Đừng bỏ lỡ bút toán trùng là gì [Hot Nhất 2023]

Bút toán điều chỉnh là một trong những yếu tố đòi hỏi tính chính xác vô cùng cao trong hoạt động kế toán. Vậy bút toán điều chỉnh là gì và có những loại bút toán nào? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Bút toán điều chỉnh là gì?

Bút toán điều chỉnh là việc thực hiện điều chỉnh thông tin kế toán như các khoản chi đã trả, các khoản thu đã nhận cần phân bổ dần vào chi phí, doanh thu của nhiều kỳ và các khoản phải trả, phải thu cần tính vào chi phí, doanh thu trong kỳ.

bút toán điều chỉnh

Bút toán điều chỉnh là yếu tố được kế toán thực hiện nhằm đảm bảo xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí cũng như chuẩn bị cho các tài khoản sẵn sàng cho báo cáo tài chính.

Mục đích của bút toán điều chỉnh là giúp đảm bảo khả năng xác định, đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí của kỳ theo nguyên tắc dồn tích và phù hợp. Đồng thời đưa các tài khoản về trạng thái sẵn sàng cho việc lập Báo cáo tài chính.

2. Các loại bút toán điều chỉnh trong kế toán

Chi phí trả trước

Chi phí trả trước là chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau.

Bút toán điều chỉnh chi phí trả trước nhằm phân bổ chi phí trả trước mà doanh nghiệp đã chi vào các kỳ kế toán một cách phù hợp. Các loại chi phí này thường bao gồm:

  • Tiền thuê mặt bằng trả trước
  • Tiền bảo hiểm
  • Chi phí quảng cáo trả trước

Bút toán điều chỉnh chi phí trả trước sẽ làm tăng chi phí và giảm tài sản trong kỳ. Từ điều này có thể thấy rằng bản chất của chi phí trả trước là một loại tài sản, do đó khi khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản này thì giá trị của tài sản sẽ dần chuyển thành chi phí. Khi phát sinh chi phí trả trước, kế toán doanh nghiệp sẽ thực hiện bút toán ghi nhận chi phí trả trước như sau:

Nợ TK 242

Có các TK liên quan (111, 112,…)

Vào cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để kết chuyển chi phí trả trước đã ghi nhận trước đó vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Khi này bút toán điều chỉnh như sau:

Nợ các TK chi phí (641, 642,…)

Có TK 242

Trong trường hợp đặc biệt ở nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định, bút toán trích khấu hao TSCĐ được coi là bút toán điều chỉnh. Điều này có nghĩa là bút toán này chính là bút toán phản ánh việc phân bổ nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Bút toán trích khấu hao TSCĐ/ bút toán điều chỉnh như sau:

Nợ các TK liên quan (641, 642,…)

Có TK 214

Doanh thu chưa thực hiện

Doanh thu chưa thực hiện chính là việc nhận trước tiền của khách hàng và cam kết bán hàng hay thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Điều này dẫn tới phát sinh nợ phải trả cho doanh nghiệp.

Bút toán điều chỉnh doanh thu chưa thực hiện trên thực tế sẽ làm tăng doanh thu và giảm nợ phải trả trong kỳ. Đây là một khoản nợ mà doanh nghiệp nhận tiền của khách trước và có trách nhiệm thực hiện cung cấp dịch vụ, hàng hóa trong tương lai cho khách hàng.

Đến khi hàng hóa, dịch vụ được cung cấp cho khách hàng thì doanh thu chưa thực hiện được chuyển thành doanh thu đã thực hiện. Khi này, kế toán cần đánh giá tỷ lệ khối lượng công việc hoàn thành để thực hiện bút toán điều chỉnh, đưa doanh thu chưa thực hiện về doanh thu của doanh nghiệp. Bút toán điều chỉnh như sau:

Nợ TK 3387

Có TK 511

Chi phí dồn tích/ Chi phí phải trả

Chi phí dồn tích là khoản chi phí đã phát sinh nhưng doanh nghiệp chưa trả và chưa ghi nhận. Bút toán điều chỉnh sẽ làm tăng chi phí và tăng nợ phải trả của doanh nghiệp trong kỳ.

Khi này, việc chi trả các khoản chi phí dồn tích sẽ được thực hiện sau nên chi phí này cũng được coi là một khoản nợ phải trả ngắn hạn là chi phí phải trả. Chi phí này sẽ bao gồm một số khoản:

  • Chi phí tiền lương của tháng, trả vào đầu tháng sau
  • Chi phí dịch vụ sử dụng chưa thanh toán
  • Chi phí lãi vay đã phát sinh nhưng chưa đến kỳ trả

Từ đây có thể thấy, các khoản chi phí dồn tích tuy chưa được trả nhưng được sử dụng để tạo doanh thu trong kỳ. Do đó, để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phù hợp thì chi phí dồn tích cần được ghi nhận.

Doanh thu dồn tích

Doanh thu dồn tích chính là các khoản doanh thu đã thực hiện, đã phát sinh nhưng chưa thu được bằng tiền. Khi này, kế toán xử lý sẽ ghi nhận doanh thu đã phát sinh cùng một khoản nợ phải thu. Tức, bút toán điều chỉnh doanh thu dồn tích sẽ làm tăng doanh thu và tăng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ.

Ở trường hợp này, kế toán ghi nhận doanh thu, đồng thời ghi nhận một tài sản của doanh nghiệp. Một số trường hợp doanh thu dồn tích thường gặp có thể kể đến:

  • Phải thu tiền lãi từ các khoản cho vay
  • Cho thuê tài sản nhiều kỳ

Bút toán điều chỉnh:

Nợ TK 131

Có TK 511

Các khoản dự phòng

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 18, khoản dự phòng chính là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Khi này, bản chất của các tài khoản dự phòng chính là điều chỉnh giảm tài sản.

Có nhiều khoản dự phòng, ví dụ như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải trả, dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nghiệp vụ dự phòng thường được thực hiện vào cuối bút toán điều chỉnh. Bút toán điều chỉnh được thực hiện như sau:

Nợ TK Chi phí

Có TK Dự phòng

Trên đây là những yếu tố quan trọng về bút toán điều chỉnh mà chủ kinh doanh và kế toán cần quan tâm. Sapo hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn nắm vững và hạch toán một cách chính xác nhất.

Xem thêm: Hoa hồng đại lý là gì? Cách hạch toán hoa hồng đại lý