Đừng bỏ lỡ bầu bị chảy máu chân răng [Đầy Đủ Nhất 2023]

Trong quá trình mang thai mẹ bầu thường gặp rất nhiều vấn đề về răng miệng, một trong số đó là hiện tượng chảy máu chân răng. Vậy bà bầu bị chảy máu chân răng cảnh báo bệnh lý gì? Cùng chuyên mục Thai Kỳ của AVAKids đi tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh lý này và cách khắc phục hiệu quả nhé!

1Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu chân răng

Thay đổi lượng canxi

Khi mang thai nhu cầu canxi của các mẹ bầu cũng tăng lên gấp nhiều lần so với người bình thường do phải chuyển đến cho thai nhi trong quá trình hình thành xương. Do vậy, hầu hết mẹ bầu luôn trong tình trạng bị thiếu canxi, làm ảnh hưởng đến hệ xương, răng xốp hơn nên dễ bị sâu răng và chảy máu chân răng.

Thay đổi nội tiết tố

Khi đang mang thai, hormone Estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt, khiến lưu lượng máu tới nướu tăng mạnh gây ra hiện tượng chảy máu chân răng, nặng nhất là vào tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ.

Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân làm bà bầu bị chảy máu chân răng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trong những tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ thường bị ốm nghén gây ra mệt mỏi và chán ăn, nhưng nhu cầu ăn chua, ngọt lại tăng lên dẫn tới nguy cơ bị sâu răng và chảy máu chân răng cũng cao hơn bình thường.

Các bệnh lý răng miệng

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu chân răng cũng có thể do một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, u nhú thai nghén, sâu răng, mòn răng. Do vậy, ngay khi triệu chứng này xảy ra, các mẹ cần có sự can thiệp điều trị kịp thời tránh những rủi ro không mong muốn như sinh non, con nhẹ cân hoặc tiền sản giật.

2Bà bầu bị chảy máu chân răng báo hiệu bệnh gì?

Viêm nướu

Chảy máu chân răng cảnh báo dấu hiệu viêm nướu ở mẹ bầu. Hầu hết nguyên nhân dẫn tới bệnh lý viêm nướu đều xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng kết hợp với sự thay đổi hormone cơ thể khi mang thai tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Bệnh lý viêm nướu thường xuất hiện từ tháng thai kỳ thứ 2, nặng nhất là vào tháng thứ 8 khi nướu bắt đầu có dấu hiệu sưng đỏ nghiêm trọng và dễ chảy máu khi ăn hay đánh răng.

Viêm nha chu

Chảy máu chân răng ở mẹ bầu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nha chu. Viêm nha chu là thể nặng hơn của viêm nướu, lúc này các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng đã dần bị phá hủy khiến răng bị lung lay và mất đi.

Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể tạo ra 1 số độc tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần có những biện pháp chữa trị sớm nhất khi chưa tiến triển thành viêm nha chu.

U nhú thai nghén

Chảy máu chân răng khi mang thai cũng có thể đang báo hiệu bệnh lý u nhú thai nghén ở mẹ bầu. U nhú thai nghén là hiện tượng mọc u đỏ ở nướu răng hoặc vị trí bất kỳ trong miệng đi kèm chảy máu chân răng và loét chân miệng, nặng hơn ở 3 tháng giữa thai kỳ.

U nhú thai nghén về bản chất không phải khối u song với kích thước to nó gây ra những bất tiện và khó chịu cho mẹ bầu như dễ chảy máu, cản trở việc ăn và nhai.

Bệnh lý này có nguy cơ kéo dài sau sinh, do vậy các mẹ có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra và cắt bỏ. Việc cắt bỏ không nên được thực hiện trong thai kỳ vì có thể gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu bị chảy máu chân răng có thể là do bệnh lý u nhú thai nghén, viêm nha chu,…

Sâu răng

Sâu răng thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như vệ sinh răng miệng chưa tốt, sức khỏe răng miệng kém không thể chống chọi lại các loại vi khuẩn đang tấn công men răng. Chảy máu chân răng là một hệ lụy tất yếu khi mẹ bầu sâu răng, lâu dần có thể gây áp xe chân răng.

Mòn răng

Ốm nghén thai kỳ khiến mẹ bầu có triệu chứng nôn ọe liên tục, đây là cơ hội cho acid dịch vị dạ dày trào ngược lên ăn mòn và phá hủy chân răng. Để hạn chế tối đa rủi ro này, trong những tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên đánh răng và súc miệng thường xuyên sau mỗi lần nôn.

3Cách chữa chảy máu chân răng cho mẹ bầu

Dùng nước súc miệng

Khi mang thai, ngoài duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày thì mẹ bầu nên kết hợp dùng các loại nước súc miệng sau mỗi lần ăn để hạn chế tối đa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Từ đó ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng.

Khi chọn nước súc miệng các mẹ nên ưu tiên chọn những loại có thành phần lành tính, không chứa cồn, tránh gây khô miệng và an toàn cho thai nhi nếu không may nuốt phải.

Làm sạch vôi răng

Vôi răng và mảng bám là hai thứ tích tụ trên bề mặt răng thời gian dù cho mẹ chải sạch răng đến đâu. Cách tốt nhất để làm sạch vôi răng cứng đầu chính là sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

Dùng thảo dược để ngăn chặn chảy máu chân răng

Trà xanh, dầu olive, mật ong, dầu đinh hương, lô hội, baking soda, trà xô thơm, dầu tràm,… được công nhận là những loại thảo dược giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.

Tuy nhiên, chúng chỉ có công dụng tạm thời do vậy các mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng dùng trong thời gian dài nếu triệu chứng chảy máu không cải thiện.

4Hướng dẫn cách chăm sóc răng cho bà bầu

Trước khi mang thai

Mẹ bầu đã có tiền sử bị các bệnh về răng miệng thì nguy cơ bị chảy máu chân răng khi mang thai sẽ rất cao. Để giảm thiểu nguy cơ bị chảy máu chân răng mẹ bầu cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng thường xuyên, kỹ lưỡng ngay từ trước đó:

  • Đánh răng trước và sau khi đi ngủ.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay cho tăm.
  • Nên dùng các loại kem đánh răng có chứa fluor giúp bảo vệ men răng và giúp răng chắc khỏe.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng nếu có.

Kem đánh răng Lipzo thành phần tự nhiên giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng

Trong thời kỳ mang thai

Những thay đổi đột ngột của cơ thể trong những tháng đầu khiến các mẹ hay bị ợ chua, mệt, khó thở và thay đổi thói quen do ăn uống. Do đó, mẹ cần chú ý việc chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn, cụ thể:

  • Sau khi nôn, mẹ bầu nên vệ sinh răng miệng bằng cách dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng hoặc súc miệng với bằng nước sạch.
  • Mẹ bầu khi mang thai thường rất chuộng đồ ngọt làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Do vậy, để tránh mắc các bệnh về răng miệng, các mẹ nên ưu tiên ăn những chế phẩm có chứa ít đường hoặc ăn các loại có đường từ trái cây, uống nhiều sữa bầu, ăn ít muối, ít chất béo.
  • Trong trường hợp khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng, các mẹ cần báo cho bác sĩ về thông tin thai kỳ của mình để được tư vấn và đưa ra những phác đồ phù hợp. Tuyệt đối không dùng tự ý dùng thuốc sâu răng hoặc thuốc đặc trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi mang thai

  • Các mẹ sau sinh không ăn các đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nên uống sữa và ăn các loại rau xanh, trái cây để bổ sung đầy đủ canxi cho cả mẹ và bé.

5Đôi lời từ AVAKids

Bà bầu bị chảy máu chân răng là hiện tượng khá phổ biến, không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho mẹ. Đừng quên theo dõi AVAKids để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!

Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

An Ninh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm