Niềm đam mê với ca hát ngày nay là khá phổ biến, nhưng bạn đã biết mình cần học thanh nhạc trường nào, thi khối nào để trở thành ca sĩ chưa? Cùng tìm hiểu nhé.
Hiện nay, các bạn trẻ đam mê với nghệ thuật đặc biệt là ca sĩ càng ngày càng phổ biến nhiều. Họ cũng sẽ có những phân vân không biết nên học thanh nhạc trường nào, khối nào phù hợp để trở thành ca sĩ. Cùng VietVocal tìm hiểu về câu hỏi này nhé.
1. Muốn trở thành ca sĩ chúng ta sẽ học những khối nào và học những gì?
Để trở thành ca sĩ, bạn cần đầu tư sớm để học tập và nâng cao trình độ của bản thân và cố gắng thi đỗ vào những ngôi trường đào tạo giọng hát tốt.
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khối thi của thanh nhạc và môn học trong tổ hợp khối nhé:
Để thi vào các trường nghệ thuật và đào tạo ca sĩ, bạn cần đăng ký thi khối N và các môn năng khiếu có kèm theo, khối N gồm 9 tổ hợp khối dưới đây:
- Khối N00 gồm Ngữ văn – Năng khiếu Âm nhạc 1 – Năng khiếu Âm nhạc 2.
- Khối N01 gồm Ngữ văn – Xướng âm – Biểu diễn nghệ thuật.
- Khối N02 gồm Ngữ văn – Ký xướng âm – Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ.
- Khối N03 gồm Ngữ văn – Ghi âm, xướng âm – Chuyên môn.
- Khối N04 gồm Ngữ văn – Năng khiếu thuyết trình – Năng khiếu.
- Khối N05 gồm Ngữ văn – Xây dựng kịch bản sự kiện – Năng khiếu
- Khối N06 gồm Ngữ văn – Ghi âm, xướng âm – Chuyên môn.
- Khối N07 gồm Ngữ văn – Ghi âm, xướng âm – Chuyên môn.
- Khối N08 gồm Ngữ văn – Hòa thanh – Phát triển chủ đề và phổ thơ.
- Khối N09 gồm Ngữ văn – Hòa thành – Bốc thăm đề và chỉ huy tại chỗ.
Nhìn tổng thể, môn Ngữ Văn là môn học bắt buộc để xét điểm thi của khối N, Vì vậy, nếu bạn có năng khiếu với môn học này, nó sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn về việc trau dồi thêm kỹ năng thanh nhạc khác.
Đề thi môn Ngữ Văn cũng sẽ thi chung theo đề thi của Bộ Giáo Dục, còn những bộ môn năng khiếu sẽ là đề thi riêng của từng trường.
Một lưu ý nhỏ cho bạn là thông thường 2 môn năng khiếu sẽ có hệ số nhân 2. Các môn năng khiếu chủ yếu sẽ xoay quanh 2 nội dung là “Thẩm âm, tiết tấu” và “Hát, xướng âm”.
Nội dung “Thẩm âm, tiết tấu” thiên về kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc của bạn với các mục nhái âm theo tiếng đàn và vỗ tay theo tiết tấu.
Còn nội dung “Hát, xướng âm” bao gồm:
- Hát tự chọn một bài bất kỳ
- Xướng âm: Đọc đúng cao độ và trường độ nốt nhạc trong câu hát có sẵn
- Biểu diễn nhạc cụ (có thể có hoặc không)
2. Học thanh nhạc ở trường nào?
Sau khi đã xác định được môn học cần học để thi vào khối học thanh nhạc, chúng ta cần xác định và lựa chọn những trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành ca sĩ. Dưới đây là một số trường tiêu biểu, các bạn tham khảo nhé:
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Sư phạm Âm nhạc)
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
- Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Sài Gòn
- Đại học nghệ thuật Huế
- Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh
- Đại học Văn Hiến
- Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh…
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp phần nào câu hỏi cần học thanh nhạc trường nào, khối nào. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại một like và share nhé. Hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản chỉ muốn góp ý thêm về những thông tin trong bài viết hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong nhận được tin từ bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!