Các bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị bà con nên biết
Nuôi trâu bò mang lại nguồn lợi kinh tế tương đối ổn định. Tuy nhiên, cũng như các mô hình chăn nuôi khác, nuôi trâu bò cũng cần chú ý đến công tác phòng bệnh. Từ đó, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Dưới đây, Vemedim sẽ giúp bạn tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị cơ bản. Cùng xem nhé.
1. Bệnh tụ huyết trùng
1: Trâu bò bị bệnh sẽ sốt cao, thở dốc
Căn bệnh này thường xảy ra vào giai đoạn xuân, hè. Nguyên nhân chính gây bệnh là do các loại vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc với động vật gây bệnh.
Bệnh tụ huyết trùng có thời gian ủ bệnh từ 12 – 48 giờ. Trâu bò thường xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao, thở dốc, nước mũi, nước dãi chảy nhiều.
Cách điều trị
Căn bệnh này có thể được điều trị bằng những loại thuốc sau đây:
- Sử dụng Streptomycine 1g/lọ, liều dùng 20mg/kg thể trọng.
- Sulfamerazie với liều 20 – 25mg/1kg thể trọng.
2. Các bệnh thường gặp ở trâu bò: Bệnh Anthrax
2: Lá lách trâu bị Anthrax sưng to
Anthrax được gọi với tên khác là bệnh than. Thống kê cho thấy có khoảng 13,8% trâu bò mắc phải căn bệnh này. Hiện tượng thường gặp nhất khi trâu bò mắc bệnh là lá lách sưng to.
Nguyên nhân chính gây bệnh than là khuẩn Bacillius anthracis. Khi nhiễm bệnh, nhiệt độ cơ thể trâu bò sẽ tăng lên rất nhanh, cổ có dấu hiệu sưng.
Căn bệnh này do các loại côn trùng hút máu gây truyền bệnh. Cách phòng tránh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Điều này đặc biệt quan trọng ở những khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao.
3. Bệnh giun đũa ở bê nghé
3: Bê nghé dễ bị nhiễm giun đũa vào thời điểm đầu xuân
Trong các bệnh thường gặp ở trâu bò, bệnh giun đũa đặc biệt được chú ý. Nó thường gặp ở bê, nghé trong độ tuổi từ 1-3 tháng. Thời gian nhiễm bệnh phổ biến nhất là từ cuối mùa xuân đến đầu mùa hè.
Hiện tượng nhận diện bệnh chính là phân trắng, lỏng có mùi tanh nồng. Cơ thể bê nghé sẽ suy yếu rất nhanh với những dấu hiệu thiếu màu. Tỷ lệ tử vong khi bị giun đũa là khoảng 40%.
Để điều trị bệnh, bà con nông dân dùng thuốc Adipinatpiperazine liều 0,25g/kg thể trọng. Kết hợp cùng với Mebenvet với liều 0,10-0,15g/kg thể trọng để tăng sức sống cho bê nghé.
4. Bệnh ỉa chảy – các bệnh thường gặp ở trâu bò
4: Bệnh gây mất nước, suy giảm sức sống nghiêm trọng
Bê, nghé non thường xuyên bị ỉa chảy trong thời gian mưa phùn ẩm ướt. Nguyên nhân là do ăn phải thức ăn bẩn, bị nhiễm khuẩn E. Coli. Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm khuẩn là 1-3 ngày.
Giai đoạn đầu tiên, gia súc sốt nhẹ. Sau đó mệt mỏi, kém ăn, uống nước nhiều và xuất hiện tình trạng ỉa phân lỏng, có lẫn máu. Nếu nặng, bệnh sẽ gây mất nước nghiêm trọng và khiến gia súc tử vong.
Cách điều trị
Dùng Kanamycine ạng bột 1g/lọ với Biseptone dạng viên hoặc Chlogram dạng bột đã pha thành dịch. Để chắc chắn, bạn có thể liên hệ với bác sĩ thú y để được hỗ trợ.
5. Bệnh lở mồm long móng
5: Bà con nên chú ý phòng bệnh lở mồm long móng
Lở mồm long móng gây ra do virus. Triệu chứng thường gặp là sốt cao, kém ăn, mụn nước phát triển mạnh ở chân, miệng. Ban đầu mụn nhỏ, sau lớn dần và vỡ tạo thành những vết loét khiến mòng trâu bò bị long ra.
Ở thể nhẹ, căn bệnh này có thể điều trị bằng thuốc sát trùng và kháng sinh phù hợp. Các chuyên gia khuyên bà con nông dân nên chú ý tiêm phòng, phòng bệnh cho gia súc vì việc điều trị bệnh tốn khá nhiều thời gian.
6. Ngộ độc thức ăn
6: Khoai tây cũng có thể khiến trâu bò bị ngộ độc
Ngộ độc là một trong các bệnh thường gặp ở trâu bò nhưng nhiều bà con nông dân lại không quan tâm. Trâu bò có thể ngộ độc khoai tây vì có nhiều Solanine gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Thậm chí, bò có thể ngộ độc cỏ sữa do có nhiều độc tố axit euforbic.
Cách điều trị khi ngộ độc là vệ sinh sạch sẽ. Sau đó cho bò dùng axit tanic, MgSO4, Alalgin để điều trị một cách hiệu quả nhất.
7. Bệnh viêm vú
7: Căn bệnh này làm giảm sức sống, chất lượng sữa
Căn bệnh này được biết đến với tên khác là Mastitis. Nó thường gặp ở trâu bò trong giai đoạn sản xuất sữa và nuôi con. Từ đó, khiến năng suất sữa của trâu bò bị suy giảm mạnh.
Nguyên nhân chính khiến trâu bò mắc bệnh là do các loại khuẩn:
- Steptococcus
- Staphylococcus,
- Bacillus
- E. Coli
Bệnh khiến các tổn thương xuất hiện trên bầu vú, núm vú. Nếu chuyển nặng, bệnh khiến vú có mủ, viêm vú gây sốt cao và trong sữa của trâu bò có lẫn máu.
Cách điều trị ở đây là vệ sinh chuồng trại thật sạch. Sau đó rửa sạch bầu vú và bàn chân sau. Khi vắt sữa cần chú ý thao tác nhanh, vắt thật cạn sữa. Tiến hành chườm nóng, xoa nhẹ bầu vú và dùng kháng sinh cho bò trong 5 ngày.
8. Bệnh lao
8: Bệnh lao ở trâu bò cần được điều trị cẩn trọng
Lao hay Tuberculosis là căn bệnh truyền nhiễm mạn tính. Nó thường gặp rất nhiều ở trâu bò trong giai đoạn lấy sữa. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là lao phổi, lao hạch, lao vú và lao ruột.
Cách phòng ngừa bệnh là tiêm vắc xin đầy đủ vào thời điểm trâu bò được 15 ngày tuổi. Đồng thời, cần giữ vệ sinh chuồng trại thật sạch để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
Như vậy Vemedim đã giúp bạn tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trâu bò. Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!