Măng khô nấu gì ngon? Măng khô chỉ dùng để nấu miến rong thôi ư? Không đâu. Bạn muốn xào, kho hay nấu canh? Ăn phở hay miến? Tủ đông nhà bạn đang có thịt heo, thịt gà, thịt vịt, hay thịt bò? Cùng Barona học ngay 13 công thức này để ăn măng không ngán trong 14 ngày ngay nhé!
1. Chân giò hầm măng khô
Chân giò hầm măng khô là một món ăn truyền thống ngày Tết của các gia đình miền Bắc. Như đúng tên gọi của nó, món ăn này gồm hai nguyên liệu chính là chân giò và măng khô. Cho thêm vài cây nấm hương nhỏ cho đậm vị ninh nhừ cùng thịt và một chút hành lá nấu thành canh theo công thức miền Bắc. Tại một số nơi, công thức có chút biến tấu, thịt chân giò sẽ có màu vàng óng do ngấm màu măng khô và nước hầm sẽ nấu cô hơn.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Móng giò
-
Măng khô
-
Hành tím
-
Hành lá
-
Nước vo gạo
Cách thực hiện
– Bước 1: Măng khô sau khi ngâm và rửa nhiều lần, nhiều ngày để loại bỏ độc tố và vị đắng đem xé nhỏ, thái miếng. Tiếp tục luộc nhiều lần để loại bỏ độc tố còn xót. Cuối cùng tẩm gia vị, xào săn lại cho ngấm.
– Bước 2: Móng giò sau khi sơ chế sạch sẽ, ướp gia vị thấm đều, đem đi xào săn và ninh nhừ cùng nước luộc gà.
– Bước 3: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Phi thơm hành tím rồi đem xào săn.
– Bước 4: Cho măng, mộc nhĩ, nấm hương vào nồi hầm móng giò và tiếp tục ninh.
– Bước 5: Khi móng chín mềm, măng ngấm vị, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng. Xong xuôi, thêm hành ngò và tắt bếp.
2. Canh măng khô móng giò heo
Cách chế biến món măng khô móng giò heo cũng tương tự như món chân giò hầm măng khô. Móng giò sau khi ninh nhừ cùng măng khô cần đạt được độ mềm, béo, sụn giòn sần sật ăn cùng măng đậm vị.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Măng khô
-
Móng giò
-
Sườn vai
Cách thực hiện
– Bước 1: Sơ chế măng khô để loại bỏ vị đắng và độc tố. Măng sau khi luộc chín, xé nhỏ hoặc xắt thành miếng vừa ăn, ướp tẩm gia vị trong 30 phút và đem xào.
– Bước 2: Móng giò sau khi làm sạch, xào săn cùng gia vị cho ngấm và đổ nước nào ninh.
– Bước 3: Xương ninh đã mềm, cho măng vào và để lửa sôi từ 10 – 15 phút thì tắt bếp. Cuối cùng nêm nếm thêm gia vị nếu cần thiết là hoàn thành.
3. Bún măng giò heo
Bún măng giò heo – lại một sự kết hợp giữa chân giò và măng khô với vị thơm của hành lá và ngò, vị nồng của măng và vị béo ngậy cùng tiếng giòn sật của gân giò sẽ là một món ăn bổ dưỡng cho những ai vừa ốm dậy.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Chân giò heo
-
Măng khô
-
Bún khô
-
Hành tây
-
Hành tím
-
Hành lá
-
Đường phèn
-
Ngò rí
Cách thực hiện
– Bước 1: Măng sau khi ngâm, xé thành sợi vừa ăn, chần với nước sôi để loại bỏ độc tố và đem đi xào săn cùng gia vị.
– Bước 2: Chân giò sau khi sơ chế sạch sẽ, bỏ vào nồi hầm cùng hành tây xắt miếng và gia vị để nấu nước dùng.
– Bước 3: Xào xơ măng cùng hành tây trong nồi nước dùng, đổ nước, nêm thêm gia vị, nấu trong 10 phút, cho thêm vài đầu cọng hành lá khi tắt bếp.
– Bước 4: Trụng bún, thêm chân giò, mang, nước dùng và nước lèo vào một tô. Trang trí và bày thêm một số đồ ăn kèm như rau sống, chanh hoặc ớt.
4. Gà nấu măng khô
Gà nấu măng khô – một sự lựa chọn thay thế cho những bạn nào không thích vị béo của chân giò nhưng rất thích ăn măng có thể thử với thịt gà. Một món ăn khá quen thuộc trong các đám hỏi. Vị thơm của gà, nồng của măng cùng một chút hành lá xanh xanh cho bắt mắt sẽ làm bạn khó lòng mà cưỡng lại.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Thịt gà
-
Măng khô
-
Hành tím
-
Hành tây
-
Dầu mè
Cách thực hiện
– Bước 1: Măng sau khi sơ chế sạch, an toàn, luộc trong vòng 40 – 50 phút với lửa lớn. Sau đó xắt thành sợi vừa ăn và tiếp tục luộc thêm 20 phút, vớt ra và để ráo.
– Bước 2: Thịt gà sơ chế sạch sẽ, ướp gia vị và để thấm trong vòng 20 phút.
– Bước 3: Xào săn thịt gà cùng gia vị, cho măng vào xào chung, thêm gia vị, thêm nước, đun khoảng 30 phút. Điều chỉnh lửa, thêm gia vị, đun chừng 5 – 7 phút nữa là tắt bếp.
5. Vịt nấu măng khô
Vit nấu măng khô – nếu chế biến đúng cách vịt sẽ không ra quá nhiều mỡ gây cảm giác ngấy, thay vào đó là mùi thơm, béo của thịt vịt, cùng măng đậm đà sau xào lăn.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Vịt
-
Măng khô
-
Gừng
-
Ớt
-
Tỏi
-
Hành khô
-
Rượu trắng
-
Hành lá
-
Rau mùi
-
Rau răm
Cách thực hiện
– Bước 1: Làm sạch và khử mùi hôi vịt bằng gừng và rượu. Sau khi trần qua, đem luộc cùng hành tây, gừng nướng, nêm chút hạt nêm cho vừa ăn.
– Bước 2: Măng sau khi sơ chế, thái nhỏ, xào măng cùng gừng, gia vị, thêm chút nước và đun măng cho nhừ trong khoảng 30 phút.
– Bước 3: Thịt vịt chín tới, vớt ra, cho măng vào nồi đun mềm, nêm gia vị và tắt bếp.
– Bước 4: Thịt vịt chặt miếng vừa ăn, trưng ra bát kèm măng, trang trí thêm hành, ớt là hoàn thiện.
6. Thịt xào măng khô
Món thị xào măng khô có thời gian chế biến thịt chỉ trong vòng 10 phút nhờ vậy vẫn giữ được nước, độ ẩm bên trong thịt. Thịt cho ra có vị ngọt, mềm từ thịt và hành tây, vị thơm của hành phi và vị nồng của măng khô, cực kỳ đậm vị, ăn với cơm hoặc ăn kèm phở đều được.
Nguyên liệu chuẩn bị
-
Măng khô
-
Thịt nạc heo
-
Cà rốt
-
Hành tím
-
Ngò rí
-
Tiêu xay
Cách thực hiện
– Bước 1: Thịt sau khi làm sạch, xắt thành miếng, ướp cùng hành tím, tỏi, muối, tiêu và một chút dầu ăn trong vòng 20 phút.
– Bước 2: Măng sau khi sơ chế để loại bỏ vị đắng và độc tố sau nhiều bước ngâm và luộc sôi nhiều lần trước khi nấu, xé hoặc thái thành miếng nhỏ vừa ăn, vắt ráo nước.
– Bước 3: Xào thịt heo cùng hành phi thơm. Khi thịt chín lớp ngoài, cho măng và cà rốt xắt sợi vào xào cùng. Nên nếm gia vị vừa ăn, xào khoảng chừng 5 phút cho thịt chín và ngấm đều gia vị thì tắt bếp.
7. Thịt kho măng khô
Món thịt kho măng khô sẽ cực hao cơm nếu bạn có đủ thời gian kho thịt cho mềm, chừa lại một ít nước sốt đặc quánh, đậm đà, rưới một chút lên cơm, ăn kèm thêm miếng dưa góm là ngon tuyệt đỉnh.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Thịt ba chỉ
-
Măng khô
-
Hành khô
-
Hành lá
-
Nước màu
-
Rượu trắng
Cách thực hiện
– Bước 1: Măng sau khi ngâm và làm sạch sau nhiều ngày và nhiều bước, luộc trên lửa lớn cho mềm. Khi mềm, vớt ra rổ, rửa sạch lại với nước lạnh và để ráo.
– Bước 2: Thịt ba chỉ sau khi làm sạch, xắt miếng, xào cùng hành tím, gừng cho săn lại.
– Bước 3: Xào đến khi thịt hơi xém cạnh thì hạ lửa nhỏ, chế thêm nước màu, đường, rượu, tương nhạt, đảo đều cho thấm gia vị thì đổ nước sâm sấp thịt, để lửa liu riu.
– Bước 4: Để liu riu nồi thịt khoảng 5 phút thì bỏ măng vào, nêm nếm thêm gia vị để vừa ăn và tăng lửa. Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và đun thêm khoảng 30 phút nữa để thịt nhừ và măng thêm đậm vị rồi tắt bếp.
– Bước 5: Cuối cùng, rắc vào nồi thịt kho măng một chút tiêu, một chút hành lá thái nhỏ vào là hoàn thành.
8. Miến xào măng khô
Hai nguyên liệu khô nhưng lại cho ra một món ăn tuyệt mềm, đầy đủ chất dinh dưỡng từ mọi loại rau củ như cà rốt, nấm mèo, nấm cô đông, giò lụa, tôm khô và hành lá, thêm một chút tiêu tạo mùi cay nồng ăn vào mùa lạnh thì đúng chuẩn.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Miến
-
Măng khô
-
Nấm đông cô khô (hoặc nấm hương khô)
-
Nấm mèo (mộc nhĩ)
-
Tôm khô
-
Chả lụa
-
Cà rốt
-
Hành lá
-
Tỏi
Cách thực hiện
– Bước 1: Ngâm miến, măng khô, nấm đông cô khô, nấm mèo và tôm khoảng 20 phút cho mềm và ra bụi bẩn. Trong lúc đó, xắt xà rốt và chả lụa thành sợi.
– Bước 2: Bóc hành, tỏi và băm nhuyễn. Lá hành xắt thành từng khúc.
– Bước 3: Măng sau khi ngâm, sửa sạch nhiều lần, đem lên bếp luộc sôi với lửa lớn, vớt ra và để ráo nước.
– Bước 4: Miến sau khi ngâm và để ráo nước, ướp cùng với hạt nêm, đường, bột ngọt, dầu hào, nước tương và một chút dầu ăn trong vòng 10 phút.
– Bước 5: Xào măng cùng tỏi và hành lá băm nhuyễn vừa phi thơm, nêm thêm bột nêm, đường, nước mắm và đảo đều.
– Bước 6: Khi măng đã thấm gia vị, cho nấm mèo, nấm cô đông vào xào chung trên lửa lớn. Cho tiếp cà rốt, nêm bổ sung hạt nêm và đường. Cuối cùng, đổ tôm cùng chả lụa vào xào thêm khoảng 4 – 5 phút nữa thì tắt bếp.
9. Thịt bò xào măng khô
Bò xào măng khô cách chế biến cũng khá đơn giản và tương tự như món thịt heo xào măng khô. Tuy nhiên, thích hơn hơn cho những bạn nào đang muốn tăng cường chất đạm để tập gym hay cardio.
Thịt bò dai mềm, cũng với vị nồng cùng độ giòn sần sật của măng nhất định sẽ không làm bạn thất vọng.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Măng khô
-
Thịt bò
-
Hành
-
Ớt xiêm
-
Bột nghệ
Cách thực hiện
– Bước 1: Thịt bò sau khi sơ chế sạch sẽ và khử mùi hôi, xắt thành từng miếng mỏng vừa ăn.
– Bước 2: Măng sua khi sơ chế sạch sẽ và loại bỏ độc tố qua nhiều bước ngâm và rửa sạch trước đó, luộc sôi trên lửa lớn cùng muối khoảng 2 phút cho mềm. Vớt ra rổ, xả với nước lạnh, vắt khô và xé thành miếng nhỏ vừa ăn.
– Bước 3: Xào măng khô cùng hành phi thơm và các gia vị là bột ngọt và muối.
– Bước 4: Sau khi măng đã thấm đều, cho thịt bò vào xào chung đến khi bò và măng chín đều, ngấm vị thì tắt bếp. Cuối cùng trưng ra đĩa, rắc thêm chút hành lá băm nhỏ cho thơm và thưởng thức.
10. Miến măng vịt
Bữa sáng mà có một bát miến măng vịt thì còn gì bằng. Thịt vịt nóng mềm, húp thêm một miếng nước dùng thanh ngọt từ nấm hương, măng khô, hành tím và đặc biệ là nước luộc vịt đã được chắt bỏ dầu không lo bị ngấy nha.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Thịt vịt
-
Miến dong
-
Măng khô
-
Nấm hương khô
-
Hành lá
-
Rau răm
-
Rượu trắng
-
Hành tím
-
Ớt
-
Chanh
-
Gừng
Cách thực hiện
– Bước 1: Vịt sau khi làm sạch và khử hôi, bấc lên nồi luộc. Tranh thủ rửa sạch và ngâm miến cho mềm.
– Bước 2: Măng sau nhiều ngày và nhiều bước làm sạch và khử độc tố trước đó, luộc sôi thêm một lần cuối cho mềm, vớt ra để ráo và xé thành từng sợi nhỏ vừa ăn.
– Bước 3: Vịt sau khi chín, vớt ra rổ, ngâm bằng nước lạnh để thịt săn lại và chặt thành từng miếng vừa ăn.
– Bước 4: Xào măng cùng hành tím và nấm, nêm nếm thêm hạt nêm cho ngấm gia vị.
– Bước 5: Đổ toàn bộ chảo măng cùng hành tím và nấm vào nồi nước luộc vịt đun sôi. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và để bếp cho mềm măng.
– Bước 6: Trụng miến vào nồi nước dùng, cho ra tô, bỏ vịt và chan nước dùng, thêm một vài cọng hành hoặc ngò cho thơm, bắt mắt là đã hoàn thành.
11. Bún măng chay
Là một món chay nhưng bún măng chay lại không hề thiếu dinh dưỡng như nhiều người thường nghĩ. Thay vào đó ta có rất nhiều loại củ cung cấp đủ chất xơ và vitamin A như cà rốt, củ cải hành tím. Cùng nấm hương – một loại thảo dược giàu vitamin B, khoáng chất và axit amin tương tự như thịt. Thêm vào đó là măng khô giòn sật, tàu hủ chiên vàng, ngoài giòn trong nước nóng hổi, mềm, đậm vị mà ngọt.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Bún tươi
-
Măng khô
-
Nấm hương khô
-
Củ sẳn
-
Cà rốt
-
Củ cải trắng
-
Hành tây
-
Gừng
-
Đậu hủ
-
Cọng tàu hủ ky
-
Ớt sừng
-
Tắc
-
Nước dừa
-
Hành boa rô
-
Húng quế
Cách thực hiện
– Bước 1: Măng khô sau khi làm sạch và khử độc tố qua nhiều bước và nhiều ngày trước đó, luộc sôi cho mềm, vớt ra, để nguội và ráo nước. Tranh thủ ngâm nấm hương khoảng 30 phút và vớt ra để ráo.
– Bước 2: Vắt tắc lấy nước cốt. Sơ chế các rau củ (cà rốt, củ sắn, hành tây, gừng, ớt) để chuẩn bị xào nấu
– Bước 3: Chiên vàng giòn tàu hủ và sợi tàu hủ ky.
– Bước 4: Xào măng cùng hành baro vừa phi thơm, nêm một chút hạt nêm cho ngấm. Sau đó, cho vào cà rốt, củ cải trắng, gừng cắt miếng, đảo qua một hai thìa rồi cho thêm 2 lít nước dừa vào đun sôi lên.
– Bước 5: Khi nước sôi, vớt phần rau củ ra, đồng thời hạ nhỏ lửa và nấu liu riu khoảng 30 phút.
– Bước 6: Hết 30 phút, cho phần nấm hương, tàu hủ ky chiên vào nồi, nêm thêm muối, hạt nêm chay và đường.
– Bước 7: Để lửa sôi liu riu thêm khoảng 5 phút nữa thì tiếp tục cho nốt phần tàu hủ chiên và măng khô xào vào. Đun đến khi nước dùng sôi thì tắt bếp và hoàn thành phần nước dùng.
– Bước 8: Pha thêm một bát nước măm tỏi ớt khi ăn thì rưới lên.
12. Cá bạc má kho măng
Cá bạc má kho măng – một món ăn khá quen thuộc trong các bữa cơm của ngư dân vùng biển. Món cá bạc má kho măng ninh nhừ đến rục xương, mềm và thơm. Mùi thơm mặn vị biển từ cá, từ hành, tỏi phi, mùi nồng và cảm giác giòn sật từ măng. Nếu nêm đậm vị nữa thì cực kỳ hao cơm.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Cá bạc má
-
Măng khô
-
Hành tím
-
Tỏi
-
Hành lá
-
Muối 10 g
-
Nước màu
Cách thực hiện
– Bước 1: Cá bạc má làm sạch và khử mùi. Nếu là cá bạc má loại nhỏ thì để nguyên con. Nếu cá lớn thì xắt nhỏ cá thành từ 2 – 3 khúc vừa ăn.
– Bước 2: Măng khô qua nhiều bước và nhiều ngày làm sạch, loại bỏ độc tố trước đó, chần qua với nước sôi trước khi chế biến món ăn.
– Bước 3: Xào măng cùng hành, tỏi vừa phi thơm trước đó, nêm nếm thêm bột nêm, đường và bột ngọt cho đậm vị. Chừng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
– Bước 4: Cá sau khi chiên vàng đều hai mặt, đổ thêm một chén nước lọc và một chút nước màu, đun sôi lên.
– Bước 5: Khi nước đã sôi, bỏ măng vào. Tiếp tục đun đến khi bếp sôi thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi kho cho đến khi nước kho cá sệt lại thì tắt bếp.
– Bước 6: Cuối cùng, gắp cá ra đĩa, rắc thêm vài cọng hành lá băm nhỏ, mùi tàu hoặc vài lát ớt cho bắt mắt và thưởng thức.
13. Cá nục kho măng
Một nồi cá cục nạc nóng hổi kho cùng măng sẽ là một bữa tối ngon miệng và ấm bụng cho cả gia đình bạn.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Cá nục
-
Măng
-
Hành tím
-
Ớt
-
Ớt bột
-
Bột nghệ
Cách thực hiện
– Bước 1: Cá nục sau khi làm sạch và khử mùi, hấp gỡ bỏ mang, ruột. Rửa sạch và để ráo nước.
– Bước 2: Măng khô qua nhiều bước và nhiều ngày làm sạch và khử độc tố, tiếp tục luộc sôi, cắt thành miếng vừa ăn, vắt cho bớt nước và để ráo.
– Bước 3: Chiên cá cho vàng đều hai mặt.
– Bước 4: Tranh thủ thời gian chiên cá làm nước sốt gồm ớt, hành tím, bột nghệ, tiêu xay, đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, ớt bột giã nát hỗn hợp rồi cho vào một muỗng canh nước mắm, trộn đều.
– Bước 5: Cá đã chiên xong, xếp vào nồi, ướp cá với hỗn hợp sốt vừa chuẩn bị.
– Bước 6: Ướp cá khoảng 15 phút thì bấc nồi lên bếp kho.
– Bước 7: Khoảng 10 – 15 phút khi nước cá đã rút còn khoảng một nửa thì cho măng vào, đảo đều, đổ nước và tiếp tục đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút nữa thì tắt bếp và hoàn thành.
Liệu 13 công thức chế biến món ăn cùng măng khô đủ đã đủ để bạn biến tấu vượt qua bài thi đảm đang bếp núc của mẹ chồng chưa nhỉ? Vậy là Barona đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Măng khô nấu gì ngon?” rồi nhé. Chúc các bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!