Chào chị Ngọc Mai,
Với câu hỏi “bị bốc hỏa uống thuốc gì sẽ giúp làm dịu cơn nóng bừng hay cần làm gì để hạn chế những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh?”, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, bác sĩ chuyên khoa Sản, hiện đang tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, xin được trả lời như sau:
Trước khi trả lời câu hỏi bị bốc hỏa uống thuốc gì sẽ giúp làm dịu cơn nóng bừng, bác sĩ xin đề cập đôi nét về tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh.
1. Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì? Nguyên nhân
Cơn bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột ở phần trên cơ thể, thường biểu hiện rõ nhất ở vùng mặt, cổ và ngực. Da của bạn có thể đỏ lên, như thể bạn đang đỏ mặt. Một cơn bốc hỏa cũng có thể gây đổ mồ hôi. Nếu cơ thể bị mất quá nhiều nhiệt, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh sau đó. Cơn bốc hỏa thường xảy ra về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Những cơn bốc hỏa thường gặp nhất là do tiền mãn kinh – thời kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và cuối cùng dừng lại. Các cơn bốc hỏa thường được gây ra bởi sự thay đổi nồng độ hormone trước, trong và sau khi mãn kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cơn bốc hỏa xảy ra khi lượng estrogen giảm xuống khiến bộ phận điều hòa nhiệt của cơ thể (vùng dưới đồi) trở nên nhạy cảm hơn với các thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Khi vùng dưới đồi cho rằng thân nhiệt của bạn tăng, vùng dưới đồi sẽ bắt đầu một chuỗi phản ứng để hạ nhiệt cho bạn, biểu hiện ra ngoài bằng cơn bốc hỏa.
Ngoài ra, cơn bốc hỏa có thể do một số nguyên nhân ít gặp khác như tác dụng phụ của thuốc, bệnh tuyến giáp, một số bệnh ung thư và tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư.
Không phải mọi phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh đều gặp phải vấn đề này, các yếu tố nguy cơ có thể làm cho bạn dễ bị tình trạng này bao gồm:
- Rối loạn ăn uống như chán ăn, ăn vô độ có thể làm tăng nguy cơ bị bốc hỏa do rối loạn vùng dưới đồi.
- BMI cao liên quan đến tần suất các cơn bốc hỏa. Một số giả thuyết cho rằng những người béo phì có nhiều mô mỡ, tức các chất sinh nhiệt, ức chế giải phóng nhiệt. Ngoài ra, ở phụ nữ béo phì, nồng độ estrogen thấp hơn, nên tần suất mắc triệu chứng này thường xuyên hơn.
- Các rối loạn tâm lý, cảm xúc như lo âu, trầm cảm cũng là yếu tố nguy cơ của tình trạng này.
- Hút thuốc lá: Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc có nồng độ progesterone và estrogen thấp, nồng độ androgen cao. Những người này cơ nguy cơ cao gấp 1,6 lần (nếu đã bỏ thuốc) và gấp 4 lần (vẫn tiếp tục hút thuốc) bị bốc hỏa so với những phụ nữ không hoặc chưa bao giờ hút thuốc lá.
- Người phụ nữ thuộc chủng tộc da màu thường bị bốc hỏa nhiều hơn so với người da trắng và người châu Á.
Tuy nhiên, nếu bạn không có một trong các yếu tố nguy cơ trên không có nghĩa là bạn sẽ không bị triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!