cho rằng, mỗi thức ăn đều mang một đặc tính Âm hoặc Dương nhất định. Có thể biến chuyển thuộc tính Âm – Dương của một thực phẩm thông qua cách chế biến.
Ăn thực dưỡng hướng đến sự quân bình âm dương trong cơ thể thông qua các thực phẩm. Nhờ quân bình âm dương, sức khoẻ được tăng cường, giảm thiểu bệnh tật, gia tăng trí tuệ, hạnh phúc, tình thương.
Người tuân theo chế độ ăn chay thực dưỡng Ohsawa chủ yếu ăn ngũ cốc nguyên cám (tiêu biểu nhất là gạo lứt), vừng, các loại đậu hạt, các loại rau củ.
Ăn chay chỉ ăn trái cây (Fruitarian, Fruit Diet)
Là một chế độ ăn chay tiêu thức ăn chủ yếu là các loại trái cây tươi, hoàn không sử dụng trái cây sấy khô hay mứt trái cây, hạn chế ăn các loại ngũ cốc, đậu, hạt, rau củ.
Một số người theo trường phái chỉ ăn trái cây thậm chí không sử dụng các loại trái cây được thu hoạch công nghiệp mà chỉ ăn trái cây rụng trên mặt đất.
Hiện nay, số lượng người theo trường phái Fruitarian đang gia tăng. Người nổi tiếng nhất theo đuổi chế độ ăn chay là chính là Steve Jobs, vị CEO huyền thoại của Apple.
Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng, Fruitarian là một trường phái ăn chay khá “khoai”. Nguy cơ thiếu hụt các chất cần thiết (như protein chẳng hạn) là rất cao.
Một số người phát triển khái niệm thuần chay thành một lối sống thay vì một chế độ ăn đơn thuần. Bên cạnh việc ăn uống, họ còn tuyệt đối không sử dụng tất cả sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ví dụ như áo lông thú, túi xách da cá sấu, chổi lông gà…thậm chí còn từ chối dùng các loại dược phẩm thử nghiệm trên động vật.
Khác với ăn thuần chay (vegan) các trường phái ăn chay tiếp sau đây thuộc nhóm Plant-based Diet, tức là ăn chủ yếu thực vật những vấn có thể sử dụng một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Xem thêm: sự khác biệt giữa vegan và plant-based
Ăn chay có trứng (Ovo Vegetarian Diet)
Ăn chay có trứng (Ovo Vegetarian Diet) hoàn toàn giống với chế độ ăn thuần chay. Điểm khác biệt duy nhất là trường phái này cho phép ăn trứng, tất nhiên là trứng gà công nghiệp.
Họ cho rằng, trứng gà công nghiệp hoàn toàn không có sự thụ tinh giữa gà mái và gà trống nên bên trong quả trứng hoàn toàn không có mầm sống. Cho nên việc ăn trứng gà công nghiệp hoàn toàn không tước đoạt quyền được sống của những chú gà con.
Ăn chay có sữa (Lacto Vegetarian Diet)
Trái ngược với Ovo Vegetarian Diet, Lacto Vegetarian Diet hoàn toàn không ăn trứng dù có là trứng gà công nghiệp.
Tuy nhiên những người theo trường phái ăn chay này có thể thêm sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò vào trong thực đơn của mình.
Ăn chay có cả trứng và sữa (Lacto-Ovo Vegetarian Diet)
Đây là trường phái ăn chay kết hợp 2 trường phái ăn chay kể trên. Vừa có thể ăn trứng gà công nghiệp lại vừa có thể uống sữa bò và sử dụng các sản phẩm từ sữa bò.
Lacto-Ovo Vegetarian có thể xem là chế độ ăn chay dễ tiếp cận nhất đối với những người mới chuyển sang ăn chay. Nó phù hợp với những ai vẫn còn lo ngại (dù thực sự không cần thiết) rằng việc ăn thực vật sẽ gây thiếu chất.
Tham khảo: 9 nguồn protein cho người ăn chay
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các trường phái ăn chay phổ biến trên thế giới hiện nay. Nếu bạn biết thêm các trường phái ăn chay nào khác, mình rất vui nếu bạn chia sẻ và góp ý bằng cách để lại bình luận phía dưới bài viết này.
Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.
Ăn Chay Nào!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!