Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không

Nhà tôi có ông tôi và ba tôi đều mắc mỡ máu cao và bị tiểu đường. Không biết nếu đến đời tôi tình trạng mỡ máu có lây không và có chữa khỏi không? Mong được bác sĩ giải đáp.

(Hà Huy Văn, Mộ Đức, Quảng Ngãi)

Chào anh,

Với câu hỏi của anh, bệnh mỡ máu có lây không và có chữa khỏi không, câu trả lời là bệnh mỡ máu cao không lây lan theo đường ăn uống hay quan hệ tình dục mà bệnh có tính di truyền. Nghĩa là trong gia đình anh có người mắc mỡ máu thì tỉ lệ thế hệ sau mắc sẽ cao hơn. Ngoài ra, mỡ máu hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ kết hợp thuốc và chế độ ăn uống. Để biết cụ thể hơn, anh hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bệnh mỡ máu cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Mỡ máu cao là một trong những bệnh lý chuyển hóa phổ biến do các phân tử mỡ tích tụ nhiều trong máu, sau đó lắng đọng tại thành mạch, hình thành nên mảng xơ vữa. Những mảng bám này ngày càng dày nên sẽ cản trở sự lưu thông của dòng máu, hẹp động mạch, để lại vô vàn biến chứng.

Thời gian đầu, khi các chỉ số trong máu tăng cao sẽ không có biểu hiện rõ ràng mà xuất hiện một vài triệu chứng thoáng qua như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, tê buồn chân tay, người mệt mỏi… nhưng nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp
  • Nhồi máu cơ tim
  • Nhồi máu não (đột quỵ)…

Bệnh mỡ máu cao được phát hiện khi có sự thay đổi của một hoặc nhiều chỉ số mỡ máu:

  • Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L
  • Triglycerid > 1,8 mmol/L
  • Cholesterol tỉ trọng thấp LDL (mỡ xấu) > 2,58 mmol/L
  • Cholesterol tỉ trọng cao HDL (mỡ tốt) < 1,03 mmol/L

Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Bệnh mỡ máu có lây không?

Nhiều người thắc mắc liệu rằng bệnh mỡ máu cao có khả năng lây nhiễm hay không. Tuy nhiên, theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh), bệnh mỡ máu cao không hề lây nhiễm. Đây là bệnh lý độc lập, nguyên nhân từ chế độ ăn uống và sự rối loạn chuyển hóa do tuổi tác, không phải do lây nhiễm qua đường ăn uống hay dùng chung vật dụng…

Mặc dù bệnh mỡ máu không lây nhiễm nhưng bệnh có tính di truyền. Nếu trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ bị máu nhiễm mỡ, con cũng có nguy cơ mắc mỡ máu. Rối loạn này được gọi là tăng lipid máu gia đình loại II, lượng cholesterol trong máu ở mức cao mặc dù áp dụng chế độ ăn uống bình thường. Theo Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, những người có gen di truyền tăng lipid máu gia đình nguy cơ xảy ra các cơn đau tim ở tuổi 20-30 rất thường xuyên.

3. Bệnh mỡ máu có chữa khỏi không?

Để biết được mỡ máu cao có chữa khỏi được không cần nắm được nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu. Thông thường được chia thành 2 nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.

Đối với các nguyên nhân thứ phát như do lối sống, chế độ ăn uống không điều độ, các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, bệnh thận mạn, suy giáp, xơ gan mật ở mức độ nhẹ (VD xơ gan cấp 1, 2…) hay như việc sử dụng thuốc gây ra máu nhiễm mỡ thì bệnh có thể chữa khỏi được.

Đối với trường hợp nguyên phát do các yếu tố di truyền như tăng cholesterol máu có tính chất gia đình, bệnh khó có thể chữa khỏi mà chỉ điều trị duy trì nhằm hạn chế nguy cơ kết hợp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Để biết được bệnh mỡ máu có chữa khỏi hay không, ngoài làm chẩn đoán xét nghiệm chỉ số mỡ máu, bạn nên làm xét nghiệm di truyền để biết chắc chắn hơn.

4. Các cách điều trị mỡ máu cao

Mỡ máu cao có thể chữa khỏi nếu người bệnh kết hợp được cả việc điều trị nội khoa kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt. Một số phương pháp để điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ máu như:

4.1. Điều trị theo Tây y

Tây y thường sử dụng nhóm thuốc hạ mỡ máu statin, giúp ức chế enzyme HMG-CoA reductase, giúp làm giảm cholesterol xấu, cholesterol toàn phần và triglycerid. Thông thường liều sử dụng thường bắt đầu 20mg/ngày, uống trước khi đi ngủ để tăng tác dụng của thuốc, sau đó dùng liều duy trì từ 20-40mg/ngày.

Tuy nhiên khi sử dụng statin chữa mỡ máu cao, chỉ nên dùng trong giai đoạn cấp theo liệu trình của bác sĩ. Nếu lạm dùng hoặc không phù hợp cơ địa có thể để lại các tác dụng phụ như:

  • Phá hủy tế bào gan
  • Tăng men gan
  • Gây viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ…

Bên cạnh đó còn có một số thuốc tây trị mỡ máu như:

  • Thuốc Fibrat
  • Thuốc Resin
  • Thuốc hạ mỡ máu Niacin…

4.2. Điều trị theo Y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, việc điều trị mỡ máu (đàm thấp) vừa trị gốc, vừa trị ngọn. Nghĩa là đảm bảo chức năng chuyển hóa mỡ của gan được thực hiện tốt, vừa thúc đẩy hệ tiêu hóa chuyển hóa mỡ. Một số vị thảo dược thường dùng để chữa mỡ máu cao như:

  • Lá sen
  • Nần vàng
  • Giảo cổ lam
  • Trà xanh
  • Cây xạ đen
  • Cây bụp giấm
  • Trạch tả

Các vị thảo dược này thông thường chỉ cần sắc uống và kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Điều trị theo hướng Đông y có ưu điểm ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và có thể bổ trợ các cơ quan khác khỏe mạnh hơn.

Song song việc điều trị thì chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong điều hòa mỡ máu. Bởi chúng vừa có thể kiểm soát được lượng cholesterol đầu vào cũng như bổ sung các chất giúp giảm mỡ máu. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen hàng ngày để đảm bảo các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.

5. Phòng ngừa rối loạn mỡ máu (mỡ máu cao)

Tăng cholesterol máu gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ, cứ 300 người mới có một người mắc, số người bị mỡ máu cao thông thường đến từ chế độ ăn uống, lối sống. Vì vậy, để phòng ngừa mỡ máu cao cần giải quyết từ nguyên nhân:

  • Nếu đang mang thai, nên ăn đủ chất, không nên ăn theo số lượng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn vô tình hình thành thói quen cho trẻ sơ sinh thích điều đó.
  • Giữ cân nặng ở mức bình thường (BMI từ 18,5 – 22,9)
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
  • Ăn uống lành mạnh: tránh mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, tăng cường chất xơ từ rau xanh, vitamin từ hoa quả màu sắc rực rỡ và chất béo tốt như omega-3,…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để đốt cháy mỡ thừa, duy trì cân nặng, tăng cường thúc đẩy lưu thông máu
  • Liệt kê các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi mỡ máu có lây không, chữa khỏi không. Mỡ máu hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu như bạn kiên trì áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM:

  • Gan nhiễm mỡ có chữa được không, có lây không? – Thắc mắc chung của không ít người
  • Chữa mỡ máu tại nhà bằng bài thuốc dân gian – Đơn giản, dễ áp dụng
  • Sai lầm trong điều trị mỡ máu – Biến chứng như chơi