13 nguyên tố dinh dưỡng cần cho lúa | Nông thôn mới Phú Thọ

13 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu

Nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều được gọi là đa lượng gồm đạm (N), lân (P), kali (K), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần trung bình được gọi là trung lượng gồm có canxi (Ca), magie (Mg), silic (Si), lưu huỳnh (S), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần ít được gọi là vi lượng gồm có 6 nguyên tố: Sắt (Fe), kẽm (Zn), man gan (Mn), đồng (Cu), bo (B), mô líp đen (Mo).

– Vai trò của canxi: Can xi là một thành phần thiết yếu cấu tạo của tế bào, giúp cho sự hình thành và phát triển rễ, canxi làm tăng hoạt tính của một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây giúp cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển đường đến hạt của cây lúa, canxi còn giúp cho cây lúa chịu úng, khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của Fe, Al.

– Vai trò của magie (Mg): là thành phần cấu tạo diệp lục, nâng cao hiệu suất quang hợp, tổng hợp gluxit trong cây, tham gia vào nhiều loại men, hợp protein cho hạt, Mg giữ cho độ Ph trong tế bào của cây ở phạm vi thích hợp, tạo điều kiện tốt cho các quá trình sinh học để tổng hợp dinh dưỡng.

– Vai trò của lưu huỳnh (S): Tham gia trong quá trình hình thành các axit amin, protein, xúc tiến nhiều quá trình sinh học trong cây như quang hợp, hô hấp, xúc tiến quá trình chín của hạt.

– Vai trò của silic (Si): Si khi phân tích trong cây lúa ta thấy, 1 tấn thóc cây lúa hút khoảng 15 – 20kg N thì có đến 80kg SiO2, như vậy cây lúa hút Si nhiều hơn gấp 4 lần đạm. Si có vai trò đặc biệt để hình thành lông, gai ở bẹ và thân lá lúa, làm tăng khả năng chống đổ ngã, chống sự thâm nhập của sâu bệnh.

– Vai trò của các nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu, B và Mo) các nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng tham gia vào hoạt động của các men để hình thành các vitamin, khoáng hòa tan, tổng hợp dinh dưỡng dự trữ vào hạt làm tăng hương vị, chất lượng cho hạt gạo, giảm gạo gẫy tăng độ bóng, độ trong của hạt gạo, tăng mùi thơm, tăng độ dẻo, tăng giá trị nông phẩm.

Phân bón Văn Điển thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng lúa

– Phân lân Văn Điển ngoài lân dễ tiêu (P2O5) = 16%, còn có hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là canxi 28 – 30%, magie 15 – 17%, silic 24 – 30% cùng các chất vi lượng: Sắt 4%, đồng 0,02%, kẽm 0,02%, bo 0,04%, mô líp đen 0,02% và mangan 0,02%. Tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng lên đến 72% với cây lúa trên các loại đất không phải là đất phèn thì chỉ cần bón 400-500kg/ha là thỏa mãn đủ lân, canxi, magie, silic và 6 chất vi lượng. Còn trên đất phèn, phèn mặn thì lượng bón cao hơn từ 600-700kg/ha, đã thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa.

– Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan. Gồm phân chuyên dùng bón lót trước khi cấy hoặc gieo sạ có các dòng sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, ĐYT NPK 10.12.5, các loại này có hàm lượng dinh dưỡng trung vi lượng chiếm đến 48%, với lượng bón lót từ 700-800kg/ha đối với ĐYT NPK 5.10.3 hoặc 6.11.2. Hoặc bón 500-600kg/ha đối với ĐYT NPK 10.12.5 là thỏa mãn tất cả các chất đa trung vi lượng cho cây lúa trong thời kỳ làm đòng. Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, ĐYT NPK 12.8.12 chứa các chất trung vi lượng từ 22-40% tùy theo từng loại. Với định mức bón 360-400kg/ha ĐYT NPK 16.5.17 hoặc bón 450-500kg/ha ĐYT NPK 12.8.12 là cây lúa thỏa mãn tất cả nhu cầu dinh dưỡng để đẻ nhánh. Thực tế nhiều năm qua cho thấy phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân cả nước tin dùng và mang lại hiệu quả. Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư.