Nhiễm trùng đường ruột xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do hoạt động của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Bệnh biểu hiện với nhiều triệu chứng đau và khó chịu như: đau bụng, nôn mửa, sốt, đại tiện phân lỏng… Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm trùng đường ruột là gì?
Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng tổn thương đường tiêu hóa xảy ra do sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, vào mọi thời điểm bất kỳ, dẫn đến nhiều vấn đề khó chịu và bất tiện. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, có nguy cơ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe.
Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột
Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường ruột:(1)
1. Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột
Các loại vi khuẩn hay gặp: E.coli, salmonella, Campylobacter, Listeria, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum …
-
- E. coli: Vi khuẩn E. coli được tìm thấy trong ruột của người và động vật, hầu hết là các chủng vô hại. Tuy nhiên, một số chủng, chẳng hạn như ETEC, EPEC, EIEC,… có khả năng tiết ra độc tố, gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Nhóm vi khuẩn này thường lây lan thông qua nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm tiếp xúc với phân động vật…
-
- Vi khuẩn Salmonella: Nhiễm khuẩn Salmonella thường do ăn thịt gia cầm, thịt gia súc, trứng chưa được nấu chín. Triệu chứng điển hình gồm tiêu chảy, đau quặn bụng, sốt, xuất hiện từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm bệnh và phải mất từ 4 – 7 ngày để hồi phục.
2. Virus gây nhiễm trùng đường ruột
-
- Virus noro: Đây là yếu tố điển hình nhất gây nên vấn đề nhiễm trùng đường ruột do thực phẩm. Virus noro có khả năng lây lan giữa người với người trong một phạm vi không gian hạn chế. Nhiều trường hợp lây qua nguồn nước hoặc thực phẩm ô nhiễm.
-
- Virus rota: Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đưởng ruột ở trẻ em trên toàn thế giới. Con đường lây lan chủ yếu do chạm vào đồ vật nhiễm virus sau đó đưa tay lên miệng mà không vệ sinh. Hiện nay, một số quốc gia đã có sẵn vắc xin phòng ngừa.
3. Ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột
Hai loại ký sinh trùng thường gây nhiễm trùng ở đường ruột bao gồm:
-
- Giardia: Đây là loại ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột, lây lan thông qua tiếp xúc người với người hoặc nước bị ô nhiễm. Giardia có khả năng chống clo nên vẫn tồn tại được trong bể bơi công cộng.
-
- Cryptosporidiosis: Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng có kích thước cực nhỏ với lớp vỏ bên ngoài vững chắc, giúp nó tồn tại trên cơ thể vật chủ và chịu được quá trình khử trùng bằng clo.
Nhiễm trùng do ký sinh trùng có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần hoặc lâu tùy theo từng tình trạng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đầy bụng, đau quặn bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy… Những dấu hiệu này thường xuất hiện rõ khoảng sau 7 – 10 ngày tiếp xúc. Theo đó, cả hai loại ký sinh đều thường được tìm thấy trong nước và bị nhiễm sau khi ăn, uống phải.
Ai có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột?
Dưới đây là 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột nhất:
-
- Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Nhóm này có hệ thống miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh nên dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công. Theo đó, báo cáo cho thấy tiêu chảy do nhiễm trùng chiếm 1 trong 9 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới, với 2.195 trường hợp mỗi ngày, nhiều hơn cả AIDS, sốt rét và sởi cộng lại.
-
- Người cao tuổi: Đối tượng này có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa suy yếu nên dễ bị tổn thương khi gặp phải vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
-
- Những người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh: Đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển và lây lan nhanh chóng.
Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột
Các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây gây bệnh.(2)
Trong đó, một số dấu hiệu có thể gặp gồm:
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Chuột rút.
- Đau đầu.
- Xuất hiện máu trong phân.
Khi nào thì đi gặp bác sĩ?
Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy những triệu chứng nghiêm trọng sau:
- Sốt.
- Đau bụng dữ dội.
- Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân.
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày.
- Cơ thể xuất hiện dấu hiệu mất nước.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, phụ huynh nên đưa đi cấp cứu trong các trường hợp sau:
- Cơ thể có dấu hiệu mất nước (không đi tiểu, mặt nhợt nhạt, mắt trũng, tay chân lạnh hoặc rất cáu kỉnh).
- Trẻ đau bụng dữ dội.
- Sốt.
- Không bú mẹ.
Đối với trẻ mới biết đi, dưới đây là các dấu hiệu nghiêm trọng của nhiễm trùng đường ruột, cần liên hệ gấp với bác sĩ:
- Tiêu chảy liên tục không khỏi.
- Xuất hiện máu trong phân.
- Sút cân bất thường.
Biến chứng của nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột hiếm khi gây biến chứng ở người trưởng thành khỏe mạnh và thường biến mất dưới một tuần. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường dễ mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch yếu, đồng thời có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Cụ thể bao gồm:
- Sốt cao.
- Đau cơ.
- Không thể kiểm soát nhu động ruột.
- Suy thận.
- Chảy máu đường ruột.
- Thiếu máu.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Theo đó, một số biện pháp được áp dụng phổ biến bao gồm:
-
- Bù nước: Đây là biện pháp điều trị tại nhà rất quan trọng. Người bệnh có thể tự bù nước và điện giải bằng các dung dịch như oresol pha đúng tỷ lệ, nước dừa, nước cháo, … để bù lại lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy và nôn mửa. Trẻ sơ sinh sẽ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức (nên được uống bù nước hoặc nước trong 12 giờ đầu, sau đó cho trẻ uống sữa công thức như bình thường với số lượng ít hơn, số lần nhiều hơn).(3)
-
- Nghỉ ngơi đầy đủ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho cơ thể.
-
- Chia nhỏ các bữa ăn với thực phẩm dễ tiêu hóa, chẳng hạn như chuối, bánh quy giòn, bánh mì hoặc cơm.
-
- Điều trị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể như: Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole, ….
Phòng ngừa bị nhiễm trùng đường ruột
Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo phân loại và xử lý rác thải hợp vệ sinh tránh lây nhiễm bệnh ra cộng đồng:
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào vật nuôi.
- Rửa tay trước và sau khi chạm vào bất kỳ thực phẩm nào.
- Tránh ăn thịt hoặc trứng chưa được chín mà không đảm bảo vệ sinh
- Uống nước đã được đun sôi.
- Nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác để tránh truyền bệnh.
- Vệ sinh ga trải giường, mền gối, quần áo thường xuyên.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như: nhà vệ sinh, mặt bàn, điều khiển TV, tay nắm cửa…
- Luôn tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng ra khỏi các loại thực phẩm đã chế biến.
- Tránh ăn đồ ăn ở vỉa hè, các hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
- Tránh ăn salad tươi, trái cây gọt vỏ, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, không đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, dưới đây là một số giải pháp cần thực hiện khi đi du lịch đến những nơi không đảm bảo về vệ sinh nguồn nước và thực phẩm, nhằm tránh nguy cơ mắc nhiễm trùng đường ruột:
- Chỉ sử dụng nước đóng chai để uống và đánh răng.
- Tránh sử dụng đồ uống có đá.
- Chọn thực phẩm đã được nấu chín, phục vụ nóng.
- Tránh ăn thực phẩm tươi sống hoặc chưa được nấu chín, đặc biệt là thịt, hải sản.
- Tránh ăn salad tươi, trái cây gọt vỏ, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
- Tránh thức ăn từ các quầy hàng vỉa hè.
Câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm trùng đường ruột
1. Bị nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng đường ruột hiếm khi gây nguy hiểm đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, với đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ, bệnh có nguy cơ kéo dài đồng thời để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm (suy thận, thiếu máu…).
2. Nhiễm trùng đường ruột có lây không?
Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có nguy cơ lây lan từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc. Do đó, tất cả mọi người cần hết sức cẩn thận khi có người thân, bạn bè… xung quanh mắc bệnh.
3. Nhiễm trùng đường ruột nên ăn trái cây gì?
Dưới đây là một số loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột từ đó hỗ trợ cải thiện nhiễm trùng một cách đáng kể:(4)
-
- Chuối: Chuối cung cấp chất xơ, kali, protein, vitamin B6, mangan, có lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra, thành phần tinh bột kháng và inulin còn giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, chống viêm và duy trì niêm mạc ruột khỏe mạnh.
-
- Đào: Đào giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm và tăng cường miễn dịch.
-
- Táo: Táo là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoang chất, có lợi cho hệ tiêu hóa, kể cả tình trạng nhiễm trùng.
-
- Nam việt quất: Nam việt quất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, ngăn chặn gốc tự do, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiễm trùng một cách hiệu quả.
-
- Lựu: Lựu giàu chất chống oxy hóa và polyphenol prebiotic, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn Bifidobacterium, Lactobacillus, có lợi cho đường ruột.
-
- Các loại trái cây nhiều nước (cam, bưởi, …). Khi uống có thể thêm chút muối để giúp bổ sung nước, điện giải, vitamin.
Ngoài ra, đề cập đến chế độ ăn uống đối với tình trạng nhiễm trùng đường ruột, điều quan trọng đầu tiên là phải uống nhiều nước để tránh mất nước. Sau đó, người bệnh nên tuân thủ chế đồ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng). Sữa, các sản phẩm từ sữa, chất bép, rượu… là nhóm thực phẩm nên tránh vì có khả năng khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh Hà Nội là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường ruột, nguyên nhân, triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!