Người bị bỏng ăn cá được không? Ý kiến trái chiều!

Bị bỏng ăn cá được không đang là thắc mắc của nhiều người. Bạn có thể dễ dàng thấy có 2 luồng thông tin trái chiều trên mạng xã hội hiện nay về vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng: Bị bỏng không nên ăn cá vì vị tanh trong cá có thể khiến vết bỏng lâu lành hơn và để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ. Nhưng có ý kiến lại hoàn toàn trái ngược đó là nên sử dụng cá để bổ sung axitamin và omega-3 giúp giảm sưng và tái tạo mô tế bào tốt cho vết bỏng. Vậy thực hư quan điểm này như thế nào? Cùng giải đáp qua những thông tin bài viết dưới đây nhé!

☛ Tìm hiểu trước về bỏng với bài viết: [TỔNG QUAN] Bỏng – Phương pháp tiếp cận và xử lý chuyên khoa khi bị bỏng!

Người bị bỏng có ăn cá được không?
Người bị bỏng có ăn cá được không?

Dân tình trái chiều về việc ăn cá khi bị bỏng

Bỏng là loại vết thương tương đối nguy hiểm, nếu không được chăm sóc, xử lý đúng cách nó có thể gây ra nhiễm trùng hoặc để lại vết sẹo lớn rất xấu. Chính vì thế việc ăn gì tốt cho vết bỏng được rất nhiều người quan tâm. Dạo gần đây thì có 2 quan điểm trái chiều xoay quanh vấn đề: “Bị bỏng ăn cá được không?” Có những người khuyên có, những cũng có không ít người tư vấn không.

nên ăn cá khi bị bỏng?
Luôn có 2 luồng ý kiến trái chiều về việc ăn cá trong quá trình bị bỏng

Theo quan niệm dân gian thì cá là một loại thực phẩm tanh, khi ăn vào cơ thể sẽ khiến vết thương hở, vết bỏng viêm sưng, mưng mủ hình thành các vết sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Nhưng khi được định lượng thành phần dinh dưỡng thì cá lại gồm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi vết thương như Vitamin, axit amin, omega-3… Cả 2 ý kiến đều nhận được sự đồng tình của rất nhiều người. Vậy thì NÊN hay KHÔNG NÊN ăn cá khi bị bỏng?

Vậy có nên ăn cá khi bị bỏng không?

bị bỏng có nên ăn cá không?
Vậy ăn cá khi bị bỏng nên hay không nên?

Quan niệm của dân gian về “vết bỏng và cá” thực tế là thiếu cơ sở khoa học để kết luận và là một quan niệm không đúng. Bởi tùy vào từng loại cá và sự kết hợp cùng gia vị dược liệu khác nhau sẽ mang đến tác dụng khác nhau.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương, trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng tại trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh thì Cá thực sự là một thực phẩm tốt cho vết bỏng, vết thương hở, nó giàu đạm lành mạnh, rất cần thiết để vết thương lành lại nhanh và tái tạo mô, tế bào và da cho khu vực bị bỏng. Do vậy, khi bị bỏng, nếu không bị dị ứng với cá, bạn đừng quên bổ sung cá để kết hợp chăm sóc vết bỏng nhé.

Ngoài ra bác sĩ cũng lưu ý có một số loại cá không tốt cho vết bỏng như cá ngừ, các loại cá có vị tanh nặng mùi… Những người bị dị ứng với cá thì không nên sử dụng trong thời gian bị bỏng vì nó có thể khiến cơ thể bị di ứng, gây ngứa ngáy, sưng chân tay và gây cảm giác khó chịu cho vết bỏng.

Các loại cá biển có chứa nguồn đạm dồi dào, lành mạnh bạn có thể ăn khi có những vết bỏng phải kể đến là cá thu, cá hồi, cá nguyên con loại nhỏ….

☛ Tham khảo thêm: Bị bỏng có nên ăn thịt bò hay không?

Bị bỏng nên ăn gì kiêng ăn gì?

Kiêng ăn gì?

Hạn chế, kiêng một số thực phẩm trong quá trình điều trị vết bỏng giúp bạn tránh được những nguy cơ gây dị ứng, đau nhức, sưng, viêm mủ cho vết bỏng. Nếu không quan tâm đến những vết sẹo thâm thì mức độ kiêng khem đồ ăn sẽ ít hơn. Nhưng nếu bạn không muốn vết bỏng bị sẹo về sau thì cần lưu ý ngay từ ban đầu những nhóm thực phẩm sau:

Tuyệt đối kiêng đồ nếp
Đồ nếp có thể khiến vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Đầu tiên bạn cần tránh những thực phẩm có thể khiến bạn dị ứng. Để biết điều này bạn cần nắm được tiền sử dị ứng của bản thân để chủ động phòng tránh, vì có những thực phẩm không chỉ gây ngứa, đau nhức cho vết thương mà còn gây ra tình trạng tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi, khó chịu.
  • Bị bỏng cần kiêng những thực phẩm chứa thực phẩm tinh bột dẻo như cơm nếp, xôi, các đồ ăn chế biến từ gạo nếp, ngô nếp…
  • Kiêng những thực phẩm giàu Protein động vật như thịt bò, các loại thịt đỏ vì nó có thể làm tăng sắc tố melanin gây hình thành sẹo thâm. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử dụng trứng vì hàm lượng protein trong trứng có thể làm vết bỏng để lại sẹo loang lớn, tạo thành 2 vùng da không đều màu…
  • Tránh sử dụng rau muống, thịt gà vì vừa làm vết bỏng bị ngứa vừa gây sẹo lồi mất thẩm mỹ
  • Kiêng sử dụng thực phẩm cay nóng, nhất là trong giai đoạn đầu của vết bỏng vì nó có thể khiến vết bỏng bị viêm, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, có chất kích thích cao.

Nên ăn gì?

Để cho vết thương mau lành hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ hình thành sẹo mất thẩm mỹ bạn nên bổ sung một số thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là một số nhóm chất cần thiết:

Nên ăn các loại hạt dinh dưỡng, lành tính
Nên ăn các loại hạt dinh dưỡng, lành tính như các loại đậu, hạt óc chó
  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm lành mạnh như những loại cá ít tanh, cá thu, lươn, tôm, tép… Những thực phẩm này giúp tái tạo tế bào mới nhanh hơn. Giúp vết bỏng mau lành hơn và hạn chế để lại sẹo
  • Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin A, B, C, E có nhiều trong các loại rau củ quả giúp cơ thể thanh mát, hạn chế viêm sưng cho vết bỏng, tăng nước, ẩm cho vết bỏng, giảm viêm sưng, giảm hình thành mủ gây nhiễm trùng.
  • Các thực phẩm giàu khoáng chất thiết yếu để cơ thể sản sinh hồng cầu như sắt, vitamin B12 chiết xuất từ các loại đậu, sữa… Đây là nguồn dưỡng chất nạp vào cơ thể để nuôi dưỡng, phục hồi vết bỏng tốt hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Nhóm thực phẩm giàu Omega 3 được khuyên nên ăn khi bị bỏng bởi nó giúp vết bỏng giảm sưng viêm và tái tạo mô, tế bào. Một số thực phẩm bạn có thể lựa chọn là: các loại đậu, các món ăn từ đậu nành, hạt óc chó.
  • Thực phẩm giàu carbohydrate cũng giúp quá trình lành lại của vết bỏng tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy nó trong các loại thực phẩm như bánh mỳ, gạo, khoai tây, các loại hạt, ngũ cốc, bông cải xanh, chuối…Ngoài ra khi được cung cấp đầy đủ carbohdrate còn giúp cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, thúc đẩy chuyển hóa tốt hơn để cơ thể bật chế độ chăm sóc tự lành lại vết thương nhanh hơn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để vết bỏng mau lành hạn chế sẹo?

Một số điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc vết bỏng

  • Rửa vết bỏng và chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Uống nhiều nước để vết bỏng được mát hơn và mau chóng lành lại hơn
  • Tuyệt đối không tự ý đắp các loại lá một số loại thực phẩm không có cơ sở khoa học lên vết bỏng vì nó có thể gây nhiễm trùng, sưng viêm, có thể khiến vết bỏng tiến triển thành hoại tử. Bạn cần tránh xa những phương pháp phản khoa học như: bôi nước mắm, rượu,….

☛ Tham khảo thêm tại: Bị bỏng bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

Nacurgo giải pháp toàn diện cho vết bỏng

Cũng giống như các loại vết thương hở, vết bỏng cần được làm sạch hàng ngày và bảo vệ để tránh bị các tác nhân xâm nhập tác động lên vùng bị bỏng.

Khắc phục nhược điểm của băng gạc thông thường như tốn thời gian, gây đau đớn do vết bỏng dính vào băng gạc,… chuyên gia khuyên bạn sử dụng một phương pháp mới, ứng dụng thành tựu của các nước phát triển hiện nay. Đó là sử dụng công nghệ băng vết thương hở bằng màng sinh học Nacurgo.

☛ Đọc chi tiết nhất trong bài: Nacurgo xịt trị bỏng như thế nào?

Lớp màng Polyesteramide như một lớp da nhân tạo bảo vệ vết bỏng tránh các tác nhân như vi khuẩn, khói bụi. Ngoài ra lớp màng sinh học dạng xịt giúp cho vết bỏng hạn chế đau đớn không giống như như mỗi lần thay băng thông thường. Tinh chất siêu phân tử nghệ Nano Curcumin giúp chống viêm tốt hơn cho vết bỏng bô xe, hạn chế hình thành sẹo thâm. Tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt, làm dịu da nên có thể làm giảm đau rát trên những vết thương do bỏng bô gây ra.

  • Xem điểm bán chi tiết tại các tỉnh thành trong nước: XEM TẠI ĐÂY
  • Đặt hàng online theo giá niêm yết “BẤM VÀO ĐÂY”

Những thông tin chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn có kế hoạch dinh dưỡng khoa học để chăm sóc vết bỏng tốt nhất. Đặc biệt là giải đáp được thắc mắc cho ý kiến trái chiều: Bị bỏng có ăn cá được không. Chúc vết bỏng của bạn mau lành và tránh xa sẹo thâm mất thẩm mỹ nhé.