Kiến cánh vào nhà và hiện tượng vũ hóa của loài mối | Nanovina.com.vn

Đa số kiến không có cánh. Tuy nhiên tại những thời điểm nhất định trong năm, chúng ta có thể trông thấy kiến bay thành đàn. Kiến biết bay không phải là trường hợp đột biến gen. Kiến cánh, hay còn gọi là “alates” tên các nhà côn trùng học đặt cho chúng, đơn giản là những con kiến trưởng thành về mặt giới tính. Chúng là “kiến sinh sản” trong tổ kiến, được kiến chúa sinh ra và được nuôi dưỡng bởi kiến thợ. Khi chưa đạt ngưỡng trưởng thành chúng sinh trưởng bên trong tổ. Khi tổ kiến đã sẵn sàng mở rộng phạm vi, bầy kiến cánh sẽ tham gia vào quá trình tiếp theo.

Kiến cánh vào nhà và hiện tượng vũ hóa của loài mối | Nanovina.com.vn
Kiến cánh

Kiến đực và kiến cái trưởng thành bay ra khỏi tổ với một mục tiêu trong tâm trí: để giao phối. Các chuyến bay này thường được gọi là “chuyến bay hôn nhân” hoặc “phân tán”. Bạn có thể được biết chúng thông qua nhiều tên, dựa trên khuynh hướng tụ tập thành một đàn lớn trong cuộc di cư khổng lồ này: “swarm”. Việc phân đàn với số lượng lớn giúp chúng tránh được kẻ thù (áp đảo về số lượng), và đó là lý do kiến biết bay thường được gọi là “swarmers”.

Một khoảng thời gian ngắn sau khi giao phối, kiến đực chết-hoàn thành tâm nguyện trong vòng đời. Kiến cái đã được thụ tinh sau đó sẽ bay vòng quanh tìm kiếm nơi đáp ứng được nhu cầu của nó để làm tổ. Sở thích làm tổ của mỗi loài kiến rất đặc trưng, với vài loài chọn gỗ đang phân hủy và phần còn lại trú ngụ trong các vết nứt trong vách tường. Khi kiến cái tìm ra nơi làm tổ thích hợp, nó sẽ rụng cánh và không bao giờ bay nữa. Chúng bắt đầu đào tổ và trở thành kiến chúa trong tổ. Chúng sử dụng cặp cánh bỏ đi để làm nguồn dinh dưỡng. Chúng cũng sử dụng nguồn dinh dưỡng này để nuôi dưỡng các ấu trùng nở ra từ trứng. Không may là điều này có nghĩa chúng sẽ xâm nhập vào không gian riêng tư của bạn trong quá trình tìm kiếm.

Kiến cánh xuất hiện trong nhà

Khi kiến cánh xuất hiện trong nhà, có thể là dấu hiệu kiến đã làm tổ bên trong, cũng có khả năng chúng xâm nhập vào nhà thông qua các lỗ hổng như cửa sổ hở. Hãy liên hệ với các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại của Nano Vina để được tư vấn giải pháp kiểm soát phù hợp nhất.

Kiến cánh có nguy hiểm hay không?

Bầy kiến cánh với số lượng khổng lồ này có thể làm bạn kinh hãi một chút, nhưng những con kiến này chỉ quan tâm đến một mục tiêu duy nhất đó là: giao phối. Kiến cánh chẳng nguy hiểm hơn so với các con kiến bạn thường bắt gặp đang bò trên mặt đất.

Nếu một loài kiến không bao giờ đốt hoặc cắn, kiến cánh thuộc loài đó cũng hành động tương tự. Nếu một loài kiến cắn, điển hình như kiến thợ mộc, kiến cánh của chúng cũng sẽ cắn nếu cảm thấy bị đe dọa. Với loài kiến đốt giống như kiến lửa, kiến cánh cũng sẽ đốt. Ít có khả năng kiến cắn hoặc đốt bạn khi đang bay, vì vậy đừng đâm vào bất cứ bầy kiến cánh nào và bạn sẽ ổn. Cẩn thận nếu bạn bắt gặp chúng đang bò, giống như lúc bạn phản ứng với bất kì con kiến nào khác.

Sự khác biệt cần lưu ý giữa kiến cánh với Mối cánh

Kiến cánh vào nhà và hiện tượng vũ hóa của loài mối | Nanovina.com.vn
Sự khác biệt giữa kiến cánh và mối cánh

Vài loài kiến cánh trông chẳng khác gì mối cánh. Điều này gây khó khăn trong việc xác định loài chúng ta đang đối mặt là kiến hay mối. Mặc dù vậy vẫn có những đặc điểm sẽ giúp chúng ta phân biệt loài kiến cánh với những cá thể có cánh sản sinh bởi loài côn trùng khác, như mối.

Kiến cánh có râu gấp khúc, eo nhỏ gắn với ngực và cặp cánh sau nhỏ hơn cánh trước. Tùy theo loài, kiến cánh sẽ phân đàn tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Mối cánh có râu thẳng, eo mở rộng và cánh dài đều nhau. Cánh của chúng rụng sớm sau khi chúng chui ra khỏi tổ, hoặc phân đàn. Mối cánh thường phân đàn vào đầu xuân khi trời có mưa và khí hậu ấm áp.