Các loại dịch truyền Vitamin phổ biến nhất hiện nay – Galant Clinic – Phòng khám cộng đồng cho người yếu thế tại Việt Nam

Hiện nay trên thị trường có khoảng 20 loại dịch truyền khác nhau, các bệnh nhân cần phải tiến hành xét nghiệm để biết được mình cần truyền loại dịch nào, liều lượng ra sao tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mỗi người. Các loại dịch truyền vitamin sẽ được sử dụng khi bệnh nhân không thể tự ăn hay hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Các loại dịch truyền vitamin

Các loại dịch truyền vitamin

Các loại dịch truyền

Dung dịch Glucose

Dịch truyền Glucose có tác dụng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể của người bệnh và được phân chia là nhiều loại khác nhau: 5%, 10%, 20%, 30%. Để dễ hình dung hơn thì cứ khoảng nửa lít glucose 5% nạp vào cơ thể sẽ tương đương với 1 bát cơm. Dịch truyền này sẽ được sử dụng khi cơ thể của bệnh nhân có dấu hiệu hạ đường huyết. Hoặc những bệnh nhân không thể tự nạp dưỡng chất vào cơ thể mà phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Như đã nói ở trên dịch Glucose có khá nhiều nồng độ khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Dịch Glucose 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương nên sẽ sử dụng trong trường hợp cơ thể bị mất nước hoặc bệnh nhân không thể uống nước được.

Dịch Glucose 20% dùng để giải độc và nuôi dưỡng những bệnh nhân không thể tự nạp thức ăn bằng miệng.

Dịch chứa chất đạm, béo, vitamin

Một số loại dịch nằm trong nhóm này như: Alvesin 40, Aminoplasmal 5%, Nutrisol 5%, Vitaplex, Lipofundin… Giá thành của những sản phẩm này khá cao thường được dùng cho những bệnh nhân bị suy kiệt, suy dinh dưỡng.

Trong đó dịch Vitaplex không phải là đạm mà là một trong các loại dịch truyền vitamin. Loại dịch này chỉ được dùng trong trường hợp cơ thể bệnh nhân bị suy nhược cơ thể kéo dài hoặc bệnh lý kéo dài và những người bị thiếu vitamin.

Dịch truyền Vitaplex

Dịch truyền Vitaplex

Hiện nay có rất nhiều nhiều lạm dụng truyền dịch vitamin với mong muốn làm đẹp da nhưng việc truyền loại dịch này vào cơ thể phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý truyền dịch vào cơ thể rất có thể dẫn đến tình trạng dư thừa và bị đào thải. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin là hãy ăn hoa quả tươi mỗi ngày.

Dịch đạm

Thành phần của dịch đạm bao gồm nước và axit amin được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân bị suy kiệt và không thể ăn uống được. Dịch đạm cũng có rất nhiều loại khác nhau như: Alvesin, Anparen, Biseko, Aminoplasmal… Đạm sẽ cung cấp protein cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng, có mức độ protein trong máu thấp, phục hồi sau khi trải qua phẫu thuật, stress… Dịch truyền sẽ được bác sĩ dùng cho bệnh nhân khi lượng albumin máu và protein máu trong cơ thể người bệnh giảm. Tốt nhất là hãy bổ sung đạm từ các thực phẩm tươi sẵn có như: thịt, cá, trứng, sữa…

Dịch Lipid

Loại dịch này cũng được dùng theo chỉ định để cung cấp axit béo cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật, bị suy dinh dưỡng. Chỉ định truyền dịch Lipid cũng rất nghiêm ngặt, nó chỉ sử dụng cho những bệnh nhân thiếu dưỡng chất hoặc cơ thể không thể tự hấp thu được lượng mỡ cần thiết hoặc những người bệnh bị suy kiệt.

Dịch truyền Lipid

Dịch truyền Lipid

Bên cạnh đó còn có các loại dịch truyền cung cấp các chất điện giải chỉ định dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi mắc tiêu chảy hoặc bị bỏng. Bao gồm các dung dịch như: Lactate Ringer, Natri Nlorua 0.9%, Natri Bicarbonat 1.4%…

Ngoài ra còn có dịch truyền như huyết tương tươi, các dung dịch có chứa albumin, dextran… Các dung dịch này được bác sĩ chỉ định dùng cho các bệnh nhân cần phải bổ sung nhanh chất đạm hoặc lượng dịch tuần hoàn vốn có trong cơ thể.

Các đối tượng cần chú ý khi truyền dịch

Những bệnh nhân cao tuổi, khả năng lọc thận yếu, có vấn đề về tim mạch hoặc các bệnh lý về não cần phải hết sức thận trọng khi truyền dịch có chứa chất điện giải.

Đối với những bệnh nhi bị viêm phổi tốt nhất là không nên truyền dịch. Vì khi truyền rất có thể sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho phổi và tim.

Trường hợp trẻ bị sốt tuyệt đối không được truyền dịch muối, đường vì sẽ làm tăng áp lên sọ và tăng phù não.

Với những bệnh nhi bị viêm não, viêm màng não phải được truyền dịch theo đúng chỉ định của y bác sĩ.

Những bệnh nhân bị nhiễm trùng không nên truyền dịch vì rất có thể sẽ phản tác dụng và ra nhiều biến chứng khác.

Trong trường hợp bị tiêu chảy nên dùng các loại dịch truyền cung cấp cho cơ thể các chất điện giải. Khi dịch được truyền vào tĩnh mạch cơ thể sẽ được bù nước một cách nhanh chóng, đồng thời cung cấp thêm các chất muối khoáng như natri, kali, canxi, clo…

Ai cần chú ý khi truyền dịch?

Ai cần chú ý khi truyền dịch?

Trên đây là những thông tin về các loại dịch truyền vitamin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng dịch truyền khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Truy cập vào website: http://galantclinic.com/ để được tư vấn thêm hoặc đến trực tiếp phòng khám theo địa chỉ dưới đây:

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: [email protected]

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com