Giải đáp: Bị vết thương có ăn mì gói được không?

“Bị vết thương có ăn mì gói được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và gửi đến chuyên mục hỏi đáp của Nacurgo.vn. Để biết câu trả lời, cùng đọc và tìm hiểu ngay bài chia sẻ chi tiết dưới đây.

☛ Tìm hiểu trước: Người bị thương nên ăn gì kiêng gì để nhanh lành?

Bị vết thương hở ăn được mì gói hay không?
Bị vết thương hở ăn được mì gói hay không?

Dinh dưỡng trong mì gói là gì?

Mì tôm là một món ăn tiện lợi, đơn giản có trong gian bếp của rất nhiều gia đình Việt. Thông thường chỉ mất khoảng 3 phút cho một bữa ăn như vậy. Chính vì sự tiện lợi đó mà nhiều người thậm chí còn sử dụng mì tôm cho bữa ăn chính của mình. Nhưng câu hỏi đặt ra đó là thành phần dinh dưỡng trong mì liệu có cung cấp năng lượng thiết yếu cho hoạt động cơ thể chúng ta?

Thành phần dinh dưỡng bạn cần biết trong một gói mì
Thành phần dinh dưỡng bạn cần biết trong một gói mì

Nếu xét theo thành phần cấu tạo thì mì gói sẽ bao gồm:

  • Vắt mì: được làm từ lúa mì nhập khẩu hoặc bột khoai tây (tùy loại) sau đó được chiên vàng và sấy khô với dầu thực vật. Màu vàng của mì có thể do quá trình chiên hoặc có thể chiết xuất từ màu vàng củ nghệ.
  • Gói dầu gia vị: Dầu chiên, sốt với các gia vị hành, tỏi, ngò rí…
  • Gói bột súp: Muối, bột ngọt, đường, tiêu, tỏi, bột tôm, bột thịt lợn, gà…
  • Gói rau sấy (có thể có hoặc không) : Hành khô, cà rốt khô….

Tùy vào từng loại mì gói khác nhau sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng khác nhau. Trung bình một gói mì sẽ mang đến khoảng 300 đến 400 calories. Mức năng lượng sẽ cao hơn tùy vào thành phần dinh dưỡng nhiều ít của từng loại mì. Thế nhưng với mức năng lượng này, mì tôm được xếp vào loại độ ăn khá nghèo nàn về dinh dưỡng dù hương vị và mức độ kích thích cảm giác ngon miệng là rất cao.

Thực tế, các loại mì tôm trên thị trường dù giá thành cao hoặc thấp thì đều có chứa thành phần chính khá giống nhau là chất đạm, chất béo và carbohydrat… Thành phần dinh dưỡng trong mì sẽ tổng hợp lên năng lượng cần thiết để cung cấp cho cơ thể.

Bị vết thương có ăn mì gói được không?

Với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người khoảng 2.300 – 2.700 kcal (đối với nam) và 2.200 – 2300 kcal (đối với nữ) thì mì tôm không phải là một món ăn cung cấp đầy năng lượng cần thiết cho cơ thể con người.

Vậy bạn có nên sử dụng mì gói khi bị vết thương hở. Câu trả lời là KHÔNG NÊN bởi:

  • Khi cơ thể có tổn thương nhu cầu về mức chuyển hóa năng lượng sẽ tăng cao, có những người mức độ chuyển hóa năng lượng thậm chí còn tăng gấp 2 lần so với bình thường. Vì thế, nếu tiêu thụ mì gói trong thời gian này có thể sẽ gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển và cho vết thương mau chóng lành lại.
  • Ngoài ra, mì tôm được xét vào loại đồ ăn cay nóng, được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng khi có vết thương vì nó khiến vết thương dễ bị chảy dịch, đau nhức, nổi mụn, ngứa ngáy.
  • Trong mì gói có chứa hàm lượng natri cao nên nạp vào cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lành lại vết thương mà người bệnh còn phải đối mặt với một số bệnh lý khác khá nguy hiểm như tim mạch, huyết áp cao, nguy cơ đột quỵ cũng có thể xảy ra nếu như tiêu thụ quá 2.300 mg muối natri mỗi ngày.
  • Do mì tôm có giá trị dinh dưỡng nghèo nàn, thành phần vitamin thấp, nên bạn chỉ nhận được từ nó cơn no tạm thời. Do đó nhiều người thường kết hợp ăn mì với các thực phẩm ăn nhanh khác như xúc xích, thịt nguội, thịt hộp, hay thậm chí là trứng. Thực phẩm ăn nhanh thường chứa nhiều nitrat gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, cản trở lưu thông máu nên vết thương cũng vì thế lâu lành lại hơn.
Cũng là món thay đổi bữa ăn nhưng bạn không nên sử dụng nếu đang có vết thương hở bạn nhé
Cũng là món thay đổi bữa ăn nhưng bạn không nên sử dụng nếu đang có vết thương hở bạn nhé

Tác hại của mì gói đối với vết thương

Ăn mì gói khiến vết thương chảy dịch nhiều hơn

Lượng muối natri trong mì tôm quá cao khiến huyết áp và nhịp tim tăng lên nhanh chóng. Điều này khiến lượng máu trong cơ thể lưu thông nhanh hơn khiến vị trí vết thương dễ bị rỉ máu hoặc chảy dịch nhiều hơn bình thường. Nếu quá trình diễn ra thường xuyên, bạn cần theo dõi vết thương tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Vết thương bị ngứa ngáy

Trong mì tôm có chứa thành phần bột chiết xuất từ tôm, gà… có thể khiến cho vết thương của bạn bị ngứa ngáy, khó chịu đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng tôm. Và nếu hàm lượng tôm đủ lớn thì mức độ ngứa ngáy tương tự như trường hợp dị ứng da toàn thân nghiêm trọng khác.

Gây hiện tượng sưng đỏ

Vết thương có thể sưng đỏ và tiến triển xấu đi
Vết thương có thể sưng đỏ và tiến triển xấu đi

Sưng đỏ là biểu hiện tình trạng xấu đi của vết thương, có thể là dấu hiệu cảnh báo sự chăm sóc là chưa đủ tốt, hoặc do ăn một số đồ ăn không phù hợp như mì gói. Vết thương hoàn toàn có thể bị sưng viêm và nhiễm trùng nguy hiểm. Sưng đỏ thường biểu hiện ở vùng da xung quanh vết thương hoặc tại vị trí vết thương. Sưng đỏ có thể ngày một nặng nề nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc do bạn vẫn tiếp tục tiêu thụ mì gói trong thời gian dài tiếp theo.

Khiến vết thương lâu lành hơn

Trong quá trình bị vết thương nếu ăn nhiều mì tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình, thời gian lành lại của vết thương. Lý do bởi trong mì tôm sẽ cung cấp dưỡng chất là carbohydrate và thành phần mỡ. Mỡ ở dạng shotrerining gây hại cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Nếu ăn mì gói trong thời gian này có thể làm giảm sản sinh tế bào.

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết hoại tử vết thương sớm để xử lý kịp thời

Ngoài mì gói cần kiêng thực phẩm nào?

Ngoài mì tôm “nhân vật chính” trong câu hỏi của ngày hôm nay, liệu rằng bạn cần kiêng những thực phẩm nào khác nữa để không ảnh hưởng đến vết thương? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài mì gói thì những thực phẩm dưới đây cũng cần kiêng khi đang có vết thương:

Kiêng ăn rau muống

Rau muống tuy được sử dụng nhiều trong các bữa cơm gia đình, cung cấp nhiều chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng lại không hợp khi đang có vết thương. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ sẹo lồi nếu vết thương bị hở miệng. Nguyên nhân là do rau muống kích thích sản sinh tế bào, liền da rất nhanh nên các tế bào mới dễ bị đùn ra bên ngoài. Tuy không làm vết thương đau nhức mưng mủ nhưng sẹo lồi ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.

Lòng trắng trứng

Kiêng sử dụng lòng trắng trứng
Kiêng sử dụng lòng trắng trứng

Trứng là thực phẩm thường ăn kèm với mì tôm để cân bằng lượng dinh dưỡng thiếu hụt trong mì giúp cung cấp đầy đủ vitamin, protein phục vụ cho quá trình chuyển hóa năng lượng. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng lòng đỏ trứng và không dùng lòng trắng trứng. Bởi tiêu thụ lòng trắng trứng sẽ gây ra hiện tượng lang beng khi lành lại, vết thương sẽ bị sẹo không đều màu, các đốm trắng loang lổ cũng khá mất thẩm mỹ.

Hạn chế đồ nếp

Các món ăn chế biến từ gạo nếp bạn cũng cần hạn chế sử dụng vì nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưng mủ, đau nhức tại vết thương. Đây cũng là yếu tố góp phần khiến vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử.

Hạn chế da gà

Da gà là bộ phận khá hấp dẫn của con gà nhưng cũng được liệt vào những thực phẩm cần hạn chế. Nó có thể gây ra hiện tượng ngứa rát tại vị trí vết thương. Bạn vẫn có thể sử dụng phần thịt bên trong để bổ sung dinh dưỡng nhưng da gà thì tuyệt đối không bạn nhé.

Kiêng thịt bò

Thịt bò cũng là thực phẩm nên hạn chế để tránh sẹo thâm
Thịt bò cũng là thực phẩm nên hạn chế để tránh sẹo thâm

Về mặt lý thuyết thì thịt bò sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Thịt bò cũng được nhiều người chế biến cùng với mì gói rất tiện lợi. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra ăn thịt bò trong thời gian bị thương sẽ kích thích sản sinh sắc tố melanin khiến vết thương bị thâm sạm, xấu xí. Mặc dù không ảnh hưởng đến cơn đau nhức và khả năng lành lại nhưng bạn cũng nên hạn chế tối đa để không phải đối mặt với nguy cơ bị sẹo thâm.

➤ Có thể bạn cần: Vết thương hở có ăn được cua, tôm, cá, ốc, mực?

Bị vết thương nên ăn gì là tốt nhất?

Thay vào đó, để vết thương bình phục nhanh hơn, không để lại sẹo, chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng những đồ ăn dưới đây:

  • Bổ sung các đồ ăn mát, giàu vitamin: Cam, chanh, cà chua, rau bina…
  • Bổ sung protein từ thịt lành tính hơn hoặc các loại hạt: thịt lợn, cá, các hạt họ nhà đậu…
  • Bổ sung thức ăn giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau xanh đậm, hoa quả có màu vàng…
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm: để nâng cao miễn dịch, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Bảo vệ chăm sóc vết thương với bộ đôi Nacurgo

Kiêng một số đồ ăn là một trong những cách giúp hạn chế tiến triển xấu đi của vết thương. Ngoài ra, để mang đến hiệu quả phục hồi tốt hơn thì bước chăm sóc, xử lý đúng cách đóng một vai trò quan trọng. Xin được gửi đến bạn cách chăm sóc bảo vệ vết thương hiệu quả với bộ sản phẩm Nacurgo.

Bạn có thể thực hiện 2 bước chăm sóc, bảo vệ đơn giản như sau:

  • Bước 1: Làm sạch da hư tổn với dung dịch Nacurgo (chai xanh). Bạn có thể tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương (trừ vùng mặt) để làm sạch dịch nhầy, bụi bẩn và tế bào chết xung quanh. Sử dụng gạc tiệt trùng lau cùng để tăng hiệu quả làm sạch. Đối với vùng mặt, nhất định phải sử dụng bông thấm dung dịch sau đó lau nhẹ nhàng lên vết thương. Rửa sạch vết thương bằng dung dịch ít nhất 1 lần/ngày.
  • Bước 2: Sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học để bảo vệ vết thương, ngăn ngừa sự tiếp xúc của vi khuẩn, khói bụi môi trường bên ngoài. Cũng tương tự cách sử dụng của dung dịch rửa, bạn có thể xịt trực tiếp dung dịch tạo màng để bao phủ cho vết thương (trừ mặt), sau khi khô lại bạn sẽ có một lớp bảo vệ vết thương từ 3 đến 5 tiếng. Với vết thương ở mặt, có thể dùng bông tẩm dung dịch và lau nhẹ nhàng khắp vị trí tổn thương.

Công dụng tuyệt vời của bộ đôi sản phẩm chăm sóc và bảo vệ vết thương Nacurgo

Đầu tiên là sản phẩm Nacurgo rửa sạch da hư tổn (Chai xanh). Đây là một dung dịch chuyên dụng giúp rửa sạch vùng da hư tổn, sát khuẩn nhẹ nhàng, loại bỏ tế bào chết, dịch nhầy trên vết thương đảm bảo cho vùng tổn thương luôn sạch sẽ, hạn chế nhiễm trùng và nguy cơ hoại tử vết thương nguy hiểm.

Bộ sản phẩm Nacurgo giúp chăm sóc bảo vệ vết thương hiệu quả hơn 3 đến 5 lần
Bộ sản phẩm Nacurgo – giúp chăm sóc bảo vệ da hiệu quả, an toàn, tiện lợi

Tiếp theo là dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo. Lớp màng Polyesteramide sẽ được hình thành sau khi bạn xịt dung dịch lên vết thương. Nó như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của tác nhân vi khuẩn, ngăn chặn thấm nước, giúp bảo vệ tốt cho vết thương hở. Tinh chất trong lớp màng sẽ tạo môi trường lý tưởng để vết thương lành lại nhanh hơn.

Khi sử dụng màng sinh học Nacurgo vết thương được bảo vệ bao phủ tuyệt đối, thông thoáng tối đa, không phải chịu sự hầm bí như băng gạc thông thường. Mà sự thông thoáng và tuần hoàn máu được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm lành vết thương.

Ngoài ra, tinh chất nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh trong Nacurgo có công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, chống oxy hóa và các gốc tự do, giúp vết thương có thể lành lại nhanh hơn từ 3 đến 5 lần mà không phải lo lắng đến nguy cơ để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ.

“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc.

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Mọi thắc mắc có thể liên hệ ngay qua tổng đài 1800.6626 để được nhận tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm bạn nhé!