Hiện tại, cá bình tích đang được rất nhiều người tìm mua để thả vào hồ thủy sinh trong nhà. Loài cá này có màu sắc đa dạng, dễ nuôi, khỏe khoắn và hiền lành. Chúng ăn rong rêu làm sạch hồ cá nên dễ dàng lọt vào mắt xanh của những người chơi cá cảnh thủy sinh.
Để biết cách nuôi loài cá này khỏe mạnh, sống lâu và đẻ nhiều, bạn hãy tham khảo kỹ thuật nuôi cá bình tích trong bài viết dưới đây của Hello Thú Cưng.
Giới thiệu về cá Bình Tích
Nguồn gốc
Cá bình tích hay còn gọi là cá bình trà, cá trân châu, một số nơi còn gọi là cá molly. Trong tự nhiên, loài cá này sống chủ yếu ở các mương, hồ, ao tù, đồng ruộng, những nơi nước nông, nghèo oxi. Chúng có màu sắc rất đa dạng do được lai tạo.
Là loài ăn tạp, có tên khoa học là Poecilia latipinna, nguồn gốc từ các dòng sông chảy dài khu vực Trung Mỹ như Colombia và Mexico. Chúng sinh sản rất nhanh và rất nhiều, tính tình hiền lành, sống theo đàn và được nuôi làm cảnh.
Đặc điểm thân hình
Cá bình tích nguyên thủy chỉ có ba màu là vàng, trắng, đen. Sau nhiều năm lai tạo và phối giống đã cho ra hàng ngàn loại với màu sắc khác nhau. Chúng có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ dài 4 – 5cm là tối đa.
Điểm đặc biệt là chiếc vây đuôi của cá bình trà cũng rất đa dạng về hình dáng, có loại hình quạt, hình buồm, hình đuôi càng cua trông rất bắt mắt.
Chúng có cơ thể thon dài, miệng nhọn như hình mũi dao. Cá bình trà cái khác với cá đực ở chiếc bụng tròn xệ xuống và dáng ngắn hơn cá đực, vây và đuôi cũng ngắn hơn, màu sắc cũng kém thu hút hơn.
Phân loại cá Bình Tích
Trên thị trường thủy sinh hiện có 5 loại cá bình tích phổ biến:
Bình tích đen (Hắc Molly)
Cá bình tích đen chỉ có duy nhất 1 màu đen tuyền, có khi bạn sẽ thấy loài hắc molly có 1 vệt dài màu vàng trên thân.
Cá bình tích đen là biến thể hiếm, được sinh ra trong môi trường nuôi nhân tạo và là loài được nuôi trong bể riêng để đời F1 trở đi không bị lai thành màu khác. Đây là loài cá thường bán riêng 1 bể.
Bình tích vàng cam
Cá bình tích trên thân có 2 màu cam và vàng, điểm đặc biệt là chúng vây và đuôi dài, điểm nhiều đốm cam rất đẹp mắt, bụng trắng ánh bạc. Đây là loài bình tích rất phổ biến trên thị trường thủy sinh, được nhiều người yêu thích lựa chọn.
Bình tích trân châu trắng
Giống như loài Hắc bình tích, cá bình tích trân châu trắng cũng chỉ có một màu trắng ánh bạc toàn thân. Loài này còn có tên gọi khác là cá én trắng.
Cá bình tích trân châu trắng cũng là sản phẩm của sự lai tạo, chúng ta không thể tìm được chúng trong tự nhiên.
Bình tích trân châu muối tiêu
Loài cá này là sự pha trộn giữa hai màu trắng và đen xen kẽ như màu muối tiêu. Bình tích trân châu muối tiêu cũng có nhiều loại họa tiết kiểu dáng khác nhau, tùy vào sắc tố đen và trắng phân bổ như thế nào trên thân cá.
Bình tích trân châu hoàng kim
Loài trân châu hoàng kim là dòng cá hiếm, bởi rất khó lai tạo để ra sản phẩm màu vàng hoàng kim toàn thân cá. So với cá bình tích vàng cam có bụng màu trắng, thì loài bình tích trân châu hoàng kim chỉ duy nhất một màu vàng ánh kim khá thu hút.
Cách nuôi cá Bình Tích sống khỏe
Cá bình trà là loài rất dễ nuôi, nhưng để cá luôn khỏe mạnh và sống lâu thì bạn phải chú ý những điều sau đây:
Nguồn nước
Nước nuôi cá bình trà nên giống như nguồn nước ngoài tự nhiên. Nước có tính kiềm, độ pH từ 7 đến 8,2. Điều này sẽ làm cho hệ sinh thái trong bể được cân bằng, giúp cá luôn khỏe mạnh và có thể ăn các loại phù du có trong bể.
Nếu nhà bạn sử dụng nước giếng, thì nên đựng trong bể khoảng 4 ngày cho bay hết flo và những cặn khoáng lắng xuống mới lấy thay nước cho cá. Không nên dùng nước máy bởi vì nước này không thích hợp, cá sẽ nhanh chết.
Với nước giếng, sẽ giúp cá dễ dàng thích nghi hơn, tránh cá bị sốc nước. Chỉ cần thay khoảng ½ lượng nước trong bể.
Nhiệt độ
Cá bình trà là loài cá nhiệt đới, thích hợp với môi trường nóng ẩm, nhiệt độ từ 23 đến 28 độ C. Nước có độ cứng 20 – 35 dH, tránh giảm độ cứng vì trong nước mềm cá sẽ bị rung thân, bơi yếu đi.
Cá bình trà rất hoạt bát, hoạt động ở cả tầng trên, giữa và tầng đáy của bể. Nhiệt độ thấp dưới 22 độ C sẽ khiến cá bình trà bị bệnh bong bóng, bơi yếu, có khi bị ngửa bụng.
Cá Bình Tích nuôi chung với cá nào
Khi chăm cá cảnh trong hồ thủy sinh, cá bình tích có thể nuôi chung với các loại cá cùng kích cỡ và hòa đồng khác như: cá bảy màu, cá mún, cá sặc gấm, cá phượng hoàng, neon…
Môi trường sống
Môi trường sống là yếu tố rất quan trọng trong việc nuôi cá bình tích.
Cá bình tích là loài sống ở vùng nước ngọt nhiệt đới, nơi có nhiều loài tảo, rong rêu. Đây cũng chính là nguồn thức ăn rất tốt cho cá . Ngoài ra, trồng thêm nhiều cây thủy sinh còn giúp cá có nơi trú ẩn khi gặp nguy hiểm.
Cá nuôi trong môi trường nghèo oxy vẫn sống được, tuy nhiên phải là nguồn nước an toàn không chứa chất độc hại. Do đó, có thể không cần trang bị máy sục oxy cho bể cá.
Trang trí hồ thủy sinh thành tiểu cảnh giúp môi trường sống của cá trông giống ngoài tự nhiên, rong rêu bám trên đá và gỗ là thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho cá, và thiết lập hệ sinh thái như vậy sẽ giúp bể cá đẹp và hấp dẫn hơn.
Hồ nuôi cá Bình Tích
Cá bình tích có kích thước nhỏ, chúng thường sống theo đàn, nên hồ nuôi cá bình tích nên nuôi ít nhất 1 cặp cá.
Có thể nuôi cá trong bất kỳ vật dụng gì có thể chứa nước như bình thủy tinh, thùng xốp, chậu gốm, bể thủy tinh. Bể cá bình tích tối thiểu chứa 25 lít nước, khi nuôi số lượng càng nhiều thì kích thước bể càng lớn để có không gian cho cá bơi lội.
Trung bình mỗi tuần nên thay nước 1 lần, và để lại 30-50% nước cũ để cá không bị sốc nước, đảm bảo nước trong bể luôn sạch sẽ, tránh bị ô nhiễm do chất thải và thức ăn thừa dễ làm cá bình tích bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Đối với hồ thủy sinh, nên dùng lọc thác hoặc lọc vi sinh để nước trong hơn.
Cá Bình Tích ăn gì?
Cá bình tích là loài ăn tạp, thức ăn của chúng trong tự nhiên là tảo, rong rêu, và các sinh vật phù du. Cho nên nếu để ý sẽ thấy hồ cá bình tích thường khá sạch sẽ vì chúng như những “dũng sĩ” diệt rong rêu trong hồ.
Những thức ăn tổng hợp cho cá bình tích có thể dễ dàng mua ngoài tiệm cá cảnh, chúng ăn được đa dạng các thực phẩm dạng viên dành cho cá cảnh như cám cá tổng hợp.
Ngoài ra, có thể cho cá ăn thêm trùn huyết, lăng quăng, artemia cho cá khỏe mạnh và phát triển tốt.
Khẩu phần và thời gian cho ăn
Cá bình tích ăn khá ít, chủ yếu rỉa rong rêu, tảo sẽ giúp chúng dễ tiêu hóa. Do đó, bạn chỉ cần cho cá ăn 1 bữa/ngày vào thời gian cố định để cá quen giờ ăn. Bạn có thể để chúng nhịn 1 – 2 ngày mới cho ăn cũng không ảnh hưởng gì.
Lưu ý lượng thức ăn phải ít hơn nhu cầu của cá bình tích, tránh để thức ăn thừa sẽ gây bệnh cho cá hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
Không nên cho cá ăn toàn thức ăn viên tổng hợp liên tục, sẽ gây chứng khó tiêu, sình bụng ở cá. Thay vào đó là xen kẽ cám viên với đồ tươi để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cá lớn nhanh và hạn chế mắc bệnh.
Sinh sản cá Bình Tích
Cá bình tích rất mắn đẻ và đẻ rất nhiều. Chúng là loài đẻ con, sau khi sinh ra thì cá bình tích con đã biết bơi nhưng vẫn còn yếu. Để tránh bị cá lớn ăn thịt thì nên tách riêng cá con sau khi đẻ.
Video về cá bình tích đẻ con:
Tuy cá bình tích rất dễ nuôi và dễ đẻ, bạn cũng cần lưu ý chăm sóc kỹ lưỡng để cá mẹ và cá con an toàn. Trong thời gian chuẩn bị sinh, bạn nên vớt cá mẹ sang hồ riêng, thoáng khí, yên tĩnh, bỏ thêm chút muối để khử trùng nước trong bể. Cá bình tích mẹ sẽ không bị căng thẳng hay sẩy thai và sinh con dễ dàng.
Khi cá đã lớn gần bằng một nửa kích thước cá trưởng thành thì có thể thả vào chung hồ với đàn cá bố mẹ.
Thông thường, những con cá bình tích mới đẻ yếu ớt sẽ chết sau 24h, những con lớn hơn khi thả chung bể với cá bố mẹ vẫn có khả năng bị ăn thịt. Ngoài ra, cá bình tích rất khỏe mạnh và năng động, trừ khi nước bị ô nhiễm quá nặng làm chúng chết hàng loạt.
Các bệnh thường gặp ở cá Bình Tích
Cá bình tích có sức đề kháng rất tốt, có thể sống mà không cần oxy. Tuy nhiên, chúng vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn không biết cách chăm sóc.
Một số bệnh thường gặp ở cá bình tích bạn cần lưu ý đó là:
- Sình bụng: đây là triệu chứng phổ biến ở cá bình tích và những loài cá cảnh khác. Do vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh hoặc do chứng rối loạn tiêu hóa, cá bị sình bụng không thể tiêu hóa tốt khi cho ăn thức ăn viên tổng hợp liên tục trong thời gian dài.
- Rách mang: triệu chứng của cá là bị sưng mang cá, việc hô hấp khó khăn, mang bị nổi đốm trắng, sụn lồi ra. Bệnh này do ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại.
- Bọ ký sinh trên da: đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với cá. Những con bọ ký sinh gây lở loét vây cá, phá hủy lớp da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào trong cơ thể cá bình tích.
- Bị nhiễm nấm: nguyên nhân do nguồn nước ô nhiễm làm phát sinh các vi khuẩn nấm có hại tấn công cá bình tích. Khi cá bị nhiễm nấm, nên thay nước, xử lý nguồn nước trong bể bằng muối và làm ấm nước lên 30 độ C.
Giá cá Bình Tích hiện nay
Cá bình tích có giá rất rẻ, chỉ khoảng 2000 – 4000 đồng/con. Những loài như Hắc bình tích, bình tích trân châu trắng, bình tích trân châu hoàng kim có giá đắt hơn nhưng cũng chỉ khoảng 10.000 đồng/con.
Địa chỉ mua cá Bình Tích chất lượng và uy tín
Bạn có thể dễ dàng mua cá Bình Tích tại những tiệm cá cảnh thủy sinh trên khắp cả nước, bởi vì chúng là loài cá cảnh rất phổ biến.
Một số nơi bán cá chất lượng và uy tín như: King Aqua (Hà Nội), Thủy Sinh Anh (Hà Nội, TPHCM), Cá kiểng Hoàng Lâm (TPHCM), Hùng Cá Cảnh (TPHCM), Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín (TPHCM), Mây Aqua (Hà Nội),…
Hoặc bạn mua cá online trên các diễn đàn, trang web chuyên thủy sinh cá cảnh để được tư vấn kỹ.
Cá bình tích cũng được nhiều người chở đi bán dạo trước các cổng trường, khu vực công viên, chợ và rất dễ mua, thích hợp cho giới trẻ nuôi làm cảnh giải trí.
Lời kết
Trên đây là những điều bạn cần quan tâm khi nuôi cá bình tích. Chắc chắn, bạn đã biết được cách nuôi cá bình tích sống khỏe đúng không?
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay muốn nhận thêm thông tin về cá bình tích, hãy để lại bình luận bên dưới, Hello Thú Cưng sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!