Màng tang là gì? Lợi ích của cây màng tang?

Màng tang là gì?

Cây màng tang là một cây có nhiều công dụng trong cuộc sống cũng như một số bệnh đơn giản. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích về tác dụng cũng như những bài thuốc cổ truyền về cây bàng tang mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống thường ngày.

Màng tang hay còn được gọi là cây sơn kê tiêu có tên khoa học là Litsea cubeba Pers, thuộc họ nguyệt quế. Đây là loại cây bản địa của Đông Nam Á và Trung Quốc. Là cây bụi hoặc thường xanh cao 5-8m, thân vỏ màu xanh, khi già thì có màu nâu xám, sành nhỏ và nằm.

Lá mặt trên xanh lục, mặt dưới màu xám sau biến thành màu đen, mép nguyên, cuống lá mảnh, gân lá rõ, phiến lá hình mác, dài 10cm, rộng 1,5-2,5 cm mọc so le. Hoa và quả mọc ở nách lá thành từng chùm. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, quả mọng hình trứng, khi chín màu đen mùi thơm. Hoa thường nở vào tháng 1-3 và đậu quả khoảng tháng 4-9.

Cây màng tang thường mọc ở độ cao 100 đến 1500 m so với mực nước biển, thường ở rừng thứ sinh hoặc rừng sau khi người dân làm nương rẫy. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. Ngoài ra, loài cây này còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Cây màng sang được trồng nhiều để làm bóng mát cho trà hay lấy tinh dầu.

Ngoài ra, màng sang còn được sử dụng là một vị thuốc trong đông y bằng cành, lá, rễ và quả để chữa bệnh. Rễ và lá được thu hái quanh năm, còn với quả thì thường vào mùa hè lúc sắp sang thu. Sau khi thu hoạch cây về, rửa bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất sau đó thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô. Đối với quả sau khi hái về đem chưng cất lấy tinh dầu. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm mốc, tinh dầu thì để trong lọ kín. Đối với dạng tươi thì có thể để trong tủ lạnh trong 48h. Vị thuốc màng tang có vị cay, hơi đắng, tính ấm, tác dụng phong tán hàn, lý khí chỉ thống

Theo một số tài liệu của y học hiện đại cho thấy, màng tang có một số hoạt chất sau đây:

  • Cây chứa tinh dầu và hoạt chất alcaloid laurote tanin
  • Vỏ cây chứa alcaloid N-methyl-laurote tanin
  • Vỏ của rễ có chứa 0,2 đến 1,2% tinh dầu chủ yếu là citronellol và citral
  • Quả có chứa lượng tinh dầu lớn nhất 38-43% tinh dầu chiết xuất citral
  • Lá cây chứa 0,2-0,4% tinh dầu bao gồm cineol, andehit và ancol
  • Hoa cũng chứa tinh dầu chủ yếu là andehit

Lợi ích của cây màng tang

Cây màng tang trước đây chỉ làm bóng mát giờ có nhiều lợi ích bất ngờ.

  • Chiết xuất tinh dầu:

Lá và quả màng tang dùng để chiết xuất tinh dầu. Lá cho ít tinh dầu hơn và chất lượng thấp hơn. Hiện nay màng tang thường được sản xuất chiết xuất tinh dầu làm chất thơm phụ gia cho một số sản phẩm. Một số xà phòng dùng tinh dầu này làm chất thơm. Ngoài ra, tinh dầu này còn là nguồn nguyên liệu tổng hợp Vitamin A và một số chất khác

Hiện nay, ở Việt Nam cũng đang bắt đầu sản xuất tinh dầu mang lại lợi ích kinh tế cho người dân.

  • Thân gỗ của màng tang được người dân sử dụng là đồ gỗ nội thất mỹ nghệ.
  • Tác dụng chữa bệnh:

Một số bài thuốc về cây màng tang:

– Chữa cảm mạo phong hàn (cảm lạnh): nấu nước xông bằng bài thuốc: Lá màng tang, lá bưởi, lá sả, cây bạc hà, có thể cho thêm lá kinh giới, tía tô (nếu có) mỗi thứ một nắm. Hoặc có thể sắc nước uống bằng rễ màng tang 40g, thêm đường đỏ, uống 3 ngày liên tục.

– Chữa nấc do cảm phong hàn: Quả màng tang, tán bột pha với nước nóng, thêm giấm chua mỗi lần uống 4g, uống 3-4 lần/ngày.

– Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Rễ màng tang 30g rửa sạch, sắc với 500ml nước đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 200ml là được, uống 2 lần/ngày, uống trong vòng 5 ngày liên tục.

– Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa do thức ăn sống, lạnh: bài thuốc: Quả màng tang 8g, lá chè 4g, mơ lông 12g. Sắc ngày 1 tháng, uống 3-4 lần/ ngày, uống cho đến khi hết triệu chứng thì dừng.

– Chán ăn, ăn uống khó tiêu: Quả màng tang 10g, gừng 5g, trần bì 5g, thủy xương bồ 5g, sắc uống ngày 1 lần. uống trong vòng 3-5 ngày.

– Viêm xoang, viêm mũi dị ứng (thường khi thay đổi thời tiết): Người bệnh thường có những triệu chứng sau: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, nhức đầu, đau mỏi gáy, người mệt mỏi khi thời tiết thay đổi. Nấu nước tắm toàn thân và gội đầu: Lá màng tang 60g, toàn cây viễn chí 100g, lá ngải cứu 60g. Tắm 7 ngày liên tiếp. – Căng cơ, cứng cơ, mỏi cơ do vận động nhiều: Lá màng tang 20g, bạc hà 4g, hương phụ 4g, ngũ gia bì gai 20g, tiên mao 16g; đều dùng thuốc tươi, giã nhuyễn cùng rượu trắng bó vào chỗ đau khoảng 3 giờ, thay thuốc 1 lần/ngày. Bó thuốc cho đến khi hết triệu chứng.

– Trị vết loét, phỏng do muỗi và côn trùng cắn: Đem chưng cất lá màng tang để thu lấy tinh dầu. Mỗi lần sử dụng một lượng tinh dầu vừa đủ để thoa lên vị trí bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Hoặc đơn giản hơn có thể giã lá màng tang lấy nước cốt thoa lên vết thương.

– Phù chân lâu ngày: Lá màng tang tươi 30 g, cỏ gấu tươi 9 g, cành lá non cơm cháy 20 g. Tất cả đem giã nhuyễn, trộn đều với rượu trắng rồi đắp lên vị trí phù. Thay thuốc ngày 1 lần.

– Chữa viêm vú cấp tính (đặc biệt cho phụ nữ có thai và đang cho con bú): Lá màng tang rửa sạch giã với nước vo gạo để lấy nước cốt. Dùng nước cốt thoa đều xung quanh vú.

Trên đây là công dụng của cây màng tang trong cuộc sống cũng như những bài thuốc dân gian thường được áp dụng. Tuy nhiên để an toàn và điều trị bệnh hiệu quả, các bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để áp dụng.