Mang thai 3 tháng đầu có được ăn tôm không là thắc mắc của không ít các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm về việc bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ. Đảo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết.
Thịt tôm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng với sự hình thành, phát triển của thai nhi. Chính vì thế, người mẹ cần có lối sống, sinh hoạt cùng chế độ ăn uống khoa học để thích nghi sự thay đổi của cơ thể. Đồng thời, điều này để giúp giảm thiểu tối đa, ngăn ngừa rủi ro có thể gây nguy hiểm tới thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm hàng đầu. Một trong những loại thực phẩm được nhiều mẹ bầu yêu thích là thịt tôm. Thịt tôm rất giàu dinh dưỡng, nhưng các mẹ mang thai 3 tháng đầu có được ăn tôm không? Hãy cùng Đảo Hải Sản tìm lời giải đáp nhé!
Bà bầu ăn tôm được không?
Trong tôm có cao Protein, các khoáng chất như Selen, Sắt, Omega-3 (ALA, EPA, DHA), Canxi, Vitamin B12,… Các dưỡng chất trong thịt tôm cung cấp năng lượng, giúp chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, đồng thời bổ sung Astaxanthin, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
Hàm lượng Canxi trong thịt tôm khá cao, có thể giúp phòng tránh loãng xương, ổn định nhịp tim. Trong khi đó, Selen có trong tôm có thể giúp ngăn ngừa suy nhược thần kinh, chống oxy hóa, đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của tuyến giáp. Riêng lượng chất sắt có trong tôm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thường gặp ở các mẹ bầu.
Tóm lại, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn tôm để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi. Tôm có hàm lượng thủy ngân rất thấp, khá an toàn. Việc ăn một lượng thịt tôm phù hợp sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ mà không gây hại gì.
Vậy mang thai 3 tháng đầu có được ăn tôm không?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ hoàn toàn có thể ăn các loại tôm
Có thể khẳng định, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn tôm trong 3 tháng đầu thai kỳ hay trong suốt cả quá trình mang thai với lượng phù hợp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn các loại tôm nhưng cần lưu ý ăn một lượng hợp lý. Các mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung tôm cũng như các loại thực phẩm khác đúng cách, phù hợp thể chất mỗi người.
Riêng các mẹ bầu bị dị ứng tôm thì không nên ăn loại hải sản này trong suốt quá trình mang thai, cho con bú.
THAM KHẢO GIÁ TÔM HÔM NAY TẠI ĐẢO
Bà bầu ăn bao nhiêu tôm thì tốt nhất?
Dù bất kỳ loại thực phẩm nào, các mẹ bầu cũng chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ trong thai kỳ. Đối với thịt tôm cũng vậy. Dù nó rất giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe, nhưng các mẹ cũng chỉ nên ăn không quá nhiều.
Cụ thể, các mẹ không nên ăn quá 340g hải sản (bao gồm cả tôm và các loại thủy hải sản khác) mỗi tuần.
Việc bổ sung quá nhiều tôm, cũng như các loại hải sản có thể dẫn đến tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều tôm mẹ bầu có thể bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón,… Thậm chí, ăn quá nhiều hải sản có thể làm hàm lượng thủy ngân có thể có trong loại thực phẩm này tồn dư trong cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu phải ăn thực phẩm chín, tuyệt đối không ăn sống, tái hay các loại gỏi. Nếu sức khỏe không tốt, bụng yếu, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ để đảm bảo có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt cho cả mẹ và bé.
Những thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung thêm trong ba tháng đầu thai kỳ
Phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây,… để tăng cường sức khỏe
Bên cạnh thịt tôm, các mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác. Phụ nữ mang thai nên ăn tôm và 5 loại/nhóm thực phẩm được gợi ý bên dưới. Điều này để giúp đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và thai nhi trong ba tháng đầu thai kỳ.
Trứng gà
Đây là loại siêu thực phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. 100g trứng gà có 210g photpho, 55mg Canxi, 11,6g Lipid, 14,8g Protein,… tốt cho phát triển của thai nhi. Trứng gà chứa hầu hết mọi dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển, hoạt động của con người. Tuy nhiên, mỗi tuần mẹ bầu nên ăn khoảng 3 – 4 trứng gà được nấu chín tốt.
Nho
Trong 100g nho tươi chứa 11mg Vitamin C. Phụ nữ mang thai ăn nho trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất giúp cung cấp nhiều khoáng chất hữu ích, giải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Đồng thời, trong nho có nhiều Vitamin E và K giúp tăng khả năng làm đông máu, bổ sung năng lượng tạo thuận lợi cho mẹ bầu vượt cạn.
Các loại rau xanh
Cung cấp nhiều chất xơ, Vitamin, các dưỡng chất như canxi, axit folic, photpho, sắt,… Mẹ bầu ăn nhiều rau xanh giúp mịn da, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón,… Đồng thời, các dưỡng chất trong rau cũng cần thiết hỗ trợ ngăn ngừa dị tật, hoàn thiện ống thần kinh ở thai nhi.
Các loại hạt
Đây là lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn với các dưỡng chất vô cùng có lợi. Các loại hạt như hạt óc chó, hạt bí, hạt điều, hạt sen, hạnh nhân,… giàu chất béo có lợi, Omega-3, Axit folic, Omega-6, photpho, canxi, protein,… Bổ sung các loại hạt trong thai kỳ giúp trẻ sau này thông minh, phát triển toàn diện hơn.
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Giúp cung cấp lượng đạm vô cùng cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các loại thực phẩm giàu đạm gồm thịt nạc, một số loại đậu, sữa,… Chúng vừa giúp thai nhi tăng cân tốt, vừa giúp hỗ trợ tử cung và tuyến vú của mẹ phát triển tốt hơn.
Với những kiến thức khá thực tiễn trong bài viết, hy vọng Đảo Hải Sản đã giúp mẹ bầu giải quyết nỗi băn khoăn “mang thai 3 tháng đầu có được ăn tôm không?” hay “bà bầu ăn tôm được không“.
Mẹ bầu nên bổ sung tôm, các loại hải sản vào khẩu phần ăn vừa đủ. Đồng thời,các mẹ cần chế biến đúng cách để cơ thể nhận được tối ưu lợi ích từ loại thực phẩm này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!