1.Tết nhảy người Dao Đỏ ở Sa Pa
– Thời gian: Ngày 1 – 2 tết Nguyên Đán
– Địa điểm: Trong nhà ông trưởng họ
– Nét đặc thù: Tắm tượng tổ tiên, nhảy đồng của các “Sài cỏ”, múa các điệu múa võ, đi săn bắn, múa bắt ba ba, làm một số trò ma thuật.
2. Lễ hội Gầu tào (Say sán) của người Mông
– Thời gian: Từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 5 tháng Giêng
– Địa điểm: Khu đồi gần làng
– Nội dung: Cầu tự, cầu mệnh, hát “Chù Gầu tào”, thi bắn súng, bắn nỏ, múa khèn, múa võ, hát giao duyên, hát đố…
3. Lễ hội Say Sán của người Mông ở Tả Van Chư (Bắc Hà)
– Thời gian: Ngày mùng 3 – 5 Tết Nguyên Đán.
– Địa điểm: Tại thôn Sừ Mần – xã Tả Van Chư.
– Nội dung: Cầu tự, cúng chữa bệnh, cúng thần lúa, thần núi, thần sông phù hộ cho dân trong làng mạnh khoẻ, cuộc sống no đủ. Ngoài ra còn có các trò chơi, hát múa dân gian.
4. Lễ hội hát qua làng người Dao Tuyển – Bảo Thắng
– Thời gian: Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán
– Địa điểm: Thôn Nậm Siu, xã Bản Phiệt (Bảo Thắng)
– Mục đích: Trai gái hò hẹn hát với nhau vào dịp đầu xuân, cùng uống rượu, chơi các trò chơi như: ném còn, đu dây, đi cà kheo, kéo co, bịt mắt tìm người yêu.
5. Lễ hội Xòe người Tày – Bắc Hà
Thời gian: Ngày mùng 5 tháng Giêng.
Địa điểm: Tại Tà Chải, Bắc Hà.
Mục đích: Cầu cho mùa màng tươi tốt, thóc gạo đầy nhà.
6. Lễ hội Lồng tồng của người Tày Văn Bàn
– Thoài gian: Ngày Thìn tháng Giêng
– Địa điểm: Khu ruộng gần làng
– Nội dung: Cầu mùa và tổ chức các trò chơi: ném còn, kéo co, chọi gà bằng bi chuối, chọi trâu bằng măng vầu, múa kiếm theo tín ngưỡng phồn thực.
7. Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Tà Chải Bắc Hà
– Thời gian: 15 tháng Giêng
– Địa điểm: Khu ruộng gần rừng cấm
– Nội dung: Cầu mùa và các trò chơi: ném còn, đu tiên, xòe, giao duyên.
8. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy ở Tả Van – Sa Pa
– Thời gian: Ngày Thìn tháng giêng
– Địa điểm: Ở cánh đồng riêng – “Ná Roóng poọc”
– Mục đích: Cầu mùa, cúng thần làng, kéo co, ném còn, bàn xây dựng hương ước, hát giao duyên.
9. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy ở Tả Phời Cam Đường
– Thời gian: ngày Thìn tháng giêng
– Địa điểm: cánh đồng rộng gần làng
– Mục đích: Cầu mùa, ném còn, kéo co, đánh én.
10. Hội đình của người Tày làng Già – Bảo Yên
– Thời gian: Mồng 6 tháng Giêng
– Mục đích: Cúng Sơn thần, dâng lợn đen, tung còn, hát giao duyên.
11. Hội chơi Hang của người Thái, người Tày ở hang Khánh Yên huyện Văn Bàn.
– Thời gian: Ba ngày 11, 12, 13 tháng Giêng.
– Địa điểm: Tại đền thờ Mẫu Thiên Hậu Nương Nương và khu vực bãi sông.
– Mục đích: Rước Thánh Mẫu cùng Thiên Hậu Nương Nương qua phố sang cầu Cốc Lếu, tế vào ngày 12, lễ tạ vào ngày 13; Các trò chơi: Thi thổi cơm, cầu buôn bán gặp may, “người yên vật thịnh”.
12. Lễ hội rước nước của người Tày – Bắc Hà
– Thời gian: Ngày Rằm tháng Giêng
– Địa điểm: Cánh đồng chung của bản.
– Mục đích: Cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất đai luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm.
13. Lễ hội cúng rừng của người Nùng ở Mường Khương
– Thời gian: 30 tháng Giêng
– Địa điểm: Khu rừng cấm của làng
– Mục đích: Cúng hai cây cổ thụ “Cây bố và cây mẹ”, đồ dâng cúng có mâm đặc biệt “mâm đất nước” – “Pặt chiêng” cúng những người hy sinh bảo vệ đất nước và mâm cúng người bảo vệ bản làng. Lễ hội có các trò thi leng hao, hát lán cô, chơi cờ gỗ, đu…
14. Lễ hội Gạ tu tu của người Hà Nhì Đen ở xã ý Tý, huyện Bát Xát
– Thời gian: 3 ngày Thìn, Tỵ, Ngọ tháng Giêng
– Địa điểm: Tại khu rừng cấm đầu làng và tại nhà thầy cúng
– Nội dung: Cúng tổ tiên, thần rừng, thần nước, cầu mùa, xua đuổi dịch bệnh, ma tà ra khỏi thôn bản.
15. Lễ hội Nào Sồng của người Mông ở Sa Pa
– Thời gian: Ngày Thìn tháng 2 hoặc ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch.
– Địa điểm: Tại xã San Sả Hồ huyện Sa Pa.
– Mục đích: Cúng rừng thiêng, cùng ăn thề, họp bản để đưa ra những hương ước cho năm mới, mọi người được thỏa sức vui chơi, ca hát.
16. Lễ trừ tà đón xuân của người Xá Phó ở làng An Thành, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng.
– Thời gian: Ngày ngọ, Ngày Mùi tháng hai.
– Địa điểm: Bắt đầu từ nhà thầy mo, sau đó đi quét từng gia đình và cuối cùng khu đất bằng phẳng cuối làng bên cạnh dòng suối để tổ chức cúng đuổi ma.
– Lễ hiến tam sinh (lợn, dê, chó), hóa trang mặt nạ, cay cầm kiếm, mõ, cành cây móc xua ma, trừ tà, quét sạch từng nhà…
17. Lễ Lập tịch của người Dao Họ ở làng Khe Mụ, huyện Bảo Thắng
– Thời gian: Tự chọn trong tháng nông nhàn trước hoặc sau tết Nguyên đán.
– Địa điểm: Tại gia đình người làm lễ Lập tịch.
– Các nghi lễ thử thách rèn luyện người lập tịch: Như lễ nhảy từ tháp cao xuống lưới võng, lễ răn dạy của thầy mo, các điệu múa, nghi lễ như múa trống đất, múa gà…
18. Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì Đen ở bát Xát
– Thời gian: 5 ngày (Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân) tháng 6 âm lịch.
– Địa điểm: Khu rừng công viên của làng.
– Nghi lễ dâng trâu, giã bánh dầy, ủ rượu nếp cái cúng thần. Cúng tổ tiên trong suốt 5 ngày, chơi đu dây nam nữ, đu quay, trùm chăn, hát giao duyên, luyến ái nam nữ, múa nghi lễ và hát bài ca mẹ lúa của phụ nữ nhiều tuổi.
19. Lễ hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà
– Thời gian: Vào đầu tháng 6 hàng năm.
– Địa điểm: Tại sân quần ngựa trung tâm thị trấn Bắc Hà.
– Thi đua ngựa của các chàng trai Bắc Hà bằng những con ngựa do người dân tự nuôi, không mang ngựa nơi khác về.
20. Tết 23/6 của người Pa Dí ở Mường Khương
– Thời gian: Ngày 23 tháng 6.
– Địa điểm: Tại từng gia đình và tại làng.
– Cúng thần làng, lễ chúc phúc trẻ em, hát giao duyên, chơi các trò chơi bập bênh, đánh én…
21. Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín ở Mường Khương, Bắc Hà
– Thời gian: Ngày 1 tháng 7.
– Địa điểm: Tại gia đình và khu bãi trồng chuối bằng phẳng gần nhà.
– Dâng cúng thần linh Thủ tỷ bằng các món ăn chế biến từ chuối: Hoa chuối, lõi chuối, quả chuối xanh, xôi bảy màu biểu tượng cây chuối và một đôi đũa màu đỏ, hát kể dân ca về sự tích tết chiến thắng chống giặc…
22. Hội Cốm của người Tày Bảo Yên
– Thời gian: Rằm tháng Tám.
– Địa điểm: Tại nhà và khuôn viên nhà trưởng bản
– Thi giã cốm, lễ dâng Nàng trăng, lễ gọi Nàng trăng xuống chơi, hát giao duyên, giã cốm theo điệu nhạc Kéng loỏng, múa dệt cửi, nhặt trám, hát nôm Tày…
23. Lễ Cơm mới của người La Chí ở Bắc Hà
– Thời gian: Ngày lúa mới chín.
– Địa điểm: Tại gia đình và tại nương.
– Nghi lễ gặt tượng trưng, nấu cơm mới, dâng cúng tổ tiên cơm mới với “đặc sản” thịt trâu khô, cá suối, chim, chuột sấy khô; Chơi đu đôi nam nữ, hát giao duyên, luyến ái.
24. Lễ Cơm mới và hội Hoa chuối của người Xá Phó ở Văn Bàn
– Thời gian: Ngày 9 tháng 9.
– Địa điểm: Tại nhà trưởng bản và từng gia đình.
– Dựng cây chuối cắm các loài hoa, có cả hoa chuối, múa cầu mùa, dâng cúng cơm mới và các “đặc sản”: cá khô, chuột sấy khô, chim, khoai sọ…; Múa diễn tả động tác gặt lúa, săn bắn…
25. Lễ hội Đền Bảo Hà
– Thời gian: Ngày 17 tháng 7
– Địa điểm: Xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên
– Đền thờ vệ quốc Hoàng Bảy – người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ở cửa ải Lào Cai.
Các lễ hội của các tộc người được mở ra để mọi người cùng cầu nguyện, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho người yên vật thịnh, cầu cho mùa màng bội thu. Đây cũng là lúc mọi người được gặp gỡ, được thỏa sức đắm say trong men rượu, men tình. Các bạn nếu đến Lào Cai hãy thử tham gia các lễ hội với đồng bào các dân tộc nhé, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng các bạn.
Bá Hiến (ảnh: Nguyễn Ngọc Thanh, Hùng Mạnh, Phan Phượng)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!