Sắn được trồng rộng rãi như một loại cây lương thực ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Củ sắn được sử dụng để làm bột sắn và nhiều loại thực phẩm khác.
Nếu sắn không được chế biến đúng cách, nó có chứa các hợp chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, sắn là lựa chọn lành mạnh hơn cho bệnh nhân tiểu đường so với một số loại tinh bột khác vì chỉ số đường huyết của sắn tương đối thấp.
1. Dinh dưỡng trong củ sắn
Củ sắn là loại củ có tinh bột và có đặc tính dinh dưỡng tương tự các loại cây trồng khác như khoai tây, khoai môn và khoai mỡ. Trong 28g củ sắn chứa gần 11g carbohydrate, 10% giá trị cung cấp vitamin C hàng ngày. Ngoài ra, trong củ sắn còn chứa protein, chất béo, chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác nhưng hàm lượng không cao.
2. Ăn củ sắn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp ở những người châu Phi ăn sắn thường xuyên. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2006 trên tạp chí Y học “Fundamental & Clinical Pharmacology”, đưa ra kết quả rằng không một ai trong số 1.381 đối tượng nghiên cứu bị mắc bệnh tiểu đường, mặc dù sắn chiếm tới 84% lượng calo hàng ngày của họ.
Một nghiên cứu thứ hai, được công bố trên tạp chí “Diabetes Care” tháng 10 năm 1992 cho biết những người Tanzania ăn sắn thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với những người hiếm khi sử dụng loại thực phẩm này.
3. Chỉ số đường huyết của củ sắn
Chỉ số đường huyết là một chỉ số xếp hạng có thể giúp bệnh nhân tiểu đường biết rằng các loại thực phẩm khác nhau sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của họ như thế nào. Sắn có chỉ số đường huyết thấp (GI= 46), có nghĩa là sau khi ăn sắn lượng đường trong máu ít có khả năng tăng cao. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, sắn là lựa chọn lành mạnh hơn khoai tây trắng (GI= 85).
4. Bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không?
Tinh bột có trong các sản phẩm như ngũ cốc, bánh mì, mì ống, cũng như các loại rau có tinh bột như sắn. Vì carbohydrate làm tăng đường huyết, bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi mức tiêu thụ tinh bột hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh không nhất thiết phải loại bỏ tinh bột khi thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu sắn được chế biến đúng cách để loại bỏ các hợp chất độc hại, thì người tiểu đường có thể ăn sắn như một sự thay thế chấp nhận được đối với khoai tây trắng và các loại tinh bột khác. Người tiểu đường có thể ăn củ sắn luộc để thay thế khẩu phần tinh bột tương đương.
5. Độc tính của củ sắn ảnh hưởng đến người tiểu đường
Củ sắn có thể gây hại nếu không được chế biến đúng cách để loại bỏ một hợp chất độc hại là axit xianhidric. Một số nhà nghiên cứu tin rằng chất xyanua trong sắn có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của những người đã mắc bệnh tiểu đường. Mức độ chất xyanua cũng có thể được giảm đáng kể thông qua việc ngâm và các kỹ thuật xử lý khác. Do đó, nên ngâm sắn trong nước khoảng vài tiếng rồi rửa với nước sạch thêm 2-3 lần rồi mới có thể chế biến.
6. Người tiểu đường có ăn được bột sắn dây không?
Người tiểu đường có ăn được bột sắn dây không là câu hỏi nhiều bệnh nhân quan tâm. Bột sắn dây ít đường, có tính hàn, nhiều chất xơ nên an toàn đối với người bệnh tiểu đường. Một số thành phần chứa trong sắn dây có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể, có thể ngăn ngừa biến chứng võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây để nấu cháo sắn dây, pha nước uống hàng ngày, đều là những món ngon và bổ dưỡng.
Cách chế biến cháo bột sắn dây tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường: Ngâm 500g gạo tẻ trong nước, để 1 đêm. Vo sạch rồi nấu thành cháo đặc, để nhỏ lửa cho chín nhừ. Hòa 30g bột sắn dây với nước, đổ vào nồi cháo, khuấy đều, cho thêm chút muối. Đun trong vòng 2 -3 phút nữa rồi có thể sử dụng.
Ăn cháo sắn dây vào buổi sáng có lợi cho dạ dày, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và người bị tăng huyết áp.
Ngoài ra, bột sắn dây có thể uống sống hoặc uống chín. Nhưng bệnh nhân nên uống nửa sống nửa chín. Cách pha bột sắn dây được gợi ý như sau: Hòa tan bột sắn dây trong nước sôi để nguội, thêm chút nước sôi để có nửa ấm nửa chín hoặc có thể uống tùy theo sở thích nóng, lạnh. Tiếp đó, bệnh nhân có thể vắt thêm chanh tươi hoặc chanh muối, ô mai để tạo hương vị cho món ăn. Uống bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt.
Tóm lại, giải đáp “bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không” là sắn là lựa chọn lành mạnh hơn cho bệnh nhân tiểu đường so với một số loại tinh bột khác như khoai tây, khoai lang…do đây là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn củ sắn trong thực đơn ăn uống của mình.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
https://kienthuctieuduong.vn/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!