Nhiễm độc chì
Nhiễm độc chì cũng là một nguyên nhân có thể gây bệnh. Bạn có thể bị ngộ độc chì khi tiếp xúc với các loại sơn hoặc xăng chứa chì. Không những thế, việc tiếp xúc lâu với các loại đồ chơi chứa nhiều chì cũng có thể gây thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ ở trẻ em.
Chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?
Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC).
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu, bác sĩ tiếp tục thực hiện thêm một xét nghiệm khác gọi là xét nghiệm phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi (peripheral blood smear). Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện những thay đổi trong cấu trúc tế bào hồng cầu (hồng cầu to hay nhỏ, nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc).
Sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải cũng như thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:
- Siêu âm bụng
- CT scan bụng
- Nội soi thực quản, dạ dày và ruột non hoặc nội soi đường tiêu hóa trên (EGD)
Đối với phụ nữ bị đau vùng chậu và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, bác sĩ phụ khoa có thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán xem có u xơ tử cung hoặc các tình trạng khác có phải là nguyên nhân gây ra xuất huyết nặng hay không.
Biến chứng
Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?
“Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh và gia đình bệnh nhân. Ban đầu người bị thiếu máu nhẹ có thể cảm thấy bình thường, chưa ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng theo thời gian, nếu không điều trị, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bệnh có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:
- Sốc (thường trong tình trạng tán huyết hoặc mất máu cấp tính)
- Vấn đề về phổi
- Huyết áp thấp, suy nhược cơ thể
- Vấn đề động mạch vành
- Tử vong
Những biến chứng thiếu máu trên thường phổ biến ở người lớn tuổi đã mắc các bệnh về phổi hoặc tim mạch.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của các chuyên viên y tế trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trong mỗi lần thăm khám.
Cách điều trị bệnh hồng cầu nhỏ là gì?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ. Sau khi bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, họ có thể đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
- Truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng
- Bổ sung hormone để điều trị tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng
- Dùng thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu
- Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày hoặc khối u trong ruột
- Dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng mạn tính gây thiếu máu
- Thực hiện liệu pháp chelation giảm mức độ chì trong cơ thể, đặc biệt trong trường hợp thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ ở trẻ em.
Người bệnh nên ăn những thực phẩm nhiều chất sắt, vitamin B12, vitamin C và axit folic để phòng ngừa bệnh. Trong đó, chất sắt sẽ giúp điều trị thiếu máu và vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.
Nếu không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết thông qua chế độ ăn uống, bạn có thể cần phải sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung dưới chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và dùng không đúng liều lượng.
Những thông tin trên hy vọng có giúp bạn hiểu rõ thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì, triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh. Bạn nên xét nghiệm máu định kỳ mỗi năm để phòng ngừa và thăm khám bác sĩ sớm ngay khi có triệu chứng bất thường nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!