Ăn măng có nổi mụn không? Những ai không nên ăn măng?

Măng là món ăn không quá xa lạ với chúng ta, với rất nhiều món ngon làm từ măng như canh chua, măng tươi xào tỏi, thịt bò xào măng, cá/thịt kho măng, lòng gà xào măng… Măng mang lại một số tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây hại nếu không ăn đúng cách. Nhiều chị em phụ nữ lo lắng liệu rằng ăn măng có làm cơ thể nóng lên và khiến da bị nổi mụn không. Nhằm giúp chị em hiểu rõ hơn về cơ chế tác động của loại thực phẩm này lên da, chúng ta hãy cùng khám phá các công dụng cụ thể của măng cũng như tìm cách ăn măng để tránh gây mụn nhé.

Ăn măng có công dụng gì với sức khỏe?

Măng cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng lại ít người biết đến. Dưới đây là 10 tác dụng điển hình khi bạn ăn măng đúng cách:

– Giảm cân: Măng giàu chất xơ, giúp tăng cảm giác no, giảm bớt cơn thèm ăn. Lượng đường và calo trong măng không đáng kể, tỷ lệ carbohydrate thấp nên được lựa chọn làm thực phẩm giảm cân cực kỳ lý tưởng.

– Kiểm soát cholesterol: Hàm lượng chất xơ nhiều, chất béo và calo thấp có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

– Nâng cao hệ miễn dịch: Các loại vitamin A, B, C, E có trong măng chịu trách nhiệm hỗ trợ cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Các vitamin này tham gia vào hầu hết các hoạt động trong cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh hơn.

– Cải thiện sức khỏe tim: Selen, kali có trong măng là 2 loại khoáng chất có lợi cho tim mạch. Lượng đường và carbohydrate thấp, chất xơ cao cũng giúp đào thải cholesterol dư thừa, thanh lọc cơ thể. Hoạt động ở động mạch được nâng cao, giảm nguy cơ bệnh tim.

– Phòng chống ung thư: Một công dụng tuyệt vời khác của măng chính là cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa để ức chế gốc tự do gây ung thư. Chất phytosterol cũng góp phần kìm hãm sự tăng trưởng của các khối u, ngăn khối u phát triển đột biến.

– Chống viêm: Bạn có thể luộc măng để ăn hoặc ép măng lấy phần nước để thoa lên phần da đang bị tổn thương. Sở dĩ do măng có đặc tính chống viêm hiệu quả, giúp bạn chữa lành vết thương do viêm, làm giảm đau.

– Cải thiện dạ dày: Chất xơ trong măng là điều kiện rất tốt để chữa trị chứng táo bón. Cùng với sự kết hợp của nhiều dưỡng chất khác, măng giúp bạn nâng cao hoạt động đường ruột và cải thiện các vấn đề dạ dày.

– Hỗ trợ điều trị hô hấp: Măng có đặc tính chống viêm nên hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Những bạn bị viêm phế quản, hen suyễn, khó thở… có thể ăn măng để được cải thiện vấn đề. Một mẹo nhỏ là bạn luộc măng, thêm vào mật ong để uống cho long đờm.

– Kháng khuẩn: Đặc tính kháng khuẩn, kháng virus của măng giúp chữa lành các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.

Ăn măng có gây nóng trong người hay không?

Thực tế, măng tươi có tính hàn nên nếu ăn nhiều sẽ làm cơ thể lạnh đi chứ không gây nóng trong người. Chính vì tính hàn mạnh nên măng tươi là loại thực phẩm không dành cho một số đối tượng sau đây:

– Phụ nữ đang mang thai: Glucozit trong măng có thể sinh ra axit xyanhydric – một loại axit thường bị đẩy ra ngoài do cơ thể không chịu nổi chất độc. Đã có nhiều mẹ bầu bị ngộ độc do măng với các triệu chứng: Đau bụng, đau đầu, nôn…

– Trẻ em: Thực tế trẻ em vẫn có thể ăn măng nhưng chỉ nên ăn 1 lượng vừa phải. Bởi trong măng có axit oxalic sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và sử dụng canxi và kẽm trong cơ thể. Trẻ đang trong độ tuổi phát triển tránh ăn nhiều măng để ngăn tình trạng thiếu canxi, kẽm dẫn đến còi xương.

– Người mắc bệnh dạ dày: Măng có tính hàn, khó tiêu, nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Những người đang bị bệnh này nên hạn chế ăn măng để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn.

– Người mắc bệnh gout: Chế độ ăn có măng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể khiến bệnh gout trầm trọng hơn.

Ăn măng có nổi mụn không?

Bên cạnh một số dưỡng chất tốt cho sức khỏe, măng còn chứa nhiều độc tố hoặc là chất sản sinh độc tố không tốt cho cơ thể. Những chất độc này ngoài ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bên trong cơ thể, còn có khả năng gây hại cho làn da. Sức khỏe da xấu đi tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong da gây ra mụn và nhiều yếu tố khác.

Đang bị mụn có ăn măng được không?

Chế độ dinh dưỡng cho làn da mụn rất quan trọng, có những thực phẩm bạn cần tránh ăn để hạn chế gây tổn thương vết mụn. Trong thời gian bị mụn, bạn cần ưu tiên các loại thực phẩm tươi mát như rau củ tươi, trái cây, nước lọc… Măng là một trong những món ăn không dành cho da mụn, bởi măng chứa độc tố, có khả năng làm da đang bị mụn sẽ trở nặng hơn, dễ sưng tấy, nóng rát.

Mới nặn mụn xong có ăn măng được không?

Mụn vừa nặn xong tạo thành các vết thương hở, cần được chăm sóc kỹ càng để tránh bị nhiễm trùng và lây lan trên da. Những bạn vừa nặn mụn không nên ăn măng vì đang có các vết thương hở, măng có thể khiến da bị tổn thương nặng nề hơn. Để vết nặn mụn nhanh lành, bạn nên chú ý ăn uống lành mạnh, vệ sinh da đúng cách, sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng da phù hợp.

Cách ăn măng để không gây nóng và nổi mụn

Một số lưu ý dưới đây giúp bạn ăn măng đúng cách và an toàn cho sức khỏe:

– Tuyệt đối không ăn măng sống để tránh các chất độc xâm nhập cơ thể.

– Nên luộc 2 – 3 lần măng tươi để loại bỏ bớt các độc tố.

– Khi luộc măng, bạn nên mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài, tránh ngấm lại vào trong măng.

– Trường hợp bạn phơi khô măng hoặc sấy măng, bạn nên ngâm măng tươi trong nước muối trước.

– Có thể thêm vài trái ớt vào nồi khi luộc măng để trôi vị đắng.

– Không sử dụng các loại măng có màu bất thường, mùi lạ…

– Chỉ nên ăn măng với một lượng vừa phải, không ăn nhiều và không ăn quá thường xuyên.

– Hạn chế ăn măng tươi ngâm dấm, ăn xổi vì nếu măng chưa ngâm đủ thời gian có thể giữ lại các độc tố gây hại cho cơ thể.

Măng tươi là một loại thực phẩm quen thuộc, mang đến hương vị hấp dẫn cho nhiều món ăn. Tuy nhiên, măng tươi cũng là một loại thức ăn gây độc, cần chế biến và ăn đúng cách để hạn chế gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. Để chăm sóc da mịn màng, hạn chế mụn hình thành, ngoài phương pháp chăm sóc phù hợp, bạn còn cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày để bảo vệ da từ bên trong.

  • Tham khảo thêm: Ăn cóc có nổi mụn không