97,7% người khẳng định có &aposbệnh thành tích&apos trong giáo dục

Đây là khảo sát, nghiên cứu của nhóm GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam đã công bố tại Hội thảo khoa học: “Thực trạng Bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay. Giải pháp ngăn chặn, đi đến xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục” tổ chức này 10/9 tại Hà Nội.

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho biết, “Bệnh thành tích” trong giáo dục, có thể được hiểu, đó là các hoạt động, hành động không trung thực trong báo cáo về kết quả giáo dục và đào tạo, tạo dựng thành tích ảo không có thực, dấu diếm các lỗi lầm trong hoạt động giáo dục và đào tạo của đơn vị do mình phụ trách, lừa dối, báo cáo sai sự thật, thổi phồng, phô trương các kết quả công việc mình đã thực hiện không đúng như thực tế đã có nhằm đạt được một mục đích cá nhân nào đó.

Đây là các hoạt động, hành động, hành vi gian lận lừa dối (GLLD) trong giáo dục, đào tạo. Bởi vậy, chúng ta có quyền gọi cái gọi là “Bệnh thành tích” trong giáo dục là đồng nghĩa với các hoạt động, hành vi gian lận lừa dối trong giáo dục.

Nhằm làm rõ cái gọi là “Bệnh thành tích” trong giáo dục, nhóm khảo sát, nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Ngọc Phú đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên bằng phiếu thăm dò các cán bộ quản lý các nhà trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), bao gồm các hiệu trưởng, hiệu phó, nhiều cán bộ chủ chốt khác, các giáo viên, một số phụ huynh học sinh và cả các học sinh tại 8 trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Trị.

97,74% người khẳng định là “có bệnh thành tích”

Theo khảo sát ở 222 giáo viên và các cán bộ quản lý các nhà trường về có “Bệnh thành tích” trong giáo dục và đào tạo không và mức độ như thế nào thì 97,74% người khẳng định là “có bệnh thành tích”, chỉ có 2,3% ý kiến cho rằng không có hiện tượng này.

Trong đó, có 72,35% số người trả lời (bao gồm giáo viên và cán bộ quản lý) cho rằng mức độ vi phạm này là “nghiêm trọng”.

Số người cho rằng “rất nghiêm trọng” chiếm 23,04%. Số người đánh giá “đặc biệt nghiêm trọng” chiếm 4,6%.

Động cơ “Muốn được đề bạt, cất nhắc” xếp hạng cao nhất

Nhóm khảo sát đã đưa ra 6 biểu hiện của các kiểu hành vi gian lận, lừa dối trong quản lý nhà trường, trong dạy và học để lấy ý kiến các giáo viên (GV), cán bộ quản lý (CBQL) và phụ huynh học sinh (PHHS).

Theo đó, hành vi “người phụ trách tự giảm yêu cầu đánh giá để đơn vị đạt được kết quả cao” có điểm trung bình cao nhất, tiếp đến là hành vi “Người phụ trách tự sửa (hoặc sai, chỉ đạo người khác sửa) nâng kết quả đạt được của đơn vị”; “Dấu diếm, không báo cáo khuyết điểm cá nhân hoặc đơn vị mắc phải”, “Cường điệu, phô trương, thổi phồng ý nghĩa, tầm quan trọng của kết quả đã đạt được”.

Đứng thứ 5 trong bảng điểm đánh giá là “Tòng phạm, đồng lõa với hành vi gian lận, lừa dối với các mức độ khác nhau” và cuối cùng là hành vi “Bịa đặt, tạo dựng thành tích giả để gây uy tín cho đơn vị”.

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho rằng, thông qua khảo sát điều tra, chúng tôi cũng muốn làm rõ động cơ của các hành vi gian lận, lừa dối cũng nhằm hiểu sâu thêm cội nguồn của các hành vi bất ổn này.

Các động cơ hành vi gian lận, lừa dối trong hoạt động giáo dục và đào tạo được nhóm khảo sát thực hiện như sau: